Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh tuyên quang lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 30 - 36)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Sự lãnh đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách

1.3.2. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng ở

ở Tuyên Quang

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, ngày 27/11/1998, SVH-TT cùng với Bảo tàng tỉnh và Công ty Khảo sát Thiết kế tỉnh Tuyên Quang đã kiểm tra tình trạng xuống cấp một số điểm di tích tại khu vực xã Kim Quan, Tân Trào, kết quả kiểm tra cho thấy tại nhiều di tích có những biểu hiện của sự xuống cấp, cụ thể như:

Di tích Hầm an toàn của Bác Hồ: Thân hầm bị sạt lở nặng. Năm 1996, chiều sâu thân hầm còn 8,3m đến năm 1998 còn 4,0m do nước mưa từ sườn núi chảy xuống gây sạt lở.

Di tích Hầm an toàn của Văn phòng Trung ương Đảng: Trán hầm chưa có biểu hiện sạt lở song tả luy lối vào hai bên đều có biểu hiện sạt lở, nghiêm trọng hơn ở tả luy phía tay trái. Nguyên nhân nước mưa từ sườn núi chảy xuống, tả luy dốc và cao; trên tả luy có 5 cây to: sát mép tả luy có 3 cây đất bị lở trơ rễ và gốc, 2 cây to đường kính từ 0,65m đến 0,8m cao khoảng 15 đến 20m, gốc cách mép tả luy từ 3 đến 4m, rễ đã ăn xiên xuống vách tả luy làm nứt một mảng lớn tả luy, nếu không xử lý kịp thời các cây này gây sạt lở vách tả luy và trán hầm sẽ làm biến dạng cảnh quan của di tích. Phần cuối thân hầm đã bị sạt lở.

Hầm an toàn của Văn phòng Chính phủ: Trán và thân hầm chưa có biểu hiện sạt lở nhưng phần cuối thân hầm có nước ngấm từ trên sườn núi xuống gây ẩm cuối hầm.

Di tích Đình Hồng Thái: Hàng rào phía giáp đường thấp do đường đã nâng cao, nước từ khu dân cư và chợ Tân Trào chảy xuống khi mưa to và tràn vào khuôn viên của di tích. Hàng rào nan bê tông cốt thép phía cổng vào và sau gốc cây gạo (giáp ruộng) tổng số có 27 đoạn bị gãy và hỏng 13 đoạn, phên chống bão của Đình đã bị hỏng.

Di tích Đình Tân Trào: Sau khi làm đường Quảng trường, hàng rào nan bê tông cốt thép thấp hơn đường. Một số khách tham quan không đi theo cổng mà trèo bước qua hàng rào làm ảnh hưởng cảnh quan của di tích.

Di tích Cây đa Tân Trào: Hàng rào sắt bảo vệ cây đa thấp = 0,58m, thép hàng rào nhỏ, các tai nhọn phía trên đã bị phá gãy. Tổng số có 4 bức rào dài 3,1m, 1 bức đã bị gãy hỏng nặng; cánh cổng chính bị gãy một số ô hoa và bản lề. Do hàng rào thấp, cổng hỏng vì vậy hiệu quả ngăn trâu bò vào phá hoại là rất kém.

Từ tình hình thực tế tại các điểm di tích, SVH-TT đã lập báo cáo đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương xử lý chống xuống cấp và bảo vệ di tích với những phương án cụ thể.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XII), để công tác quản lý khu di tích lịch sử Tân Trào - ATK được tốt hơn, ngày 15/1/1999 UBND tỉnh Tuyên Quang đã ra Quyết định số 65/QĐ-UB thành lập Bảo tàng Tân Trào - ATK, đơn vị có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn 10 xã ATK thuộc hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Ngay sau khi thành lập, đơn vị đã cử cán bộ tham gia tổ công tác đặc biệt tiến hành sưu

tầm chứng cứ lịch sử trong tỉnh Tuyên Quang, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Một đợt khảo sát xác định hiện trạng các di tích được tiến hành kỹ lưỡng và lập kế hoạch tôn tạo.

Triển khai Thông báo số 401-TB/TU ngày 20/9/1999 cuả Tỉnh ủy về khôi phục, tôn tạo một số di tích lịch sử văn hóa phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2000, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác thu thập, sưu tầm tài liệu, chứng cứ lịch sử cách mạng gồm 13 cán bộ, chuyên viên. Tổ công tác chia làm ba nhóm đi khai thác, thu thập tư liệu tại địa phương, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và An Giang. Đã gặp 29 nhân chứng, làm việc với 7 cơ quan. Tài liệu khai thác gồm: ảnh, băng hình, sách, một số văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành trong thời kỳ ở Tuyên Quang.

Tỉnh đoàn Thanh niên cùng SVH-TT, Bảo tàng Tân Trào huy động cán bộ Tỉnh đoàn, đoàn viên của xã Trung Yên nạo vét, khơi thông Hầm an toàn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại thôn Chi Liền, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương. SVH-TT cũng đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh nạo vét căn Hầm của Bác Hồ tại xã Kim Quan, huyện Yên Sơn.

UBND tỉnh đã chỉ đạo SVH-TT tổ chức Hội nghị nhân chứng lịch sử Tuyên Quang, hoàn chỉnh phương án mô hình 2 di tích Hầm an toàn và lán làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Quan và Hầm an toàn và lán làm việc của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại xã Trung Yên, lấy xác nhận của nhân chứng, cơ quan nơi nhân chứng công tác để hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND tỉnh và Thường trực Tỉnh ủy phê duyệt phương án tôn tạo.

