9. Kết cấu của luận văn
2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
2.3.1. Về cơ sở vật chất và tinh thần làm việc
Tại các trƣờng đại học nghiên cứu trên thế giới, mỗi một bộ môn nghiên cứu đều có phòng thí nghiệm riêng và đƣợc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ NCKH và giảng dạy. Giảng viên vừa làm công việc giảng dạy và vừa làm công việc NCKH tại phòng thí nghiệm của bộ môn mình. Hai công việc này bổ sung cho nhau và làm cho giảng viên rất say mê NCKH. Sinh viên thực tập tại phòng thí nghiệm và làm quen với nghiên cứu, phƣơng pháp trình bày dữ liệu và viết báo cáo khoa học. Các dữ liệu mà sinh viên thực hiện cũng sẽ đƣợc sử dụng nhƣ những dữ kiện khoa học của bộ môn. Thực tế trong
nhiều năm qua nhà trƣờng cũng đã chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm thể hiện ở nhiều dự án tăng cƣờng năng lực trang thiết bị cho các khoa, các bộ môn, các trung tâm, các phòng nghiên cứu v..v..xong vẫn chƣa đồng bộ; hiệu quả khai thác, sử dụng các trang thiết bị vẫn chƣa cao. Có nhiều nơi cần trang thiết bị nghiên cứu thì không có, một số nơi khác thì thiết bị không đƣợc sử dụng và khai thác gây nên lãng phí và kém hiệu quả. Nhiều cán bộ khoa học trẻ, sinh viên nhà trƣờng không có điều kiện sử dụng các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc NCKH và thực tập của mình; các kết quả nghiên cứu, các dữ kiện nghiên cứu của họ không đƣợc sử dụng nhƣ những dữ kiện khoa học của bộ môn.
Cơ sở vật chất trang thiết bị ở một số bộ môn còn rất hạn chế, có rất nhiều cán bộ giảng dạy rất ít khi làm thí nghiệm và NCKH tại phòng thí nghiệm của bộ môn và bản thân trong suy nghĩ của họ cũng không hứng thú. Dƣờng nhƣ ở một số phòng thí nghiệm chỉ để phục vụ những thí nghiệm rất cơ bản và xa rời thực tế. Các kết quả nghiên cứu thƣờng không có tiêu chuẩn đánh giá để có thể đăng các bài báo quốc tế. Một thực tế hiện nay là nhiều Labo hiện đại đều nằm ở các viện nghiên cứu chứ không thuộc trƣờng đại học.
Về tinh thần làm việc: trong một bộ môn, sự cộng tác làm việc là rất quan trọng. Các tiến sỹ, nghiên cứu sinh, các sinh viên thực tập luôn làm việc theo nhóm dƣới sự chỉ huy của nhóm trƣởng. Các nhóm trƣởng lại dƣới sự chỉ huy của giáo sƣ. Mặc dù mỗi thành viên đều có công việc riêng của mình xong họ phải hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Các thành viên góp ý rất có trách nhiệm bởi vì thành công của ngƣời khác cũng là thành công chung của nhóm. Tuy nhiên thực tế tại các bộ môn nghiên cứu của nhà trƣờng chƣa hình thành đƣợc nhiều nhóm nghiên cứu. Một nghiên cứu sinh thƣờng chỉ làm việc với một thày hƣớng dẫn. Họ thƣờng không mang dữ liệu của mình ra bàn bạc vì họ không muốn tình trạng chín ngƣời mƣời ý. Giúp đỡ đồng nghiệp trong
NCKH chƣa thành một nhiệm vụ của bộ môn nghiên cứu. Chính sự đố kị này đã cản trở hoạt động NCKH trong nhà trƣờng nói riêng và xã hội nói chung.
Qua thực tế khảo sát tác giả nhận đƣợc nhiều ý kiến của các CB-GV nhà trƣờng bày tỏ về vấn đề “thiếu thời gian” cho NCKH. Nhiều giảng viên quá tải với số giờ lên lớp ở nhiều hệ đào tạo trong nhà trƣờng từ đào tạo Đại học chính quy, sau Đại học, tại chức, đào tạo văn bằng hai.... đang là tình trạng phổ biến.
Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng : Giảng viên trong trƣờng đại học hiện nay đang trở thành các “thợ dạy”, nhiều giảng viên mỗi ngày chỉ ghé qua phòng thí nghiệm đƣợc rất ít thời gian, cá biệt có những giảng viên rất hiếm khi tới phòng thí nghiệm làm việc. Bên cạnh đó sự phân tán nguồn nhân lực hiện nay cũng nhƣ chƣa có chính sách rõ về quyền lợi trong NCKH nên giảng viên thích đi giảng dạy hơn là làm NCKH. Do sự chênh lệch về lƣơng bổng, quyền lợi; sinh viên giỏi sau khi ra trƣờng thích làm việc ở các doanh nghiệp hơn mà không muốn gắn bó với nhà trƣờng.
