Trình độ của đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khả năng đáp ứng yêu cầu nghề thông tin thư viện của sinh viên được đào tạo tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 42)

8. Dự kiến kếtquả nghiên cứu

2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ đang công tác trong các cơ

2.2.2. Trình độ của đội ngũ cán bộ

Qua KS 124 CB, CB tốt nghiệp hệ CQ chiếm số đông với 69%.

69% 29% 2% TN hệ CQ TN hệ TC TN hệ VBH

Biểu đồ 2.2: Thể hiện hệ ĐT của CB

NL được KS chủ yếu có trình độ cử nhân với 60%, tỉ lệ CB học cao học và làm NCS là con số đáng mừng cho ngành TT-TV và cho Khoa TT-TV của Trường, thể hiện sự tâm huyết với nghề nghiệp của CB TT-TV, họ đã không ngừng phấn đấu trong công việc, cuộc sống, nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa hoạt động TT-TV của đất nước.

60% 28% 10% 2% Cử nhân Đang học cao học Thạc sĩ Đang làm NCS

Biểu đồ 2.3: Thể hiện trình độ học vấn của CB

Với 124 CB được khảo sát từ khóa ĐT năm 1999 đến năm 2009, tỉ lệ SV khóa ĐT năm 2006 chiếm số đông (21%) hiện đang công tác tại các cơ quan TT-TV tại Hà Nội. Tỉ lệ SV khóa ĐT năm 2009 khi tác giả tiến hành KS thì ra trường chưa được bao lâu nên số lượng CB công tác còn ít. 7% 6% 6% 10% 6% 12% 7% 21% 10% 13% 2% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

2.2.3. Điều kiện làm việc của cán bộ

Về kiến thức: Từ con số 64% CB trả lời kiến thức chuyên môn

vững vàng rất thuận lợi và 30% trả lời với kiến thức của mình nên thuận lợi trong công việc, điều này thể hiện luôn chất lượng dạy và học của thầy trò tại Khoa TT-TV, đây là con số đáng nói và cần phát huy hơn nữa vai trò ĐT của Khoa TT-TV cũng như của Trường Đại học KHXH&NV, để cung cấp kiến thức chuyên môn cho NL TT-TV.

64% 30% 6% Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thường

Biểu đồ 2.5: Những thuận lợi và khó khăn về kiến thức chuyên môn

Công cụ làm việc đƣợc trang bị: Nhìn chung thì điều kiện tại các

cơ quan TT-TV ở mức trung bình (với 43% CB trả lời ở mức độ bình thường), công cụ làm việc hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành chưa đủ. Một vấn đề cũng đặt ra là công cụ làm việc được trang bị đầy đủ, hiện đại thì bản thân người vận hành và sử dụng chúng có đáp ứng được không? Vì vậy cần có chính sách phát triển đồng bộ, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại phải đi cùng với kỹ năng sử dụng và quản lý chúng, thế mới phát huy được sức mạnh của công nghệ và trang thiết bị hiện đại.

12% 32% 43% 10% 3% Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thường Khó khăn Rất khó khăn

Biểu đồ 2.6: Những thuận lợi và khó khăn về công cụ làm việc

Yêu cầu công việc: Có thể thấy một nhận xét chung, hiện nay công việc tại các cơ quan TT-TV vẫn hoạt động ở mức độ bình thường (36% CB trả lời ở mức độ bình thường), vì vậy những yêu cầu đặt ra trong công việc cho mỗi CB chưa thực sự là đòi hỏi CB trình độ cao, chưa khai thác hết được khả năng của mỗi CB. Số người trả lời yêu cầu công việc cao nên gặp khó khăn trong công việc, phần lớn do khả năng tin học và ngoại ngữ chưa đáp ứng được với yêu cầu của công việc, phần chuyên môn nghiệp vụ chưa được tôi luyện và cập nhật, trong khi đó thì nhu cầu thông tin của độc giả là rất lớn và phong phú, trình độ của NDT ngày càng nâng cao.

12% 20% 36% 23% 9% Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thường Khó khăn Rất khó khăn

Thời gian làm việc: Thời gian làm việc tại các cơ quan TT-TV đã có phần được linh động, tạo thuận lợi cho công việc và cuộc sống, mức thuận lợi và khó khăn của thời gian làm việc và yêu cầu của công việc tương đồng nhau với 36% trả lời bình thường và 33% trả lời thuận lợi và rất thuận lợi.

