1. Chương Nam Phong tạp chí với những bƣớc thăng trầm của lịch
3.2. Các tác giả đóng góp trênNam Phong
3.2.2. Nguyễn Hữu Tiến (1875 – 1941) – Nhà biên khảo, dịch thuật tà
tài năng.
Trong ban biên tập Nam Phong, Nguyễn Hữu Tiến chuyên về khảo cứu và phiên dịch các tác phẩm Trung Hoa sang quốc ngữ. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, đã viết trong “Nhà văn hiện đại” tập 1, như sau :
“Ông là một nhà văn đã cho chúng ta biết về học thuyết, tư tưởng Tàu nhiều hơn cả nhà văn lối cũ” (NXB Thăng Long, Sài Gòn, 1960, trang
139).
Nhờ những bản dịch hay của Nguyễn Hữu Tiến mà nhiều độc giả có khi không đọc được Hán văn trong nguyên bản cũng thấu hiểu được Khổng học. Những dịch phẩm của ông đăng trong Nam Phong, được gom lại từng tập, dưới những nhan đề có uy tín, không cần ai phê bình hay giới thiệu. “Mạnh tử quốc văn giải thích”(ghi chú, giảng giải và bình luận những tư tưởng của Đức Mạnh tử); “Lịch sử và sự nghiệp của Tư Mã Quang”, “Gương đức dục”(dịch từ nguyên tác của Lương Khải Siêu).
Từ năm 1918, theo khuôn mẫu “Cổ xúy nguyên âm”, ông cống hiến cho độc giả Nam Phong một loạt bài nhan đề “Nam âm thi văn khảo biện” (khảo cứu và bình luận về thơ văn Việt Nam).
Từ số 48 (tháng 6 năm 1921), Nguyễn Hữu Tiến công bố bản dịch tiểu thuyết “Lĩnh nam dật sử” (truyện lịch sử). Tác phẩm này đã được Trần Nhật Duật phiên dịch sang Hán tự vào thế kỷ XIII, nhưng đến đầu thế kỷ XX, nhờ Nguyễn Hữu Tiến chúng ta được thưởng thức bằng bản dịch tiếng Việt.
Một dịch phẩm khác của Nguyễn Hữu Tiến, được đăng trong Nam Phong từ số 121, (tháng 9 năm 1927), là tập hồi kí “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ. Đây là một kho tàng quý giá cho chúng ta biết rất nhiều về người và việc của Việt Nam thời Lê Mạc.
Nguyễn Hữu Tiến, hợp tác đều đặn với tạp chí, năm 1922 ông cho ra cuốn “ Văn học sử nước Tàu”, dịch từ nguyên tác của Vương Mộng Tang.
Từ tháng 1 năm 1932 đến tháng 12 năm 1934, ông cống hiến dịch phẩm “Khảo về luân lí học sử nước Tàu” của tác giả Trương Tôn Nguyên. Song song với thời gian này ông cho ra mắt “Việt Nam tổ quốc túy ngôn” cùng với Nguyễn Trọng Thuật. Đây là những ghi chép phong dao, ngạn ngữ dân ca, được sắp xếp và bình chú.
Cùng với Nguyễn Đôn Phục, ông dịch và đăng tải “Luận ngữ quốc văn
giải thích” trong Nam Phong, từ tháng 8 năm 1931 đến tháng 5 năm 1933,
hai ông phiên dịch và cho ra tập “Mạnh tử quốc văn giải thích”( bài đăng từ số 158). Đó là những bản dịch giá trị mà sau này gom góp trình bày thành quyển.
Nguyễn Hữu Tiến là một trong những nhà bỉnh bút đầu tiên của Nam Phong, ông thủy chung cộng tác cùng Nam Phong cho đến khi bị đình bản. Thật ly kỳ thay vì Phạm Quỳnh, Nguyễn Hữu Tiến là tác giả của bài tạp chí “Vĩnh biệt độc giả”
“Mười tám năm…thực đã hiến cho văn đàn người Nam một cái sự nghiệp khai – mac đáng ghi nhớ, là cái sự nghiệp làm tăng tiến cho tiếng mẹ đẻ (…) Sự nghiệp Nam Phong cống hiến cho quốc văn mười tám năm trời, nay tóm lại không ngoài hai tính cách : Một là bắt đầu làm cho tăng tiến trình độ tiếng Nam, hai là duy trì chủ nghĩa quốc gia cho dân tộc…”
“Nay đến lúc chia tay, cái hôn vĩnh biệt nồng nàn, Nam Phong xin chỉ vào tập sách 210 số, có tên bản chí và dặn cùng các bạn văn, bạn học và bạn tri âm một lời rằng :
“Bàn văn luận đạo bấy nay Bạn cùng tri kỷ c n đây là tình!”
(“Tổng thuật sự nghiệp Nam Phong. N.P.Số 210, 16/12/1034).
Nguyễn Hữu Tiến đã góp phần rất nhiều tạo cho Nam Phong một khuynh hướng trùng với tư tưởng của Phạm Quỳnh: Ấy là học thuyết Khổng Mạnh, tinh thần hiếu cổ và ý chí gúp độc giả trau dồi kiến thức. Trên Nam Phong, Nguyễn Hữu Tiến là tác giả của hàng trăm bài đăng trong
tạp chí. Bản chất của phiên dịch và khảo cứu là thường xuyên cố gắng đưa vào văn chương Việt Nam với mức độ tối đa tất cả những điều liên quan đến đạo lý, lễ nghi, triết học văn chương Trung Hoa. Nguyễn Hữu Tiến chứng tỏ một tâm hồn cởi mở, muốn cống hiến tất cả những gì độc giả lưu tâm hay thắc mắc: “Thơ mới và thơ cũ” (Nam Phong số 193), “Một đạo luật bảo vệ tầm tơ” (Nam Phong số 200), “Tình trạng sinh hoạt dân quê hiện nay” (Nam Phong số 209)…
Nguyễn Đôn Phục (Bút danh Tùng Vân).
