Sự đóng góp các tác phẩm, công trình dịch thuật của các diễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự tiếp nhận văn học pháp trên nam phong tạp chí (Trang 40 - 46)

1. Chương Nam Phong tạp chí với những bƣớc thăng trầm của lịch

2.2. Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam qua sự tiếp nhận văn

2.2.1. Sự đóng góp các tác phẩm, công trình dịch thuật của các diễn

Song song với sự ảnh hưởng văn hóa Pháp, Nam Phong cho công bố rất nhiều các bản dịch, phóng tác, khảo luận, phê bình…phủ rộng chữ quốc ngữ. Những bản dịch mà tạp chí công bố là những công trình rất có giá trị.

Ngay trong những số đầu tiên ra mắt, dưới ngòi bút của chủ biên Phạm Quỳnh đã giới thiệu bản dịch ra quốc ngữ. Dường như trong giai đoạn đầu, tạp chí đã dồn công sức vào cấc công trình dịch thuật và phóng tác. Việc tiếp nhận và phổ biến văn học mới sẽ tạo cơ hội cho tiếng Việt thêm phong phú.

Trong các số đầu Nam Phong độc giả được tiếp nhận những bài khảo cứu dành cho nền văn hóa Pháp, như “Phương pháp luận” (dịch từ cuốn Discours de la mesthode của Descartes với lời bình chú của Phạm Quỳnh, số 3 tháng 9, 1917); “Triết lý nước Pháp” (do Phạm Quỳnh phụ trách, số 8, tháng 02, 1918); với nền văn hóa phương Tây, có “Văn học Hy Lạp (phóng tác Nguyễn Mạnh Bổng, theo tài liệu Pháp và Hán văn số 4, tháng 10,1917).

Đồng hành cùng Nam Phong, nhiều tác phẩm, công trình đã được phiên dịch của nhiều tác giả. Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi xin phép nêu ra một số dịch giả tiêu biểu quan trọng:

Phạm Quỳnh dịch từ Corneille: Le Cid và Horace (Tuồng lôi xích, số 38- 1920; Tuồng hòa lạc, số 73 tháng 7 năm 1923). Từ Marivaux: Alequin poli pa Imour (chàng ngốc hóa khôn vì tình, số 45, tháng 3 năm 1921) và les Jeux de I’amout et du hasard (Tình duyên với lai tình cờ, số 54, tháng 2-1921). Từ Voltaire: Manon ou la sgesse des gens (Chuyện chàng Manon hay sự khôn ngoan của người đời, số 44, tháng 2-1921). Từ Courteline: Oh, Jeunesse (Ôi thiếu niên, số 52, tháng 10-1921). Từ Xavier de Maistre:

Les lepsreux de la Cite d’ Aoste (Nguời hủi trở thành A -ốc, số 37,thangs7- 1920).v.v.

Vũ Công Nghị dịch từ Xavier de Maistre: La Jeure Sibérienne (Công Vị hiếu nữ, số 57, tháng 3-1922); từ Bà Nam tước De Stael Corine ou I’ Italie (Cổ liên nữ sĩ, số 61, tháng 7-1922)…

Hoàng Tích Chu dịch từ Guy de Maupassant: Un drame en mer (Một cái bi kịch ngoài bể, số 43, tháng 1-1921).

Nguyễn Háo Vĩnh dịch từ Shakespeare: Le marchand de Venise (Chú lái buôn thành Venise, số 21, tháng 3-1921).

(Theo: Phạm Thị Ngoạn, Tìm hiểu tạp chí Nam Phong1917-1934, Luận án tiến sĩ, nguyên tác Pháp văn đã đăng trong tập Kỷ yếu đệ nhị và đệ tam cá nguyệt 1973 của Hội Nghiên cứu các vấn đề Đông Dương, bản dịch của Phạm Trọng Nhân, Ý Việt, Yerres, 1993).

