Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh tuyên quang lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 94 - 121)

Chương 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

Nhìn lại quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến năm 2010 với

những thành tích đã đạt được và cả những thiếu sót còn tồn tại, có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:

Một là, nắm vững và vận dụng sáng tạo các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn của địa phương, cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch, giải pháp sát thực tiễn để tổ chức thực hiện.

Mức độ thành công của công tác bảo tồn, tôn tạo và khai thác hợp lý các di sản văn hóa phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về văn hóa. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định di sản văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc và tài sản tinh thần quý báu của nhân dân. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa chính là bảo vệ quyền lợi của nhân dân, của đất nước. Trong quá trình lãnh đạo đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của di sản văn hóa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm vừa qua, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc được quan tâm và từng bước hoàn thiện.

Cụ thể hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về di sản văn hóa, Tuyên Quang đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di sản trên địa bàn tỉnh, thể hiện trong việc phổ biến rộng rãi quy định, pháp luật của Nhà nước về di sản, đầu tư ngày càng lớn các nguồn lực cho công tác này. Để các chủ trương, chính sách đi vào đời sống thực tiễn, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức và hướng dẫn nhân dân thực hiện sao cho đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời phát huy được tác dụng giáo dục lòng yêu nước, truyền thống của quê hương cách mạng.

Hai là, có chính sách đầu tư thích hợp, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội.

Xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng về bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng và kháng chiến, tuy còn nhiều khó khăn về ngân sách nhưng Nhà nước vẫn dành cho hoạt động này một nguồn kinh phí đáng kể. Các chương trình nhằm chống xuống cấp, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các di tích đã mang lại hiệu quả rõ rệt

Do đặc thù của công tác bảo tồn, tôn tạo di tích đòi hỏi phải có nguồn kinh phí rất lớn nên nếu Nhà nước không đầu tư thì không một địa phương nào có thể làm nổi. Trong khi đó, trải qua thời gian và những biến động của lịch sử hầu hết các di tích đều bị xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí bị biến mất. Những di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến lại chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn… Đầu tư của Nhà nước trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào việc bảo tồn di tích, trang bị phương tiện hiện đại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý di tích, quản lý bảo tàng. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã chủ động xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó dành một nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng.

Tuyên Quang là một tỉnh có các KDT đặc biệt, trước hết ở giá trị lịch sử, đặc biệt ở tính hiện thực và tính dày đặc của các di tích. Đó là thế mạnh của Đảng bộ và nhân dân Tuyên Quang nhưng cũng đồng thời là trách nhiệm lớn lao và nặng nề. Làm sao để vừa nghiên cứu, quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo một cách chính xác, chân thực, khoa học, vừa phát huy tác dụng của các di tích một cách hiệu quả. Đồng thời với việc đầu tư nghiên cứu, quy hoạch, tu bổ, tôn tạo các di tích thì cần thiết phải đẩy mạnh công tác quảng bá thúc đẩy tiềm năng du lịch, đồng thời tuyên truyền để nhân dân thấy rõ được ý nghĩa của các di tích trong đời sống văn hóa tinh thần của mình. Và một nhiệm vụ

to lớn nữa đó là thông qua các di tích lịch sử sẽ góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Ba là, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng Tuyên Quang, tận dụng thời cơ để thu hút đầu tư.

Phát huy sức mạnh của các cấp, các ngành, toàn dân tham gia công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng; có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển các loại hình du lịch văn hóa - sinh thái - sản phẩm văn hóa đặc trưng; nâng cao vai trò quản lý của nhà nước về du lịch gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; thu hút mọi nguồn đầu tư cho việc phát triển du lịch văn hóa, du lịch về nguồn, thực sự là nhân tố cần thiết thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang.

Ngành văn hóa Tuyên Quang đã kết hợp với các ngành trong tỉnh, với một số địa phương làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, phục hồi, tôn tạo các điểm di tích lịch sử, bảo tồn và phát huy các giá trị đắc sắc của các dân tộc; xây dựng và quảng bá các tour du lịch liên quan đến các KDT để giới thiệu với các du khách, nhằm khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các giá trị văn hóa bản sắc dân tộc; tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống mang nét đặc trưng riêng của địa phương; quản lý, bảo vệ và khai thác có hiệu quả các giá trị của di tích lịch sử trên quê hương cách mạng, góp phần thúc đẩy du lịch Tuyên Quang phát triển.

Các cấp, các ngành tỉnh Tuyên Quang đã chủ động phối hợp với các ngành, các hội và các cơ quan báo chí, truyền thông ở Trung ương và một số địa phương tổ chức trưng bày nhiều chuyên đề nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, tổ chức các hội thi tìm hiểu về lịch sử địa phương và lịch sử đất nước. Các hoạt động được nhân dân và dư luận đánh giá cao.

Công tác bảo tồn cần tích cực phát huy tiềm năng thế mạnh bảo vệ, quản lý và khai thác giá trị di tích lịch sử cách mạng. Việc tu bổ tôn tạo di tích cần được quan tâm hơn nữa để nâng cao giá trị và giá trị sử dụng các di tích, làm tốt việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về di sản văn hoá để khai thác mọi nguồn lực cả vật chất và tinh thần từ các cá nhân, các tổ chức xã hội. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, nhất là với chính quyền địa phương, các cấp quản lý và kịp thời xử lý các hành vi xâm hại di tích, giữ gìn vốn di sản văn hoá vô giá cho các thế hệ mai sau. Đảm bảo cho môi trường di tích trong lành, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của du khách trong nước và quốc tế, nâng cao đời sống tinh thần của mọi người dân, góp phần thắng lợi trong công cuộc “xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” như Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đề ra.

