Tính đố kị cản trở động cơ NCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động cơ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên các trường đại học (nghiên cứu trường hợp trường đại học khoa học tự nhiên ĐQGHN) (Trang 73 - 76)

9. Kết cấu của luận văn

2.4. PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN

2.4.3. Tính đố kị cản trở động cơ NCKH

Tính đố kỵ dẫn đến không đánh giá đúng, không phục nhau, gây mất đoàn kết đang làm cản trở sự nghiệp khoa học.

Muốn trọng dụng các nhà khoa học, đầu tiên phải đánh giá đúng khả năng của họ. Rất nhiều nhà khoa học làm đƣợc việc nhƣng mà đánh giá đúng chƣa đƣợc chính xác. Có ngƣời chuyên về lý thuyết, có ngƣời chuyên cả lý thuyết lẫn thực hành, có ngƣời chỉ chuyên về thực hành mà lý thuyết không mạnh. Hiện tƣợng này phổ biến nhiều vì chúng ta vẫn còn tệ quan liêu. Thực sự coi trọng các nhà khoa học, quan điểm đó chƣa thực hiện một cách đúng. Nói là trọng dụng các nhà khoa học, nhƣng trƣớc khi trọng dụng chƣa hiểu họ có khả năng gì, có thể tham gia vào lĩnh vực nào...?

Có ngƣời nói giỏi nhƣng làm việc thực tế hiệu quả không cao. Nhƣng có ngƣời không biết nói nhiều nhƣng làm rất hiệu quả. Cho nên trông công tác quản lý phải hiểu vấn đề đó chứ không nên chỉ nghe nhà khoa học nói mà

phải xem họ làm và đánh giá kết quả một cách khách quan thì mới là trọng dụng.

Chúng ta vẫn còn tồn tại một cái nhƣợc điểm trong con ngƣời là tính đố kỵ. Thƣờng là không đánh giá đúng lẫn nhau, không chịu phục nhau, đôi khi đi đến mất đoàn kết không liên hợp với nhau đƣợc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.

Nhƣ vậy qua thực tế khảo sát và điều tra xã hội học tác giả đã thu đƣợc các kết quả trình bày ở trên. Một cách khái quát, thực trạng hoạt động NCKH của CB-GV nhà trƣờng : Động cơ NCKH đã đƣợc hình thành, nhƣng chƣa ở mức cao, chƣa có sự hài hòa giữa khía cạnh nội dung và khía cạnh nội lực. Hầu hết cán bộ đều ý thức rõ ràng về khía cạnh nội dung của động cơ NCKH với nhiều nội dung phong phú và số CB-GV đã tự nhận định rằng nó có sức thúc đẩy rất mạnh trong hoạt động NCKH. Trong thực tế về khía cạnh lực thì động cơ NCKH lại có hiệu lực thúc đẩy chƣa cao ở hầu hết CB-GV nhà trƣờng.

Hầu hết cán bộ , giảng viên đã nhận thức rõ ràng cái gì mình muốn vƣơn tới, muốn đạt tới. Động cơ NCKH rất phong phú với các nhóm động cơ chủ yếu nhƣ : Động cơ hoàn thiện tri thức, động cơ nghề nghiệp, động cơ xã hội, động cơ tự khẳng định và động cơ vụ lợi.

Các nhóm động cơ NCKH đƣợc sắp xếp ở thứ bậc nhƣ sau : Động cơ hoàn thiện tri thức ở bậc một, động cơ nghề nghiệp ở bậc thứ hai, động cơ vụ lợi ở vị trí thấp nhất. Thứ bậc của động cơ có thể có biến đổi theo thời gian tuy nhiên sự biến đổi này là không đáng kể.

Mặc dù hầu hết các CB-GV đều đã đƣa ra quan điểm rõ ràng, những nội dung về động cơ NCKH mà mình muốn vƣơn tới, tuy nhiên sức mạnh thúc đẩy của động cơ NCKH chƣa có sự phát triển tƣơng xứng. Độ hiệu lực

của động cơ NCKH còn ở mức chƣa cao trong CB-GV. Nhiều CB-GV NCKH chỉ có hiệu lực ở mức tiềm năng.

Nguyên nhân của thực trạng trên do nhiều điều kiện khách quan cũng nhƣ chủ quan nhƣ chế độ chính sách về lƣơng, các điều kiện làm việc, môi trƣờng làm việc...bên cạnh đó cũng phải kể đến các yếu tố chủ quan nhƣ cái tâm của nhà khoa học, đạo đức trong NCKH cũng nhƣ các động cơ vụ lợi vẫn còn tồn tại không ít trong giới cán bộ NCKH.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỘNG CƠ NCKH CỦA CÁN BỘ VÀ GIẢNG VIÊN NHÀ TRƢỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động cơ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên các trường đại học (nghiên cứu trường hợp trường đại học khoa học tự nhiên ĐQGHN) (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)