Ngoài ra còn một số tác phẩm của các tác giả Pháp ít tên tuổi hơn được dịch ra quốc ngữ vì bút hiệu được xuất hiện trên các báo Pháp ở Pari. Tựu chung tất cả các tác phẩm được phiên dịch ra quốc ngữ đã làm nổi bật một số nét sinh hoạt ở Pari. Một tập truyện có tên “Một bậc thiếu niên anh

hùng: Ông phi tướng Guynemer” số 18, tháng 2-1918 đã một thời kích

thích lòng dũng cảm của cả giới trẻ Việt Nam.

Những tác phẩm hay thiên khảo cứu, phê bình, tiểu sử liên quan đến các văn hào hay bác học Pháp hoặc các nước phương Tây khác. Baudelaire (Pháp văn thi loại: Baude-laire tiên sinh, số 6, tháng 2-1917); Maurice Barres (một danh sĩ nước Pháp); Rabindranath Tagore (Một đại thi sĩ Ấn Độ: “Ông R.Tagore”, số 38, tháng 5-1929; Lịch sử triết học A.comte, số 138, tháng 5-1929. Đa phần các dịch thuật được trình bày dưới dạng “văn tuyển”, in đối chiếu với nguyên tác bằng ngoại ngữ. Tiêu biểu là các bài thơ ngụ ngôn của La Phontaine, bản dịch của Nguyễn Mạnh Hồng và Vũ Văn Lê. Và những thơ của Verlaine, Victor Hugo, Vigny..với các dịch giả Lâm Tấn Phác, Nguyễn Can Mộng.v..v..Nhất là Nguyễn Can Mộng xuất

thân khoa bảng cựu học mà sau này lại rất sở trường về Pháp văn, ông đã dịch Sully Prudhomme, Claudius Popelin, Voltaire và nhiều văn hào khác nữa. Ngoài ra những bản dịch của Nguyễn Mạnh Bổng trong tập: “paroles d‟un croyant” của Lamennais dịch ra thơ lục bát nhan đề “Đày biệt xứ” rất ấn tượng và được hoan nghênh trong văn giới.

Theo quan niệm của chủ bút Nam Phong Phạm Quỳnh thì các tác

phẩm được dịch từ phương Tây phải coi như mẫu mực để trợ lực cho các tác phẩm Việt Nam sau này được soạn thảo hoàn hảo hơn so với trước đây. Khi giới thiệu bản dịch “le Cid” Phạm Quỳnh đã nêu vấn đề như sau:

“Tuồng “Lôi Xích” là một bản kịch hay nhất trong văn chương nước Pháp (…) Tuồng này tức là lối bi kịch viết bằng thơ. Truyện là một truyện hiếu tình xung đột nhau, mà hiếu thắng tình, làm cho hai người chủ động bị xa cách rồi sau lại được tái hợp, cũng phảng phất như những chuyện ở Đông phương ta, nhưng cách kết cấu khéo hơn nhiều. Đại khái các tuồng, các truyện của ta, không phải là tích không hay, chỉ vì đạt đề vụng nên cái hay mất đi cả, hoặc không biểu lộ ra được hết. Thường ta dặt tuồng, đặt truyện theo lối làm sử, việc gì cũng kể hết đầu đôi, từ lúc khởi thủy cho đến lúc kết cục, như nói về một người thời ta từ lúc người ấy còn nhở cho đến lúc người ấy đã già, thành ra cái phần cốt yếu, cái then chốt trong bài tuồng, trong vở truyện bị ngập cả vào các phần khác hoặc rườm rà, hoặc vô vị mà không xuất ra được hết (…).

“Nay dịch ra quốc ngữ không những là để công bố cho quốc dân biết một áng văn chương hay của Đại Pháp, mà cốt giới thiệu cho các nhà lưu tâm về diễn kịch biết cái cách soạn kịch của Thái Tây tinh xảo là dường nào…Phiên dịch không tài nào cho vừa hay đúng được. Người dịch khổ tâm về hai điều: một là sợ không đúng với lời văn Tây, hai là sợ không lọn ra văn ta, lọn tiếng ta tất không đúng lời Tây, đúng lời Tây tất không lọn tiếng ta; được đằng nọ hỏng đằng kia, phải tùy nghi châm chước vậy. Xin các độc giả lượng cho” (“Tuồng Lôi xích”.NP, số 38 tháng 8, 1920, trang

87-88).