SVH-TT phối hợp với Công ty Khảo sát Thiết kế tỉnh lập thiết kế khôi phục, tôn tạo trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thi công khôi phục, tôn tạo 2 di tích.

Đến tháng 8 năm 2000, di tích Hầm an toàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thi công xong phần thân hầm, đắp đất khôi phục đỉnh hầm, sườn núi hai

bên hầm; di tích Hầm an toàn và lán làm việc của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã thi công xong toàn bộ di tích hầm, di tích lán, đắp đất khôi phục lại sườn đồi nơi di tích, trồng cỏ và cây trên đỉnh hầm.

SNN-PTNT và Bảo tàng Tân Trào đã cùng khảo sát và lựa chọn cây găng hoa tím làm hàng rào cho các di tích. Hạt Kiểm lâm Tân Trào phụ trách trồng, chăm sóc cây từ cầu sắt Sơn Dương vào Tân Trào. Bảo tàng Tân Trào đã trồng cây ăn quả, cây xanh trong khu vực Cây đa Tân Trào, Đình Tân Trào, Lán Hang Bòng, khu vực Quảng trường, khu vực Nhà trưng bày.

Bảo tàng Tân Trào, UBND xã Tân Trào, Hạt Kiểm lâm Tân Trào đã lập phương án phòng cháy chữa cháy và thành lập Ban phòng cháy chữa cháy KDT Tân Trào, trọng điểm là các di tích ở xã Tân Trào và xã Minh Thanh. Triển khai mua sắm dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy như bình bọt, câu liêm, dao, ủng, găng tay, mũ, đèn pin, thang tre… Xây 04 bể nước phòng cháy chữa cháy tại Lán Nà Lừa, Đình Tân Trào, Đình Thanh La, Đình Hồng Thái. Tập huấn phương án phòng cháy chữa cháy cho cán bộ và nhân dân địa phương.

SVH-TT đã soạn nội dung văn bia, xác định vị trí đặt bia, biển chỉ đường của các di tích quan trọng. Bảo tàng Tân Trào lập bản đồ khu vực Tân Trào và chỉnh sửa sa bàn KDT Tân Trào, chỉnh lý nội dung trưng bày Nhà Bảo tàng Tân Trào.

SNN-PTNT đã khảo sát tình hình sinh trưởng, phát triển của Cây đa Tân Trào, đã xây dựng phương án phục hồi khả năng sinh trưởng của Cây đa Tân Trào, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu xử lý chữa và phòng chống sâu bệnh cho cây. Tháng 8 năm 2000, ngành văn hóa thông tin triển khai thực hiện xong bước 1 của phương án gồm: cắt bỏ cành khô, xử lý chống sâu bệnh, chống mối, xới đất, bón phân, trồng cỏ, tưới nước và làm hàng rào bảo vệ.

Tại KDT Kim Bình, KDT lịch sử Đá Bàn, SVH-TT triển khai thu thập bổ sung tài liệu.

Năm 2000, các đơn vị đã phối hợp với Văn phòng SVH-TT tôn tạo di tích Đình Tân Trào, khu hầm ATK Kim Quan, cụm di tích Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ngày 14/8/1999, Bộ Công an đã khởi công xây dựng, khôi phục, tôn tạo KDT lịch sử Nha Công an Việt Nam tại thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh (Sơn Dương) rộng gần 12 ha. KDT được khánh thành vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/ 8/1945 - 19/8/2000). Di tích Nha Công an Việt Nam được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp Quốc gia và được công nhận là điểm du lịch sinh thái. Với quần thể di tích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp gắn với Khu du lịch sinh thái đang không ngừng được mở rộng, hứa hẹn KDT lịch sử Nha Công an Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Trong 5 năm qua, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ đã vận dụng chủ trương, nghị quyết của Trung ương vào thực tiễn địa phương, động viên toàn Đảng bộ và nhân dân vượt qua khó khăn thử thách, phấn đấu hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII. Thực hiện một bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Kinh tế tăng trưởng đều qua các năm. Các mặt đời sống xã hội được chăm lo toàn diện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, sức mạnh quốc phòng được tăng cường. Tiến hành quy hoạch, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng (Tân Trào, ATK Kim Quan, Kim Bình…) và các di tích lịch sử văn hóa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức hướng về cội nguồn, tự hào về truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc.

* * *

Thực tiễn công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng đã khẳng định những quan điểm, chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy. Thông qua đó, các di tích đã thể hiện được vai trò của mình trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là du lịch.

Tỉnh ủy Tuyên Quang đã chỉ đạo công tác bảo tồn, trùng tu di tích đạt được những thành tựu quan trọng góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc khẳng định giá trị của các di tích lịch sử nói chung, cho công tác quản lý tu bổ di tích nói riêng. Đảng bộ tỉnh đã có các giải pháp cụ thể để bảo tồn và bước đầu phát huy giá trị của các di tích: Bảo quản cấp thiết hầu hết các di tích bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa ... nhờ vậy mà trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, các di tích vẫn được bảo tồn. Hệ thống di tích lịch sử cách mạng Tuyên Quang đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và chuyển sang giai đoạn ổn định, để phát huy giá trị.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng ở Tuyên Quang còn một số khó khăn bất cập: công tác quản lý còn nhiều hạn chế; một số di tích bị xâm phạm, lấn chiếm; thiếu sự gắn kết giữa bảo tồn và phát huy dẫn đến các di tích xuống cấp; chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác di sản chưa được quan tâm đúng mức.

Những thành tựu và khó khăn trên là cơ sở để Đảng bộ và chính quyền tỉnh Tuyên Quang rút ra kinh nghiệm trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cho giai đoạn tiếp theo.

Chương 2

ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh tuyên quang lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)