Những ưu điểm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh tuyên quang lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 83 - 91)

Chương 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị

3.1.1. Những ưu điểm cơ bản

Trong 15 năm (từ 1996 đến 2010), Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã nỗ lực trong bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, cách mạng và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Một là, Đảng bộ tỉnh đã khẳng định rõ vai trò, vị trí của việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc… Kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch” [31, tr. 107]. Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã vận dụng những quan điểm đó vào chủ trương, chính sách cụ thể.

Từ 1996 đến 2010, trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các nhiệm kỳ XII, XIII, XIV cũng như các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Quyết định của UBND đều nhấn mạnh đến vai trò của các KDT. Trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng vẫn dành một nguồn kinh phí đáng kể để tạo ra nguồn nhân lực, để chống xuống cấp, tu sửa, tôn tạo di tích, nhất là các di tích có liên quan đến lịch sử dân tộc như KDT Tân Trào, KDT Đại hội II, KDT Kim Quan, KDT Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ…

Công tác bảo tồn di tích lịch sử các mạng Tuyên Quang chú trọng việc xây dựng hồ sơ khoa học, xếp hạng, khoanh vùng bảo vệ di tích. Đã có 226 di

tích được xếp hạng gồm 118 di tích cấp quốc gia, 108 di tích cấp tỉnh, còn 286 di tích đang được lập hồ sơ khoa học. Tuy nhiên, qua thời gian, không ít điểm chứng tích lịch sử bị xuống cấp cần được phục hồi, tôn tạo. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh ta đã được đầu tư khôi phục, tôn tạo các di tích lịch sử. Tất cả các di tích xếp hạng quốc gia đã được chống xuống cấp bằng nguồn ngân sách và xã hội hóa. Các di tích lịch sử cách mạng phần lớn đã được dựng bia, nhà bia, ghi lại dấu ấn thời kỳ Bác Hồ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương đã ở làm việc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đặc biệt, năm 2005, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1483-QĐ/CT về phục hồi, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền tỉnh đối với công tác này. Ngành văn hóa tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng đã hoàn thành phục hồi, tu bổ, tôn tạo 110 di tích lịch sử cách mạng theo đúng kế hoạch đã đề ra. Trong đó, đã hoàn thành phục hồi, tu bổ, tôn tạo và đặt bia 66 di tích thuộc Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào (Sơn Dương); 15 di tích tại cụm di tích ATK - Kim Quan (Yên Sơn); 29 di tích tại cụm di tích Kim Bình - Kiên Đài (Chiêm Hóa). Dự kiến trong năm 2011, hoàn thành xây dựng, nghiệm thu, bàn giao 5 công trình phục hồi Khu di tích Chính phủ tại thôn Lập Binh, xã Bình Yên (Sơn Dương); hoàn thành và nghiệm thu đề tài khoa học nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong bảo tồn, tôn tạo và phục hồi cây đa Tân Trào; tu bổ, chống xuống cấp đình Tân Trào, đình Hồng Thái thuộc xã Tân Trào và đình Thanh La, xã Minh Thanh (Sơn Dương)...

Bảo tàng tỉnh hàng năm sưu tầm hiện vật, khai quật khảo cổ học, kiểm kê đăng ký di vật, cổ vật tại các di tích; nghiên cứu, kiện toàn, xây dựng hồ sơ khoa học xếp hạng di tích. Hầu hết di tích quốc gia đều đã được đầu tư chống xuống cấp bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hoá và

các nguồn vốn huy động khác; trong đó một số di tích được đầu tư tập trung với quy mô lớn như KDT Tân Trào, Sơn Dương; Cụm di tích Kim Quan, Yên Sơn; KDT Đại hội II, Kim Bình, Chiêm Hóa… Cùng với nguồn ngân sách, địa phương cũng đã huy động thêm các nguồn lực khác để đầu tư tôn tạo, nâng cấp di tích.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, Tuyên Quang đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế du lịch. Để tạo đà cho phát triển du lịch bền vững, tỉnh đã thực hiện quy hoạch, bảo đảm yếu tố phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, cụ thể như: quy hoạch các khu, điểm du lịch, cùng với đó là định hình các làng văn hoá du lịch để phát huy một cách tích cực các giá trị tiềm năng về khoa học, lịch sử, văn hoá và các giá trị truyền thống đặc trưng của địa phương. Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nâng cấp các tuyến đường giao thông, hệ thống cấp điện, nước, bưu chính viễn thông, xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn, bãi đỗ xe công cộng, trồng cây xanh, hình thành các tuyến du lịch, xây dựng các khu dịch vụ, thương mại, vui chơi giải trí để thu hút đầu tư đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần tạo việc làm, khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử.