Liên quan tới tinh thần làm việc của CB-GV nhà trƣờng, cũng phải đề cập tới khía cạnh con ngƣời, đó là cái “TÂM” của nhà khoa học. Bản thân các nhà khoa học đã thật sự hoàn thành nhiệm vụ của mình chƣa? Có bao nhiêu phần trăm các nhà khoa học trong nhà trƣờng thật sự có tâm với các công trình nghiên cứu của mình ?
Việc mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan đã gây cản trở nhiều cho công tác đánh giá khách quan một vấn đề nghiên cứu đƣợc đặt ra.
2.3.2. .Khái quát thực trạng động cơ NCKH của CB-GV nhà trường
Nhƣ đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, hoạt động NCKH là hoạt động chủ đạo của CB-GV trong trƣờng đại học. Hoạt động NCKH có đối tƣợng là các tri thức và các kỹ năng, kỹ xảo, thái độ tƣơng ứng, CB-GV tiến hành NCKH để biến các tri thức khoa học thành kỹ năng, kỹ xảo tƣơng ứng đó thành cái riêng của mình. Bất kỳ một hoạt động nào cũng đƣợc thúc đẩy bởi
những động cơ xác định và hoạt động NCKH cũng vậy nó đƣợc thúc đẩy bằng hệ thống động cơ NCKH của CB-GV nhà trƣờng. Hệ thống động cơ này là những yếu tố tâm lý tạo nên sức mạnh tinh thần điều chỉnh hoạt động của ngƣời làm khoa học nhằm chiếm lĩnh đối tƣợng là các tri thức khoa học, các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Hệ thống động cơ này không có sẵn mà nó có đƣợc hình thành dần trong quá trình hoạt động tiếp xúc và chiễm lĩnh các tri thức khoa học của chuyên ngành.
Để tìm hiểu động cơ NCKH của CB-GV nhà trƣờng tác giả tiến hành trƣng cầu với 100 phiếu tập trung vào phạm vi là các cán bộ đang làm giảng dạy tại các Khoa trong Nhà trƣờng và đƣa ra câu hỏi : “ Khi đang công tác tại nhà trƣờng, lý do nào khiến quý thày/cô NCKH”. Những lý do kích thích cán bộ NCKH là những nguyện vọng, những ý hƣớng, ý muốn ban đầu của cán bộ là tiền đề để sau khi bƣớc vào hoạt động NCKH tại nhà trƣờng chúng sẽ trở thành những nội dung cụ thể của động cơ NCKH. Thông qua điều tra tác giả thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
- 70% cho rằng việc NCKH là nhiệm vụ của CB-GV.
- 30% lại khẳng định việc tham gia NCKH cho xứng đáng với cán bộ của một trƣờng đại học, xứng đáng là một nhà khoa học..v..v.
Những biểu hiện trên cho thấy rằng khi tham gia NCKH thì động cơ NCKH của CB-GV nhà trƣờng còn hết sức chung chung, trừu tƣợng, động cơ chƣa có nội dung rõ ràng.
Tuy nhiên với những CB-GV đã từng tham gia nghiên cứu KH lâu năm thì có sự phân hoá thành nhiều loại động cơ khác nhau và đƣợc sắp xếp thứ bậc khá rõ ràng. Điều này đƣợc thể hiện ở số liệu thu đƣợc sau khi đƣợc xử lý bằng cách tính điểm trung bình.
Bảng 2.16. Điểm trung bình và thứ bậc của các loại động cơ trong hệ thống động cơ NCKH của cán bộ giảng viên nhà trường
Các nhóm động cơ ĐTB Xếp thứ bậc
Động cơ hoàn thiện tri thức 3.50 1
Động cơ nghề nghiệp 3.36 2
Động cơ tự khẳng định 2.98 3
Động cơ quan hệ xã hội 2.72 4
Động cơ nặng về lợi ích cá nhân, nhẹ
về lợi ích tập thể và của ngƣời khác 2.17 5
Nhƣ vậy động cơ NCKH đã đƣợc phân hoá hết sức rõ ràng thành các nhóm động cơ hoàn thiện tri thức, động cơ nghề nghiệp, động cơ quan hệ xã hội, động cơ tự khẳng định, động cơ nặng về lợi ích cá nhân nhẹ về lợi ích tập thể và của ngƣời khác. Tuy nhiên, vấn đề là cần làm rõ khía cạnh nội dung và khía cạnh lực thúc đẩy của nó.