Bằng những nỗ lực không mệt mỏi, Phạm Quỳnh thường xuyên hướng mọi sự kiện vè văn chương văn học Việt Nam. Ông viết trong đoạn cuối phê bình cuốn tiểu thuyết “Le sens de la mort” của Paul Bourget:

“Sách ấy nghiên cứu một vấn đề xưa nay người ta chưa xét đến bao giờ, mà giải các vấn đề ấy ra một phương diện thật là mới lạ cho tai mắt ta. Chúng tôi đã cố giải cho dễ hiểu nhưng cũng tự biết rằng còn lỗ mỗ lắm. Có lắm cái tư tưởng cảm giác không tài nào diễn ra tiếng ta cho minh liệu dược. Cho hay cái quốc văn ta mới nở còn non nớt chưa đủ sức mà ra vẫy vùng trong bể ngôn luận. Bởi vậy mà ta phải luyện cho nó có cái tư cách ấy. Bài này cũng là một bài tập luyện như thế. Tưởng các nhà báo cũng lượng biết cho. (“Một bộ tiểu thuyết mới: “Nghĩa cái chết” NP, số 1, tháng 7 năm 1917 trang 27).

Ngoài các bản dịch về tác phẩm văn học, Nam Phong còn cống hiến

cho độc giả những đoạn ngắn để “lấp chỗ trống” ở cuối trang hay giữa hai hàng. Đó là những tư tưởng cách ngôn hay trích dịch từ những tác phẩm Pháp, Trung Hoa hay những nước phương Tây khác. Những bản dịch, phóng tác hay nghiên cứu phê bình các tác phẩm phương Tây đã ảnh hưởng rất mạnh đến các tác giả Việt Nam thời đó, và mở cửa cho một trào lưu mới khiến nền văn chương quốc gia trở nên “canh tân” và phong phú.

Những tác giả đi đầu trong trào lưu canh tân này phải kể đến Phạm Duy Tốn, một nhân vật ai nấy đều biết đến. Đó là một đoản thiên nhan đề “Sống chết mặc bây”, chịu ảnh hưởng và mô phỏng từ truyện La partie de

billard (Ván chơi bi da) của Alphonse Daudet, Phạm Duy Tốn đã thành

công, tác phẩm được coi như độc đáo, thuần túy Việt Nam. Điều đó chứng tỏ trào lưu mới có thể rất bổ ích cho nền văn chương quốc gia.

Một tác giả khác là Nguyễn Mạnh Bổng cũng nổi tiếng với tác phẩm “Ai giết người”, trong công cuộc tìm đường theo khuynh hướng tả chân, khai thác mảng truyện trinh thám theo quan niệm phương Tây, những bức

tranh độc đáo về phong tục tập quán nơi thôn dã, những cảnh ðời tại Hà Nội, hay nếp sống ở các tụng đình là nơi các quan xử án…

Ngay như nhà nho Nguyễn Bá Học cũng có một thái độ rất “mới”, trong “Câu chuyện một tối của người tân hôn” (trong NP số 46), ông tố cáo sự bóc lột vô nhân đạo mà nạn nhân là các cô gáo làm công cho nhà máy sợi Nam Định. Thể văn của ông khác hẳn so với các qui tắc mà ông đã lựa chọn:

“Công nhật mỗi ngày là 25 su, công ba 17 su, còn con gái mới vào chưa quen, công ăn mỗi ngày 14 su. Lâu lâu sẽ lên hạng nhì hạng nhất. Chỉ giờ làm việc có điều hơi ngặt, mỗi ngày phải làm 15 giờ, từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối, trừ cho có nửa giờ ăn, ai đến làm trễ giờ thì phải phạt”.

Trào lưu văn học mới này đặt tiền đề cho chủ nghĩa “lãng mạn” trong văn chương. Lãng mạn chủ nghĩa là một thứ khuynh hướng trong văn nghệ giới Âu Châu vào thế kỷ XIX, trái với cổ điển chủ nghĩa. “Lãng mạn chủ

nghĩa là tức là chủ quan chủ nghĩa, tức là chủ nghĩa cảm tình vô câu thức, tự do miêu tả cái tính tình và cảm giác cảu con người chứ không chịu sự bó buộc qui tắc nào cả” (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển, Sài Gòn 1957).

