Chương 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.1 Nhận xét chung
3.1.1. Về những thành tựu cơ bản
Kể từ năm 1991, trong bối cảnh của một tỉnh vừa được tái lập, Hà Tĩnh đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách: thiên nhiên khắc nghiệt; cơ sở hạ tầng nhỏ bé; cơ cấu kinh tế hầu như thuần nông, đời sống nhân dân gặp nhiều gian khó... Những trở lực trên đã tác động không nhỏ tới GD&ĐT - một lĩnh vực có vị trí quan trọng và rất mực nhạy cảm của đời sống xã hội: các cấp học, bậc học đều bắt đầu với quy mô nhỏ bé và không đồng bộ; cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp nghèo nàn, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thiếu về số lượng và chưa đáp ứng việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện...
Trước yêu cầu và nhiệm vụ chính trị của giai đoạn phát triển mới, nhằm tìm hướng đi thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, để đẩy nhanh tốc độ phát triển bền vững nền kinh tế, văn hoá, xã hội, phát huy truyền thống cần cù, hiếu học, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã toàn tâm, toàn ý dồn sức chăm lo cho sự nghiệp "trồng người". Bằng sự quan tâm đúng mức của Đảng bộ và chính quyền nhân dân, với sự tâm huyết trăn trở, ngày đêm bám trường, bám lớp của đội ngũ các thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, gần hai chục năm qua qua, giáo dục nói chung, hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề của Hà Tĩnh nói riêng không những vượt qua khó khăn mà còn đạt được những thành tựu đáng ghi nhận; ngày càng xuất hiện những điểm sáng, những bông hoa đẹp trong vườn hoa giáo dục, đánh dấu được những mốc phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Nói cách khác, từ ngày tái lập tỉnh đến nay, chúng ta đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đào tạo với quy mô khá hoàn chỉnh, đủ các bậc học, cấp học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá; từng bước cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của toàn dân để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Thứ nhất, Đảng bộ Hà Tĩnh đã chỉ đạo các Sở, ban ngành liên quan tổ chức học tập, nghiên cứu nghị quyết của Trung ương và của Đảng bộ đầy đủ, thường xuyên.
Các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, các nghị quyết Đại hội Đảng bộ, Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy là những nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông và đào tạo nghề của tỉnh. Thực hiện chương trình hành động của Bộ và dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trong suốt những năm học qua, ngành giáo dục đào tạo đã bằng mọi hình thức (hội thảo, sơ kết, tổng kết…) và tranh thủ mọi cơ hội để truyền đạt nội dung nghị quyết của Đảng, của tỉnh. Thông qua các hình thức đó, Đảng bộ Hà Tĩnh đã quán triệt cho cán bộ giáo viên trong tỉnh nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục đào tạo. Coi đây là con đường cơ bản nhất, bền vững nhất để hình thành và hoàn thiện con người có kiến thức, nhân cách, đạo đức phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Với quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, vì vậy, giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng ngày càng nhận được sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội trên mọi phương diện cả về vật chất và tinh thần. Những chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của tỉnh đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng học tập của nhân dân.
Trong những năm 1991-2012, nhà trường phổ thông thông qua việc sửa đổi nội dung và sách giáo khoa, cũng như qua việc rèn luyện trong thực tế lao động, kết hợp giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội, tăng cường giáo dục cho học sinh về cả đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng tiếp tục được coi trọng. Toàn ngành đã lồng ghép cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu và làm theo tấm gương đạo đức của Bác như: tìm hiểu về tiểu sử Hồ Chí Minh; kể chuyện Bác Hồ; Mừng sinh nhật Bác… Việc giáo dục các em làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ còn được các nhà trường lồng ghép vào trong các chương trình học. Từ đó tạo ra những chuyển biến trong nhận thức
và hành động của các em học sinh bằng những việc làm cụ thể như: chăm chỉ học tập, tiết kiệm, giúp đỡ gia đình…
Thứ hai đã tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên trong phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo
Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số ngày 30 - 5 - 2008 của Bộ Chính trị về công tác xây dựng Đảng và củng cố tổ chức Đảng trong trường học. Trong những năm qua, công tác tư tưởng, chính trị và công tác xây dựng Đảng được tăng cường và có nhiều chuyển biến tích cực. Các tổ chức Đảng trong nhà trường đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, thường xuyên bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, tính chiến đấu, phẩm chất tác phong gương mẫu của người đảng viên. Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, các đoàn thể quần chúng tham gia quản lý chính quyền, tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Bên cạnh đó, ban cán sự Đảng ngành GD - ĐT thường xuyên phối hợp với huyện ủy, thành ủy đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong trường học, mở các hội nghị chuyên đề, học tập Nghị quyết trong trường học. Chú trọng công tác phát triển Đảng đảm bảo chất lượng và số lượng đảng viên mới đặc biệt tập trung vào những quần chúng ưu tú là giáo viên dạy giỏi, quản lý giỏi, giáo viên nữ, giáo viên người dân tộc. Do đó chất lượng và số lượng đảng viên không ngừng được tăng lên.