2.3.3. Khía cạnh nội dung và khía cạnh lực của động cơ NCKH của cán bộ giảng viên trong nhà trường
Ở trên tác giả đã trình bày, cấu trúc của động cơ bao giờ cũng gồm 2 phần: Khía cạnh nội dung và khía cạnh lực của động cơ. Động cơ NCKH cũng bao gồm 2 khía cạnh đó. Khía cạnh nội dung của động cơ NCKH phản ánh giá trị, nội dung mà ngƣời làm NCKH muốn vƣơn tới, đạt tới thông qua hoạt động NCKH. Để có một giá trị, một nội dung nào đó trở thành động cơ có khả năng thúc đẩy con ngƣời hành động thì đòi hỏi con ngƣời không chỉ nhận thức đƣợc nội dung các giá trị mà bản thân các giá trị đƣợc nhận thức phải có một lực đẩy nào đó. Khía cạnh lực của động cơ phản ánh độ mạnh của động cơ NCKH. Khía cạnh lực cho chúng ta thấy động cơ NCKH có khả thúc đẩy ngƣời NCKH tiến hành các hoạt động nhằm thoả mãn động cơ đó không? Nếu có thì động cơ NCKH đó có sức mạnh thúc đẩy ngƣời làm nghiên cứu
NCKH đến mức nào tức là độ hiệu lực của động cơ đến mức nào. Chính vì vậy, tác giả khảo sát động cơ NCKH của CB-GV trong nhà trƣờng ở hai khía cạnh: Khía cạnh nội dung và khía cạnh lực thúc đẩy nó dƣới góc độ quản lý.
(a). Nội dung của động cơ NCKH của cán bộ giảng viên nhà trường
Để nghiên cứu khía cạnh nội dung động cơ NCKH của CB-GV nhà trƣờng tác giả đƣa ra câu hỏi : “Những lý do nào dƣới đây có sức mạnh thúc đẩy việc NCKH” và liệt kê ra 18 lý do, trong đó:
+ Nhóm động cơ hoàn thiện tri thức, bao gồm 3 lý do:
- Muốn nắm vững cách giành lấy tri thức
- Muốn nắm vững các tri thức KH-CN
- Muốn có một vốn hiểu biết về Khoa học & Công nghệ để vận dụng nó vào cuộc sống
+ Nhóm động cơ nghề nghiệp bao gồm 3 lý do:
- Muốn có một nghề nghiệp ổn định
- NCKH để sau này làm việc tốt
- Muốn trở thành một nhà khoa học giỏi
+ Nhóm động cơ quan hệ xã hội bao gồm 4 lý do:
- Muốn hoàn thành nhiệm vụ của một CB-GV đối với nhà trƣờng
- Muốn thể hiện sự tôn trọng của đồng nghiệp và sinh viên
- Muốn làm cho cấp trên hài lòng
- Muốn NCKH để phục vụ xã hội
+ Nhóm động cơ tự khẳng định mình bao gồm 3 lý do:
- Muốn khẳng định mình có năng lực NCKH
- Muốn trở thành một cán bộ giỏi về giảng dạy và cả NCKH
- Muốn đồng nghiệp quý mến, tôn trọng thông qua các thành quả NCKH của mình
+ Nhóm động cơ nặng về lợi ích cá nhân bao gồm 5 lý do:
- Muốn đƣợc ở lại HN làm việc lâu dài
- Muốn có thành tích thi đua với cán bộ viên chức
- Không muốn bị cấp trên phê bình
- Chờ đợi để tìm kiếm cơ hội khác tốt hơn
Cách đánh giá về mức độ ý thức về nội dung động cơ NCKH nhƣ sau: Ở bảng hỏi tác giả đã chia làm 4 mức độ và cho điểm nhƣ sau:
- Có sức thúc đẩy mạnh: 4 điểm
- Có sức thúc đẩy vừa: 3 điểm
- Có sức thúc đẩy yếu: 2 điểm
- Hầu nhƣ không có sức thúc đẩy: 1 điểm
Từ đó tác giả tính điểm trung bình bằng công thức sau:
ĐTB = ( N1x4 +N2x3 + N3x2 + N4x1)/ tổng số
Trong đó:
(N1x4): Số phiếu chọn có sức thúc đẩy mạnh nhân với 4 điểm (N2x3): Số phiếu chọn có sức thúc đẩy vừa nhân với 3 điểm (N3x2): Số phiếu chọn có sức thúc đẩy yếu nhân với 2 điểm
(N4x1): Số phiếu chọn hầu nhƣ không có sức thúc đẩy nhân với 1 điểm Tổng số là : 100 phiếu trƣng cầu thu đƣợc.