Bốn là, thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo tồn di tích nói riêng, xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung

Trước hết là nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với việc bảo tồn các di tích lịch sử trên cơ sở tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về giá trị của các di tích lịch sử ở địa phương. Từ đó, vận động nhân dân tham gia vào hoạt động này với ý thức họ là chủ của những di tích lịch sử trên quê hương, đất nước mình. Bằng cách đó, các di tích lịch sử được nhân dân bảo vệ, chăm lo, tu bổ, giữ gìn. Có thể nói, chủ trương xã hôi hóa công tác bảo tồn di tích nói riêng và các hoạt động văn hóa nói chung đã thực sự đi vào lòng dân, được nhân dân Tuyên Quang nhiệt tình hưởng ứng. Vì vậy, nhiều di tích vốn hoang phế đã được phục hồi nhanh chóng và trở thành nơi sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương.

Tư tưởng chỉ đạo về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đã đi sâu vào quần chúng, được quần chúng ủng hộ, tham gia rộng rãi vào việc quản lý, tôn tạo và phát triển. Hiện nay, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

từng bước được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện, đặt nó đúng vị trí và từng bước được xã hội hóa. Những nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa không chỉ góp phần gìn giữ kho tàng quý báu của dân tộc mà còn có tác dụng thúc đẩy việc phát triển kinh tế, góp phần khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu, khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng đông.

Thực tế cho thấy, để thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa cần phải thực hiện tốt công tác xã hội hóa. Khi người dân nắm vững quy luật, tìm ra phương thức, hoạch định chiến lược, giải quyết những vấn đề khó khăn, có hệ thống giải pháp, biện pháp cụ thể, hiệu quả... thì công tác, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc có được bước phát triển mới thực sự trở thành động lực cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội.

Năm là, đẩy mạnh hợp tác, mở rộng liên kết; chủ động phát huy tiềm năng, thế mạnh, truyền thống của quê hương cách mạng, tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương và huy động đa dạng các nguồn lực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến.

Tuyên Quang đã duy trì hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố lân cận, kết nối các tour, các tuyến du lịch liên vùng. Từ năm 2008, tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang đã có nhiều hoạt động liên kết phát triển du lịch với chủ đề “Về nguồn Việt Bắc”. Hoạt động này đã góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.

Cùng với việc liên kết, Đảng bộ cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, tham gia các sự kiện du lịch của các tỉnh, thành phố trong cả nước, xuất bản các ấn phẩm, kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của các KDT cách mạng, nhằm góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ

và sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta, giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương đến toàn thể nhân dân trong và ngoài tỉnh.

* * *

Trong 15 năm (từ 1996 đến 2010), Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã đạt được những thành tựu to lớn trong lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh, góp phần lớn thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Các di tích lịch sử được bảo tồn, phát huy nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá theo tinh thần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thì công tác quản lý, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số bất cập và yếu kém. Khá nhiều di tích được tôn tạo trong thời gian qua mới chỉ đảm bảo được việc chống xuống cấp vì kinh phí quá ít. Thiếu quy hoạch tổng thể, chưa đầu tư đúng mức nên nhiều di tích chưa trở thành những sản phẩm văn hoá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã tổng kết những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại trong quá trình lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, qua đó rút ra những kinh nghiệm nhằm đạt được hiệu quả tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang quyết tâm giành thắng lợi các mục tiêu trong nhiệm kỳ tiếp theo.

KẾT LUẬN

Các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được Trung ương Đảng, Chính phủ đánh giá là hệ thống di tích lịch sử cách mạng “quan trọng bậc nhất của lịch sử dân tộc Việt nam trong thể kỷ XX”. Nhiều di tích đã và đang được đầu tư, tôn tạo, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ kháng chiến, đó là sự đánh giá cao về vị thế, những đóng góp to lớn của Tuyên Quang trong cách mạng, đồng thời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương dành cho vùng chiến khu xưa.

Các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến nếu chỉ bảo vệ tốt thì mới chỉ hoàn thành một nửa nhiệm vụ. Nửa còn lại rất quan trọng chính là phát huy giá trị của các di tích đó. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ tương hỗ nhau. Muốn phát huy giá trị thì phải bảo vệ để các di tích tồn tại bền vững, lâu dài, bởi di tích mất đi thì không còn gì để phát huy. Bên cạnh đó phải khai thác những khía cạnh kinh tế của di tích để tăng nguồn thu cho nhà nước, cho cộng đồng dân cư sống quanh di tích, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của họ.

Hệ thống các KDT lịch sử cách mạng tỉnh Tuyên Quang với những giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn của mình là một địa chỉ đỏ quan trọng trong công tác giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho các thế hệ Việt Nam hôm nau và mai sau. Thông qua công tác bảo tồn, phục hồi, tôn tạo hệ thống di tích này, các thế hệ Việt Nam một lần nữa hiểu sâu sắc hơn về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của các thế hệ cha ông trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thế kỷ XX, về nghệ thuật lãnh đạo kháng chiến của Trung ương Đảng, của Bác Hồ kính yêu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Tuyên Quang (1940 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Tuyên Quang (giai đoạn 1976 - 2000), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Thường vụ Tỉnh ủy (2001), Nghị quyết số 27/NQ-TU, Về việc lập dự

án tôn tạo, quy hoạch các Khu di tích lịch sử cách mạng.

4. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang (1999), Công văn số 339-CV/LSĐ,

Về việc báo cáo tiến độ thực hiện chương trình tôn tạo di tích lịch sử văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh tuyên quang lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 94 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)