1. Chương Nam Phong tạp chí với những bƣớc thăng trầm của lịch
2.1. Nam Phong ra đời và tiến triển
2.1.2. Nam Phong tạp chí
Trong lịch sử nghề làm báo và xuất bản ở Việt Nam, tạp chí Nam Phong có thể xếp ngay sau Đông Dương tạp chí do Schneider sáng lập
năm 1913 và Nguyễn Văn Vĩnh chủ trương.
Cũng như Đông Dương tạp chí, Nam Phong là tiền phong, tiền bối,
nếu ta không muốn nói là ông tổ dìu dắt văn chương Việt Nam với bước tiến mới, trên một chặng đường dài sau khi đã cắt đứt mối liên quan lệ thuộc vào văn chương Trung Quốc.
Năm 1917, Việt Nam bị chia thành ba miền Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Tuy đều thuộc quyền bảo hộ của Pháp, nhưng Bắc kỳ và Trung kỳ không cùng một quy chế. Bắc kỳ do Pháp cai trị trực tiếp, Trung kỳ thuộc Nam triều điều khiển. Cả Bắc kỳ và Trung kỳ hợp lại dưới danh từ “đế quốc An Nam”, còn Nam kỳ là thuộc địa của Pháp.
Đất nước thanh bình không những ở cả ba kỳ mà còn ở các nước láng giềng Cao Miên và Ai Lao. Sự hiện diện của người Pháp tạm thời được coi như một tình thế ổn định. Kỳ thi Hương cuối cùng được tổ chức tại Nam Định, khi lãnh trách nhiệm bãi bỏ thi cựu học. Toàn quyền Albert Sarraut muốn chứng tỏ tương lại Việt Nam rồi đây sẽ gắn liền với Tân học. Một kỷ nguyên mới bắt đầu lộ rạng, có thể coi là kỷ nguyên của chữ quốc ngữ.
Hai chữ Nam Phong có nghĩa là gió thổi từ phương Nam tới. Trong
sách Kinh Thi một bài thơ (ra đời có lẽ từ thời hoàng kim, Trung Quốc thanh bình được dìu dắt bởi các vị hiền nhân), đã ca tụng:
“Ôi gió Nam tốt thay! Thổi mát lòng dân tộc Ôi gió Nam ơn thay! Xoa dịu buồn dân gian. Gió Nam thổi đúng lúc thay! Khiến quốc dân phú cường”.
Kinh Thi là một cuốn thi tuyển ghi chép những bài dân ca được đức
Khổng Tử sắp xếp và bình chú. Tương truyền trong dân gian là bài dân ca Nam Phong do kỳ thủy bộc lộ nỗi hân hoan của người nông dân Trung Hoa coi gió Nam như ân nhân và thân hữu. Bài ca này là một bài ca hy vọng, người nông dân mong mỏi gió Nam, chẳng khác nào toàn thể thần dân đón chờ hạnh phúc.
Nam Phong tạp chí số 1 ra mắt độc giả, ngay cái bìa cũng được xem
là quan trọng, tạp chí muốn đạt tới một tôn chỉ nào, đó là quy tắc bất di bất dịch trong làng báo. Kể từ số 20, năm 1919, mục đích, tôn chỉ của Nam
Phong được thường xuyên nhắc lại trong tạp chí rất minh bạch và khúc
triết.
“Mục đích của Nam Phong là thể cái chủ nghĩa khai hóa của nhà nước, biên tập những bài bằng quốc văn, Hán văn, Pháp văn, để giúp sự mở mang tri thức, giữ gìn đạo đức trong quốc dân An Nam, truyền bá các khoa học của Thái Tây, nhất là học thuật tư tưởng Đại Pháp, bảo tồn cái quốc túy của nước Việt Nam ta, cùng bênh vực quyền lợi người Pháp, người Nam trong trường kinh tế”.
“Báo Nam Phong lại chú ý riêng về sự tập luyện văn quốc ngữ cho
thành một nền quốc văn An Nam”.
Kể từ số 64, tháng 10 năm 1922, sau 5 năm ra mắt, tạp chí mới mạnh dạn cống hiến với độc giả một “phụ trương” bằng Pháp văn, tuy chỉ là phụ trương nhưng tầm quan trọng cũng đáng cho chúng ta lưu ý. Trước hết phụ trương phản ánh nếp sinh hoạt trí thức tại Âu châu, qua các bài báo từ Paris gửi về và được đăng lại. Sau nữa những bài đã từng đăng trong các báo Pháp văn từ Nam chí Bắc và những bài của chính chủ bút Phạm Quỳnh đã đăng trong các Nhật báo ở Hà Nội, tiếp đó là những ý kiến hay của các bài khảo cứu của một số nhân vật Việt Nam: Nguyễn Văn Nho, Lê Tài Trường, Đông Hà, Nguyễn Văn Tố, Ưng Quả, Hán Thu..Đã khiến phụ trương trở thành một cuốn bách khoa về các đề tài phong phú. Ý kiến chí hướng cho phần phụ trương Pháp văn đã được nhà chủ bút trình bày trong Nam Phong số 64:
“…Trước là đối phó với các bạn tân học ưa đọc Pháp văn, sau là giới thiệu những sự học hành, tư tưởng, dư luận, hành vi của người mình cho người Tây biết. Sau nữa là lâm thời có thể đạt được ý kiến quốc dân tới chính phủ bảo hộ mau hơn và tiện hơn bằng quốc văn…”