Chủ nghĩa lãng mạn được trình bày đầy nhiệt huyết trên Nam Phong. Xuất phát từ các tác giả giàu tình cảm như Phạm Quỳnh, Nguyễn Tràng Kiều…Đối với Nguyễn Tràng Kiều ông coi lãng mạn thuần túy phải là lãng mạn tranh đấu:

“Có kẻ bảo người Việt Nam ta nghèo tình cảm và không có một chút

tinh thần lãng mạn nào. Nhưng ta đọc những văn của Chu Mạnh Trinh, những ca của Nguyễn Công Trứ, những thơ của Nguyễn Khắc Hiếu thì chẳng lãng mạn đó ư? Nhưng nếu lẫn lãng mạn (romantisime) với chủ nghĩa cá nhân (individualisme) thì có thể nói rằng: Chịu cái đạo thống của Khổng Mạnh người Việt Nam ta không có biết tới cái chủ nghĩa cá nhân bao giờ. Văn học thì thiên về chủ quan, nghĩa là nặng về chủ quan, nghĩa là nặng về tâm và nhẹ về trí; chú trọng về đạo đức, từ chương và chểnh

mảng về thực nghiệm khoa học. Mà mới từ trong vòng 30 năm nay, cái “bản ngã” (le moi) mới thấy phát hiện trong văn học một cách rõ ràng…Vì quen sống ở các nơi thành thị phồn hoa nên chế độ gia đình không biết nữa, cái thế lực của gia tộc và quê hương đối với những người ấy sẽ bị cái cá nhân chủ nghĩa đánh đổ. Ai nấy đều giác ngộ mà hiểu rằng mình có cá tính (personnalite’) nên đều thấy phóng túng tự do, hành động làm sự táo bạo, ngang tàn”(…).

“Đời lãng mạn, người lãng mạn. Rồi tất cả những người lãng mạn sẽ

lần lần đem cái tâm hồn đa cảm, đa sầu trước kia còn để vào những cảnh hoa tàn, lá rụng, trăng khuất sương mù, nhưng rồi sau sẽ biết rung động vì “những điều trông thấy” trong cái xã hội đầy những sự bất bình, mùi thống khổ kia sẽ tạo ra những văn thơ lãng mạn. Quang cảnh văn học ta, vì thế sẽ có phần khởi sắc”.(Lê Tràng kiều: “Bút thanh niên lãng mạn”

Nam Phong số 206, 16-10-1934, trang 150).

Trong nhóm Nam Phong, tác giả được coi là “lãng mạn”, phải kể đến Tương Phố và Đông Hồ với “Giọt lệ thu” và “Linh phượng”. Hai tác giả này có phong cách lãng mạn truyền thống kiểu của Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khắc Hiểu, Nguyễn Tràng Kiều.v.v.v. Lãng mạn kiều phô trương tình cảm, nếu các tác giả ấy có nói đến “cái tôi” của đời tư mình, thì cũng không đi quá trớn với một thể văn biết hòa hợp lối văn tao nhã, ý thanh cao, với vẻ nên thơ, nghĩa là tất cả những gì mà truyền thống thường đòi hỏi.

Thật chưa chính xác khi nhiều người cho rằng Nam Phong đã chủ

trương một loại “lãng mạn đẫm lệ”, nhất là ngày nay ai cũng biết cuốn tiểu thuyết “Tố Tâm” là sách gối đầu giường của đa số các học sinh trung học trong các năm 1926, 1930, đã khơi mào cho làn sóng lãng mạn tràn lan trong giới thanh niên. Ngoài ra một số ý kiến còn cho rằng không phải

Nam Phong mà là cuốn tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách đã gây nên

nảy nở trong đám thanh niên đã rập khuôn tình cảm theo nhân vật trong “Tố Tâm”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự tiếp nhận văn học pháp trên nam phong tạp chí (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)