13% 20% 36% 21% 10% Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thường Khó khăn Rất khó khăn

Biểu đồ 2.8: Những thuận lợi và khó khăn về thời gian làm việc

Môi trƣờng làm việc: 17% 30% 34% 15% 4% Rất TL Thuận lợi Bình thường Khó khăn Rất khó khăn

Có thể thấy phần lớn các cơ quan TT-TV ở nước ta vẫn còn hoạt động theo kiểu truyền thống, chưa tạo ra môi trường làm việc lý tưởng, song cũng không có nhiều khó khăn trong môi trường làm việc tại cơ quan trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập cùng phát triển.

Những con số được trả lời trên đây cũng là một thực tế, vì ngành TT-TV ở nước ta đang trên con đường phát triển, còn nhiều khó khăn thiếu thốn, phần lớn nguồn NL lại công tác trong các cơ quan TT-TV trường học, hoạt động của Trung tâm TT-TV nhiều trường chưa thực sự được quan tâm và đầu tư đúng ý nghĩa phát triển của ngành, nên môi trường làm việc ở mức độ bình thường chưa thực thụ.

Điều kiện học tập nâng cao trình độ: Qua phỏng vấn có thể thấy

một nhận định chung là nguồn NL TT-TV rất mong muốn có nhiều cơ hội để được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ phục vụ cho công việc và cuộc sống. 20% 27% 40% 10% 3% Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thường Khó khăn Rất khó khăn

Kết quả KS cho thấy số CB được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ thuận lợi nhiều hơn khó khăn, đã thấy được sự quan tâm tạo điều kiện đúng mực của lãnh đạo các cơ quan TT-TV, số người trả lời khó khăn và rất khó khăn là do công việc ở cơ quan nhiều, lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc, trong khi đó NL ít chưa có người hỗ trợ công việc.

Sự giúp đỡ của đồng nghiệp và lãnh đạo: Đặc thù của ngành TT-TV với các công việc liên quan, rằng buộc và tác động lẫn nhau, là “một dây truyền công nghệ”, vì vậy sự giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc là hết sức cần thiết.

16% 41% 35% 6% 2% Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thường Khó khăn Rất khó khăn

Biều đồ 2.11: Sự giúp đỡ của đồng nghiệp và lãnh đạo

Có thể thấy chung lại là các CB được sự giúp đỡ rất nhiều từ đồng nghiệp và lãnh đạo cơ quan, trong công việc cũng như cuộc sống, tạo nhiều thuận lợi cho họ trong công việc. Số người khi được hỏi trả lời là khó khăn và rất khó khăn là do Trung tâm TT-TV ít người hoặc chỉ có một mình, trong khi ở các bộ phận khác lại không có nghiệp vụ về TT-TV nên không thể giúp đỡ gì họ trong công việc.

2.2.4. Điều kiện sống của cán bộ

Khi được hỏi về mức thu nhập hàng tháng, gồm cả lương cơ bản và phụ cấp khác, cho câu trả lời chung là mức thu nhập của CB TT- TV còn thấp, chưa tương xứng với mức độ công việc và sức lao động cũng như nghiên cứu sáng tạo của ngành. Có thể thấy mức thu n hập bình quân của nguồn NL này trong khoảng từ 2 triệu tới 3 triệu chiếm đa số, đây là mức thu nhập so với nhiều ngành khác và cuộc sống còn thấp, trong khi chi phí sinh hoạt lại đắt đỏ, ảnh hưởng nhiều tới công việc và cuộc sống của mỗi CB, đôi khi họ không toàn tâm toàn ý với công việc tâm huyết của mình.

6% 18% 23% 27% 7% 13% 5% 1% Trên 1 triệu Từ 1,6-2 triệu Trên 2 triệu Từ 2,6-3 triệu Trên 3 triệu Từ 3,6-4 triệu Trên 4 triệu Trên 5 triệu

Biểu đồ 2.12: Thu nhập hàng tháng của CB

Hơn nữa nguồn NL được ĐT tại Khoa TT-TV của Trường đang công tác chủ yếu tại bộ phận phục vụ bạn đọc trong các cơ quan TT- TV với thời gian phục vụ bạn đọc thường cố định, nên thời gian bó hẹp. Kết quả 64% CB trả lời thu nhập thấp là điều kiện rất khó khăn ảnh hưởng rất lớn tới công việc cũng như trang trải cuộc sống của họ.