Tuyên Quang đã tăng cường quảng bá sâu rộng sản phẩm du lịch thông qua việc in, phát hành nhiều tập gấp, sách ảnh, bản đồ du lịch giới thiệu về các khu, điểm di tích… Tỉnh cũng đã quy hoạch tổng thể khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái quốc gia Tân Trào định hướng đến năm 2020, trong đó tổ chức tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cho các hộ gia đình trong xã và hướng dẫn người dân sản xuất những sản phẩm thủ công mỹ nghệ như khăn, túi thổ cẩm, hàng mây tre đan… làm quà lưu niệm bán cho du khách.

Cùng với sự quan tâm của Chính quyền là sự quan tâm của nhân dân địa phương. Thực hiện công tác xã hội hóa công tác bảo tồn di sản, sự đóng góp công sức, tiền của của nhân dân là rất lớn và có ý nghĩa quan trọng. Ngoài những di tích trọng điểm được Nhà nước hỗ trợ, đầu tư thì nhân dân góp phần to lớn trong việc tu sửa, tôn tạo các di tích ở địa phương. Điều đáng nói là ý thức của người dân với việc chăm lo bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị vốn có của các di tích với tư cách là chủ rất cao. Thông qua đó, các di tích lịch sử cách mạng đã phát huy được giá trị, sức mạnh và tiềm năng của mình.

Hai là, công tác quản lý, khai thác hệ thống di tích có nhiều chuyển biến tích cực và có hiệu quả.

Một số di tích trọng điểm đã có Ban quản lý chuyên trách như KDT Tân Trào, KDT Đại hội II. Nhiều địa phương và Ban quản lý di tích đã gắn hoạt động di tích với khôi phục, tổ chức các lễ hội truyền thống để thu hút du khách đến tham quan và đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân trong vùng. Ban quản lý đã luôn chú trọng đến việc quản lý bảo tồn di tích và xây dựng nếp sống văn hóa trong hoạt động tham quan. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ được tuyển chọn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ được giao và được phân công trách nhiệm quản lý bảo vệ các di tích cụ thể. Ngoài nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, tích cực kiểm tra các di tích, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, bảo quản các hạng mục công trình, đồ thờ tượng pháp trong di tích, người quản lý còn có trách nhiệm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và đề nghị xử lý các hành vi vi phạm, như hành vi lấn chiếm xây dựng trái phép tại các khu di tích; không để xảy ra tình trạng mất mát tài sản của di tích và của du khách. Đặc biệt, ban quản lý còn luôn quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá di tích, xây dựng đội ngũ phục vụ đúng mực, giao tiếp hòa nhã, khiêm tốn, hướng dẫn khách tham quan, vãn cảnh, dâng hương tận tình

chu đáo... Ngoài các di tích có Ban quản lý chuyên trách, có hướng dẫn viên và nhiều ấn phẩm văn hoá phục vụ du khách đến tham quan, một số địa phương đã chủ động phối hợp xuất bản ấn phẩm văn hoá giới thiệu về lịch sử di tích và truyền thống văn hoá của địa phương mình như ở các xã ATK Tân Trào, Kim Quan, Kim Bình…

Công tác quản lý nhà nước về di tích cũng được tăng cường. Hầu hết việc tổ chức lễ hội ở các di tích đều được ngành văn hóa cấp phép và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức theo Quy chế do Bộ ban hành. Ngành văn hóa cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra, hướng dẫn hoạt động tại các di tích, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, lệch lạc, nhất là trong việc trùng tu, tôn tạo, trong quản lý thu và sử dụng tiền công đức, hoạt động các dịch vụ...

Nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà nước, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, thực hiện xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực, nâng cao nhận thức và sự tham gia của toàn xã hội trong quản lý, bảo tồn di tích, Bảo tàng tỉnh đã tham mưu cho SVHTTDL trong việc kiểm kê di tích, khảo sát lập hồ sơ khoa học trình UBND tỉnh và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích. UBND các huyện có di tích có trách nhiệm bảo vệ, khai thác và phát huy các giá trị di tích. Để tăng cường công tác quản lý các di tích, SVHTTDL phối hợp với ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn tìm hiểu Luật Di sản và công tác quản lý các di tích. Từ đó, khi lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích đã tiến hành đúng theo quy trình và tuân thủ các nguyên tắc về tu bổ di tích. Tỉnh đã tổ chức phát động trong toàn xã hội ủng hộ việc sưu tầm các hiện vật có liên quan đến các di tích lịch sử cách mạng để trưng bày giới thiệu tại địa phương hoặc trưng bày trong Bảo tàng tỉnh. Nhờ vậy, công tác quản lý và bảo tồn di tích đã dần dần đi vào nề nếp, nhiều di tích được nâng cấp khang trang, trở thành điểm du lịch thu hút du khách.

Ba là, chủ trương của Đảng bộ cùng sự chỉ đạo của chính quyền tỉnh Tuyên Quang trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng đã đánh thức được tiềm năng và lợi thế của hệ thống di tích, khai thác tốt mối quan hệ giữa phát huy giá trị di tích và phát triển du lịch.

Thực tế cho thấy giá trị văn hóa lịch sử của di tích càng lớn thì khách du lịch đến tham quan càng đông và ngược lại - khách du lịch càng đông thì sự lan tỏa về giá trị của di tích càng lớn. Nếu làm tốt thì một phần nguồn thu từ hoạt động khai thác du lịch của di tích sẽ góp phần quan trọng trong việc trùng tu, tôn tạo lại di tích. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 12/6/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010, các ngành dịch vụ, du lịch đã tập trung khai thác nguồn tài nguyên, phát huy lợi thế của tỉnh, bám sát mục tiêu Nghị quyết để phát triển đúng định hướng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Khai thác tốt giá trị các di tích trọng điểm như KDT Tân Trào, KDT Đại hội II, KDT lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Tuyên Quang… Đồng thời, xây dựng các tour, tuyến du lịch di tích - danh thắng mà trong đó khai thác tối đa số lượng các di tích và đặc biệt là hoàn thành dự án Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, đưa khu vực này thành một trọng điểm du lịch văn hoá sinh thái quốc gia. Từ xuất phát điểm thấp, du lịch Tuyên Quang đã đặt được nền tảng quan trọng cho bước phát triển mới, có chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Là ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, du lịch có vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tạo thêm môi trường đầu tư cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Đánh thức được tiềm năng và lợi thế của hệ thống di tích, du lịch

Tuyên Quang sẽ góp phần tạo nên nguồn lực đưa Tuyên Quang sớm trở thành một tỉnh có công nghiệp, dịch vụ phát triển.

Sự lãnh đạo của Đảng bộ Tuyên Quang có được những kết quả trong 15 năm qua trên lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng trước hết phải nói đến sự quan tâm của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh đối với công tác này, xuất phát từ nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về vai trò, vị trí của các di tích trong sự phát triển đất nước. Cùng với đó là sự đầu tư, hỗ trợ kinh phí từ Chính phủ. Chính vì vậy Tuyên Quang có điều kiện để tu bổ, tôn tạo di tích thông qua việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Công tác tuyên truyền, giới thiệu nội dung của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, tạo điều kiện để triển khai.

Định hướng phát triển trên lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang là bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững. Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ.

Cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Tuyên Quang qua các năm (2001 - 2010) đơn vị: %

Ngành 2001 - 2005 2006 - 2010

Công nghiệp - Xây dựng 30.7 31.2

Dịch vụ 33.6 38.7

Nông - Lâm - Ngư nghiệp 35.7 30.1

Tỉnh đã triển khai quy hoạch và quản lý các quy hoạch trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn. Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành của tỉnh và các cơ quan có liên quan, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch các Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái quốc gia Tân Trào, KDT Đại hội II; bố trí nguồn vốn cho công tác quy hoạch, lập các đề án mời gọi đầu tư phát triển du lịch. Bên cạnh đó, thực hiện giải phóng mặt bằng, giải quyết nhanh chóng theo thẩm quyền các hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn. Từ đó có cơ chế khuyến khích các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư trong lĩnh vực phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh được triển khai đồng bộ, 3 khu, 7 điểm du lịch đã được quy hoạch tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư vào lĩnh vực này. Đến năm 2010 đã có trên 20 dự án đề nghị đầu tư vào các khu du lịch; trên 100 cơ sở lưu trú có chất lượng do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng. Nhiều đơn vị lữ hành nội địa và quốc tế uy tín đã chú ý khai thác thị trường du lịch Tuyên Quang.

Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được chú trọng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh tuyên quang lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)