Tác giả chia mức độ nhận thức về nội dung động cơ làm 4 mức độ, khoảng cách giữa các khoảng đƣợc tínhh bằng công thức sau:
Khoảng cách = (4-3)/4
Nhƣ vậy, từ 1 đến 1.8 điểm : Nội dung động cơ đƣợc nhận thức ở mức độ rất thấp
Từ 1.81 2.6 điểm: Nội dung động cơ đƣợc nhận thức ở mức độ thấp Từ 2.61 3.4 điểm: Nội dung động cơ đƣợc nhận thức ở mức độ trung bình
Sau đây tác giả xin trình bầy kết quả nghiên cứu về mức độ nhận thức của CB-GV nhà trƣờng về lực thúc đẩy của từng loại động cơ đối với bản thân họ, qua đó chúng ta có thể biết khía cạnh nội dung của động cơ của họ ở mức độ nào.
+ Động cơ hoàn thiện tri thức
Ở nhóm động cơ này tỷ lệ cán bộ nhận thức đƣợc sâu sắc nội dung của động cơ khá cao. Điều đó đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.17. Nhận thức của CB-GV về nội dung của động cơ hoàn thiện tri thức:
Nhóm động cơ hoàn thiện tri
thức Sức thúc đẩy mạnh Sức thúc đẩy vừa Sức thúc đẩy ít Hầu nhƣ không thúc đẩy Tổng ĐTB N 1 TL (% ) N2 TL (% ) N3 TL (% ) N 4 TL (% ) N TL (%) Muốn nắm vững cách giành lấy tri thức 62 62 26 26 6 6 6 6 10 0 100 3.44 Muốn nắm vững các tri thức KH- CN 76 76 16 16 8 8 0 0 10 0 100 3.68 Muốn có một vốn hiểu biết về Khoa học & Công nghệ để vận dụng nó vào cuộc sống 66 66 24 24 10 10 0 0 10 0 100 3.38 Trung bình chung 68 3.5
Nhìn chung ở nhóm động cơ này các cán bộ đều nhận thức với mức độ cao với điểm trung bình là 3.5 ( theo quy ƣớc từ 3.41 đến 4.2 điểm, nội dung đƣợc nhận thức ở mức độ cao).
Trong nhóm động cơ này thì nhóm động cơ “ muốn nắm vững cách giành lấy tri thức” tức là động cơ về phƣơng pháp NCKH đạt 3.44 điểm (so với 3.5 điểm trung bình chung của cả nhóm động cơ hoàn thiện tri thức). Theo tác giả sở dĩ nhƣ vậy là do một số cán bộ còn chƣa thấy hết đƣợc ý nghĩa quan trọng của phƣơng pháp NCKH trong trong hoạt động NCKH. Quá trình NCKH không chỉ là việc tiếp thu những tri thức và những kỹ năng, kỹ xảo tƣơng ứng mà còn hƣớng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động NCKH, nói cách khác là tiếp thu cả phƣơng pháp chiếm lĩnh tri thức đó. Nhờ vậy, mà ngƣời làm NCKH dù ở đâu vẫn tích luỹ đƣợc cho bản thân mình những phƣơng pháp tự NCKH suốt đời nhằm tiếp thu những tri thức vốn không ngừng phát triển của KH-CN. Nhận thức đƣợc điều này sẽ góp phần thúc đẩy cán bộ nghiên cứu không ngừng cố gắng tìm kiếm phƣơng pháp NCKH phù hợp, để ngày càng làm giàu thêm vốn tri thức của bản thân mình.
Động cơ “Muốn nắm vững các tri thức về Khoa học & Công nghệ”, nội dung này đã đƣợc cán bộ nhận thức ở mức cao so với các nội dung khác, với điểm trung bình là 3.68 (cao nhất trong tổng số 18 nội dung). Điều này cho thấy ở hầu hết các cán bộ NCKH đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc chiếm lĩnh các tri thức KH-CN cũng nhƣ thể hiện khát vọng chiếm lĩnh các tri thức KH-CN. Đây là những động cơ hết sức có ý nghĩa với đặc thù của công tác NCKH trong trƣờng đại học cũng nhƣ với bản thân ngƣời làm NCKH. Vì vậy, “Muốn nắm vững các tri thức về Khoa học & Công nghệ” là nguyện vọng tha thiết của hầu hết CB-GV nhà trƣờng hiện đang làm công tác NCKH. Tỷ lệ khách thể nhận thấy nó có sức thúc đẩy mạnh đối với hoạt động NCKH của mình trong
động cơ này là rất cao: 76% ( hơn 3/4 tổng số khách thể), cho thấy hầu hết CB- GV đều mong muốn nắm vững các tri thức KH-CN để vận dụng kiến thức vào công tác giảng dạy, các kỹ năng nghề nghiệp cũng nhƣ vận dụng vào cuộc sống