Nguyễn Đôn Phục xuất hiện lần đầu trên tạp chí Nam Phong vào tháng 9 năm 1919 ( Nam Phong số 25), dưới bản dịch khiêm cung “Vợ thầy Cử Lư” từ nguyên tác Hoa văn. Ông cộng tác không gián đoạn cho đến số chót ( Nam Phong số 210, tháng 12 năm 1934) với ba bài dịch : Hai áng thơ và một bài đạo lí, chỉ với ba bài này đã đủ tượng trưng cho cả văn tài và niềm tin của ông.
Nguyễn Đôn Phục có rất nhiều bài dịch thuật, khảo luận, thơ và nhất là tinh thần tiềm tàng trong các bài viết ấy là một tinh thần phục hưng tất cả những gì tốt đẹp nhất trong Khổng học, đồng thời tiếp nhận tất cả những gì bổ ích trong tân học. Những điều này đã khiến Đôn Phục trở thành cây bút hữu hạng của nhóm Nam Phong và là một trong những người đã sáng lập nên phong trào văn chương và trí thức mà Nam Phong là trụ cốt.
Nếu Nguyễn Bá Trác và Nguyễn Hữu Tiến hay bất cứ một tác giả nào trong Nam Phong đều thể hiện tài năng qua các bài biên khảo, dịch thuật uyên bác, thì Nguyễn Đôn Phục lại có một sự khác biệt hẳn so với các bạn đồng hành bấy giờ là nhờ các công trình sáng tác thực sự về văn chương. Các bài thơ thể hiện tế nhị và rung cảm, các bài văn mà nội dung cũng như hình thức cách tân mà vẫn phù hợp với quan niệm cổ điển. Sáng tác của ông dường như gạn bỏ những gì là khách sáo, thể hiện sự độc đáo, thanh nhã, không kém phần quyết liệt. Ông đã khám phá ra những danh từ duyên dáng, lối diễn tả nhất quán, khiến vẻ tân kỳ bộc lộ ngày càng được độc giả
quan tâm.
Nguyễn Đôn Phục là nhân vật độc nhất thời bấy giờ có một “tác phong bút chiến” . Tính chất độc đáo và óc châm biếm của ông thật mới mẻ, khiến nửa thế kỷ sau, khi đọc lại độc giả vẫn có cảm tưởng như đối thoại với hòa khí của một bậc hiền nhân hay một bậc đàn anh tuổi tác mà vẫn hiểu chúng ta.
Những “hài văn” của ông đăng trong tạp chí đều đượm một vẻ tân kỳ hiếm có. Những bài tường thuật hay đối thoại đưa lên sân khấu khiến độc giả có thể tưởng tượng và rung cảm. Với thể thức như vậy, Nguyễn Đôn Phục đã nêu lên những vấn đề quan trọng mà vẫn không làm khán giả buồn chán :
-“Chừa nói chữ Nho” (Nam Phong số 50, tháng 8 năm 1921).
-“Sự lạ” (hay chuyện “Một ông quan không chịu nhận lễ vật”, Nam
Phong số 59, tháng 5 năm 1922).
-“Bức thư thần quốc ngữ kêu nài thần chữ nho” (Nam Phong số 196, tháng 5 năm 1934.
Một lòng với Nam Phong, Nguyễn Đôn Phục tha thiết với công cuộc dùng chữ quốc ngữ để xây đắp một nền văn học quốc gia. Các biên khảo của ông đa dạng nhiều đề tài phong phú :
-“Vấn đề ấu trĩ viên” (Nam Phong số 60, tháng 6 năm 1922).
-“Luận về nghĩa trời, đất, người” (Nam Phong số 62, tháng 8 năm
1922).
-“Khảo về cách hài văn” (Nam Phong số 64, tháng 10 năm 1922).
-“Bàn về lịch sử nước Tàu” (Nam Phong từ số 80 đến 86, từ tháng 2
đến tháng 8 năm 1924).
-“Điều tra về tình trạng hương thôn” (Nam Phong số 113, tháng 1
năm 1927).
Các bài du ký:
-“Du tử trần ký” (Nam Phong số 59, tháng 5 năm 1922).
Nguyễn Đôn Phục còn dịch rất nhiều tác phẩm Trung Hoa ra quốc văn khảo luận hay tiểu thuyết:
-“Tây Thi diễm sử” (tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa, Nam Phong số 114 đến 117, tháng 2 đến tháng 5 năm 1927).
-“Chồng tôi” (Nam Phong từ số 119 đến 130, tháng 7 năm 1917 đến tháng 6 năm 1928).
-“Danh nho nước Tàu” (Nam Phong từ số 136 đến 151).
-“ Tấm gương tình” (Nam Phong từ số 142 đến 154, từ tháng 9 năm 1929, đến tháng 9 năm 1930).
Về thơ, Nguyễn Đôn Phục có một số sáng tác sau:
-“Tùng – vân vân – văn” (Nam Phong số 56, tháng 2 năm 1922). -“Hà – Đông thập - vịnh” (Nam Phong số 166, tháng 10 năm 1932)…