Xây dựng chi bộ trong trường học và nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng là chủ trương đúng đắn của đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Chính vì vậy, ngay sau khi sở GD - ĐT Hà Tĩnh mới thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1991, Thường vụ Tỉnh ủy đã ra quyết định thành lập Ban cán sự Đảng Sở GD - ĐT. Thực hiện tốt chức năng của mình, ban cán sự phối hợp với lãnh đạo sở GD - ĐT tích cực tham mưu cho tỉnh ủy và phối hợp với các huyện ủy, thị ủy để phát triển Đảng trong ngành đồng thời tranh thủ sự lãnh đạo của tỉnh ủy. Ban cán sự thường xuyên báo cáo và nhận chỉ thị trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về các chủ trương xây dựng, phát triển sự nghiệp GD - ĐT của địa phương, các nhận định, đánh giá của tỉnh ủy về công tác GD - ĐT hàng năm.
Ngành GD - ĐT luôn được lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND và UBND thường xuyên chăm lo, chỉ đạo, động viên khuyến khích và góp ý thẳng thắn trong những dịp tổng kết năm học. Đồng thời, các phòng GD - ĐT huyện, thị cũng hết sức tranh thủ sự lãnh đạo trực tiếp, sâu sát của cấp ủy địa phương. Tất cả các huyện, thị ủy đều ra Nghị quyết chuyên đề về công tác phát triển GD - ĐT của địa phương mình. Đảng bộ cơ quan sở GD - ĐT, cơ quan đầu não của ngành đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sâu sát, nhất là trong công tác xây dựng Đảng bộ, giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên. Vì vậy, trong nhiều năm liền Đảng bộ cơ quan Sở GD - ĐT đã được công nhận là tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, là Đảng bộ tiêu biểu của khối Dân, chính, Đảng, được Thường vụ Tỉnh ủy tuyên dương, khen thưởng.
Song song với công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong nhà trường cũng từng bước được xây dựng và củng cố vững chắc. Quyết tâm của Tỉnh ủy và UBND tỉnh là mỗi trường học phải có tổ chức đảng, tổ chức đoàn vững mạnh, cùng làm tốt chức năng, nhiệm vụ là thành viên trong hệ thống chính trị nhà trường. Bên cạnh đó, tổ chức công đoàn ở trường học cũng hoạt động năng động góp phần tích cực vào việc tạo ra thành tích chung của nhà trường và chăm lo
Có thể nói, sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, Đảng bộ đối với ngành GD – ĐT Hà Tĩnh, trong đó có GDPT là nhân tố quyết định sự phát triển và trưởng thành của giáo dục tỉnh Hà Tĩnh. Với sự chỉ đạo chặt chẽ, tham mưu sát và đúng. Trong 10 năm qua (1991 - 2000), toàn ngành đã có hơn 518 chi bộ và kết nạp được trên 4.537 đảng viên [49, tr.13]. Kết quả đó đã phản ánh khá rõ nét về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục. Đây là cơ sở bảo đảm cho việc định hình về đường lối của toàn ngành nhằm phục vụ tốt hơn chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà.
Thứ ba, Đảng bộ Hà Tĩnh đã chỉ đạo xây dựng đa dạng, mở rộng hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề
Do nhu cầu học tập của con em trong tỉnh ngày càng tăng và để thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy là phổ cập cấp 1, cấp 2 nên trong những năm 1991-2012 quy mô trường lớp đã được điều chỉnh từng bước để đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Từ năm 1990 trở về trước thường xuyên bị thiên tai tàn phá, hầu hết là nhà tranh vách đất tạm bợ, nhiều vùng học sinh phải học 3 ca. Đến nay, gần 100% trường lớp đã được ngói hóa, hơn 90% số phường xã có trường học cao tầng, 100% nhà trường có thư viện, thiết bị, phòng thí nghiệm, 80% trường học có phòng thực hành, thí nghiệm khá tốt. Đã từ nhiều năm, Hà Tĩnh đã không còn tình trạng học 3 ca. Hầu hết các nhà trường đều đảm bảo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp.