64% 24% 10% 1%1% Rất khó khăn Khó khăn Bình thường Thuận lợi Rất thuận lợi

Biểu đồ 2.13: Thuận lợi và khó khăn trong thu nhập

Trước mức thu nhập của mình tại cơ quan, mỗi CB khi được hỏi với mức thu nhập đó có đủ trang trải cuộc sống không? Có tới 91% trả lời là chưa đủ và đều có mong muốn cải thiện mức thu nhập của mình.

10%

13%

40% 26%

9% 2%

3 triệu 4 triệu 5 triệu 6 triệu 7 triệu 10 triệu

Biểu đồ 2.14: Ý kiến về mức thu nhập tối thiểu

Trả lời cho câu hỏi mức thu nhập tối thiểu là bao nhiêu, 40% cho rằng thu nhập tối thiểu là 5 triệu. Đây là mức mong muốn thu nhập tối thiểu phù hợp với cuộc sống tại

Có thể thấy mức thu nhập hiện tại của CB tại các cơ quan TT-TV là thấp so với các ngành khác, các khoản phụ cấp hay các chế độ (chế độ độc hại) ít và có khi còn chưa được thực hiện ở một số cơ quan. Đây cũng là nguyên nhân tác động lớn tới hoạt động TT-TV, CB chưa thực sự tập trung vào công việc của mình vì phải lo cơm áo gạo tiền, sự nhìn nhận đánh giá tầm quan trọng của nghề trong xã hội, …

2.3. MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC TẾ TẠI CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN - THƢ VIỆN QUAN THÔNG TIN - THƢ VIỆN

2.3.1. Mức độ đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ

Kết quả KS 124 người, chỉ có 22 người đảm nhận riêng một công việc trong cơ quan chiếm 18%, còn 92 người chiếm 82% làm công tác kiêm nhiệm nhiều khâu trong thư viện.

Qua KS có thể thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của các SV đã được ĐT tại Khoa TT-TV dù làm công việc gì trong khâu nghiệp vụ đều tốt và rất tốt, tương đồng với kiến thức chuyên môn vững vàng thuận lợi trong công việc. Họ đã vận dụng những điểm số mình có được trên giảng đường vào công việc, đã có sự học đi đôi với hành, hoàn thành tốt công việc của mình tại cơ quan.

2.3.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ

Ngoại ngữ các CB sử dụng chủ yếu là tiếng Anh với 95%. Đây là con số hiển nhiên, bởi ĐT ngoại ngữ ngành TT-TV trong Khoa chủ yếu là tiếng Anh. Các tài liệu tham khảo, tài liệu nghiệp vụ tiếng nước ngoài cũng chủ yếu là tiếng Anh.

Khi được hỏi về khả năng sử dụng ngoại ngữ thì phần lớn ngoại ngữ của nguồn NL này dừng ở mức trung bình.

2% 1% 2% 25% 26% 45% 44% 55% 57% 36% 46% 13% 12% 8% 4% 2% 6% 4% 4% 6% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Nghe Nói Đọc/Dịch Viết Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém

Biểu đồ 2.16: Trình độ ngoại ngữ của CB

Với kết quả KS như trên, trình độ ngoại ngữ của CB phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc TT-TV trong việc hội nhập,

nhưng xét thực tế tại Việt Nam và đơn cử tại các cơ quan TT-TV đã KS thì đa số nguồn NL làm công tác phục vụ phòng đọc tại các thư viện trường học, nguồn sách ngoại văn ít chủ yếu là từ điển, hơn nữa nhu cầu và trình độ của bạn đọc về ngoại ngữ cũng là một tác động đối với trình độ của CB. Điều này thể hiện ở mức độ sử dụng ngoại ngữ của CB tại các cơ quan TT-TV với 12% người thường xuyên, 12% không bao giờ chiếm 12%, 76% thỉnh thoảng sử dụng.

12%

76% 12%

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Biểu đồ 2.17: Mức độ sử dụng ngoại ngữ của CB

Ngoại ngữ là chìa khóa để mở tới hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, trao đổi dữ liệu, giao lưu tiếp thu tinh hoa và tiên tiến của thế giới. Vì vậy trong hoạt động TT-TV nói riêng và hoạt động xã hội nói chung, mỗi người cần có khả năng thông thạo ít nhất là một ngoại ngữ, đối với Việt Nam thì tiếng Anh là ngoại ngữ được ưu tiên.