Tỉnh đã đạt được các mục tiêu cơ bản của giáo dục về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Về nâng cao dân trí: Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà có chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng cao, việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thu được kết quả tốt. Tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, tích cực thực hiện phân luồng học sinh sau THCS và THPT.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, ngành giáo dục đào tạo, mà cụ thể là hệ thống giáo dục phổ thông Hà Tĩnh và đào tạo nghề thực hiện sắp xếp lại mạng lưới trường lớp một cách hợp lý hơn. Ngành giáo dục đào tạo toàn tỉnh hăng hái thực hiện việc tách các trường tiểu học ra khỏi trường THCS và tách trường THCS ra khỏi trường THPT. Nhờ vậy, trải qua hơn 20 năm, Hà Tĩnh đã có một hệ thống các trường phổ thông gồm 3 cấp học khác nhau. Quy mô và số lượng trường lớp cũng tăng lên nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu học đến trường của các em học sinh. Đến nay, Hà Tĩnh đã có đầy đủ các loại hình nhà trường bao gồm: công lập, bán công, dân lập, tư thục ở cả bậc tiểu học, THCS, THPT. Hệ thống trường chuyên, các trường trọng điểm cũng được
quy hoạch lại, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
Đảng bộ Hà Tĩnh cũng đã quan tâm chỉ đạo đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống các cơ sở dạy nghề, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo phù hợp với khả năng, trình độ của người học và nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội. Quá trình đào tạo lao động kỹ thuật đã có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước, nhà doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người học nhằm phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng sẵn có, phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu.
Bốn là đã chú trọng chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh trong hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề
Cùng với việc mở rộng quy mô, ngành giáo dục tỉnh Hà Tĩnh có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng GDPT như: Tích cực đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ, giáo viên; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi; động viên khen thưởng kịp thời; tăng cường các thanh tra, kiểm tra…
Từ năm 1991 đến năm 2012, thực hiện chủ trương của Đảng bộ, ngành giáo dục và đào tạo đã phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục từ bậc tiểu học đến THPT. Các cấp ủy Đảng, ngành giáo dục và các nhà trường trong toàn tỉnh đã luôn chú trọng đến công tác giảng dạy để đưa chất lượng giáo dục phát triển một cách toàn diện.
Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh đã chú trọng chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà như bảo đảm đủ giáo viên, dạy đúng, đủ các môn quy định, thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra, đánh giá, xếp loại, xây dựng nề nếp sinh hoạt chuyên môn, giảng dạy và học tập. Cho nên, chất lượng GDPT không ngừng tăng lên. Tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt, khá và xếp loại học lực giỏi, khá
tăng đều qua các năm. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa chất lượng GDPT, ngành GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực triển khai phát triển giáo dục mũi nhọn như tăng cường biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, chú trọng học lực của các trường chuyên. Theo đó, số trường đạt chuẩn Quốc gia (CQG) tăng nhanh ở các cấp học, bậc học. Đến năm 2012 đã có 298 trường TH, 102 trường THCS, 14 trường THPT đạt chuẩn, nâng tổng số trường đạt CQG các ngành học, bậc học lên 530 trường, chiếm 64,3% trên tổng số trường- một tỷ lệ rất cao so với bình quân cả nước. Trường đạt CQG ở Hà Tĩnh là một hình ảnh đẹp, thường xuyên thu hút nhiều tỉnh, thành trong toàn quốc về tham quan, học tập. Quy mô và mạng lưới cơ sở giáo dục ngày càng phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của nhân dân. Nhờ tập trung đẩy mạnh thực hiện các giải pháp trong việc nâng cao dân trí, Hà Tĩnh sớm được công nhận đạt CQG về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học học đúng độ tuổi (1992), phổ cập giáo dục THCS (2002), đang từng bước thực hiện phổ cập giáo dục Trung học. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT tăng đều hằng năm và luôn được xếp ở tốp đầu của cả nước.
Công tác quản lý đội ngũ cán bộ được thực hiện một cách toàn diện, theo phân cấp quản lý và theo ngành. Do vậy, Sở GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh đã kiện toàn hồ sơ, nắm vững biên chế tổ chức của tất cả các đơn vị, xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với hiện tại. Đồng thời tiến hành đánh giá, sử dụng, đề bạt, bố trí đúng cán bộ, giáo viên theo nguyên tắc dân chủ và có hiệu quả. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu biết thân thiện trong dạy học; luôn cập nhật tri thức khoa học, trình độ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề để áp dụng phương pháp dạy học tích cực, khơi gợi tình cảm, hứng thú, sự chủ động tìm tòi, sáng tạo cho học sinh. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn của các ngành học, bậc học là: tiểu học đạt chuẩn 99,1%; trên chuẩn 66,2%. Trung học cơ sở đạt chuẩn 98,5%, trên chuẩn 44,95% ; THPT đạt