2.3.3. Mức độ đáp ứng yêu cầu về công nghệ thông tin 12% 12% 37% 50% 51% 43% 37% 34% 17% 10% 2% 2% 3% 1% 1% 0% 20% 40% 60% 80% 100% PMTV Tin học VP Internet Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém

Biểu đồ 2.18: Trình độ tin học của CB

Kỹ năng sử dụng phần mềm thư viện tốt chiếm 50%, kỹ năng sử dụng tin học văn phòng tốt chiếm 51%, kỹ năng sử dụng Internet tốt 43%. Có thể thấy nguồn NL sử dụng 3 kỹ năng tin học trong công việc ở mức độ tương đồng nhau, so với trình độ ngoại ngữ thì nguồn NL này có trình độ tin học tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại của cơ quan.

2.3.4. Nhận thức về nghề nghiệp của cán bộ 47% 47% 21% 3% 29% Rất tốt Tốt Khá T.bình

Công việc gì cũng cần sự tâm huyết và nhận thức, có như thế mới phát huy được năng lực của bản thân và sự phát triển chung của công việc. Thấm nhuần những tư tưởng nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cùng với những thực tế trong công việc, nguồn NL này có nhận thức sâu sắc về nghề ngiệp.

Thế giới xếp nghề TT-TV là 01 trong 10 nghề danh giá trên thế giới, ở các nước phát triển đặc biệt là Mỹ rất quan tâm tới việc ĐT và sử dụng rất hiệu quả nguồn NL này và vị thế xã hội của nghề TT-TV được đánh giá rất cao trong xã hội, được đãi ngộ xứng đáng. Tại các quốc gia phát triển như Thụy Sỹ, các CB thư viện đóng vai trò tư vấn pháp luật cho các hội nghị quốc tế về các vấn đề luật quốc tế nảy sinh trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Tại Thụy Điển CB thư viện được tham gia xây dựng, thiết kế chương trình ĐT cùng với đội ngũ giáo viên trong trường đại học.[12, tr. 37]

Ở nước ta khi các CB TT-TV nhận thức được sâu sắc về ý nghĩa công việc của mình đang làm, thì nghề TT-TV vẫn chưa được xã hội đánh giá đúng, với 124 người được hỏi là nghề TT-TV tại Việt Nam đã được đánh giá đúng hay chưa? Có tới 96% trả lời là chưa được đánh giá đúng, chỉ có 4% trả lời là đã được đánh giá đúng, đây là một thiệt thòi của ngành TT-TV ở Việt Nam. Vậy nguyên nhân của nhận thức này là ở đâu?

4%

96%

Đúng Chưa đúng

Biểu đồ 2.20: Thể hiện sự đánh giá về nghề nghiệp

Khi trả lời cho nguyên nhân của việc chưa được đánh giá đúng thì phần lớn cho rằng do thu nhập thấp chiếm 65%. Có thể thấy nguyên nhân chính của việc đánh giá chưa đúng về nghề TT-TV là thu nhập thấp và khâu tuyển chọn CB chưa chặt chẽ.

65% 32% 24% 38% 30% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Thu nhập thấp Ý thức Không q.trọng Tuyển chọn N.Cầu XH

Một vài ý kiến cho rằng thư viện từ trước tới nay là “cái bãi rác” nên họ không dám bàn cãi gì thêm về nguồn NL tại cơ quan mình, chính điều này cũng ảnh hưởng lớn tới định hướng phát triển của hoạt động TT-TV. Tại Mỹ một người được cấp phép làm việc trong lĩnh vực TT-TV phải có bằng thạc sỹ TT-TV, những tiến sĩ hay nhà khoa học ở các lĩnh vực khoa học khác muốn làm việc trong ngành TT-TV cũng bắt buộc phải có bằng thạc sỹ TT-TV trở lên, trong khi đó tại nước ta, nhiều cơ quan TT-TV trường học nhận CB thư viện không đúng chuyên môn nên chưa khai thác được sức mạnh của CB, những

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khả năng đáp ứng yêu cầu nghề thông tin thư viện của sinh viên được đào tạo tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 42)