Mức độ đáp ứng yêu cầu thực tế tại các cơ quan thông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khả năng đáp ứng yêu cầu nghề thông tin thư viện của sinh viên được đào tạo tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 51)

8. Dự kiến kếtquả nghiên cứu

2.3. Mức độ đáp ứng yêu cầu thực tế tại các cơ quan thông

2.3.1. Mức độ đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ

Kết quả KS 124 người, chỉ có 22 người đảm nhận riêng một công việc trong cơ quan chiếm 18%, còn 92 người chiếm 82% làm công tác kiêm nhiệm nhiều khâu trong thư viện.

Qua KS có thể thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của các SV đã được ĐT tại Khoa TT-TV dù làm công việc gì trong khâu nghiệp vụ đều tốt và rất tốt, tương đồng với kiến thức chuyên môn vững vàng thuận lợi trong công việc. Họ đã vận dụng những điểm số mình có được trên giảng đường vào công việc, đã có sự học đi đôi với hành, hoàn thành tốt công việc của mình tại cơ quan.

2.3.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ

Ngoại ngữ các CB sử dụng chủ yếu là tiếng Anh với 95%. Đây là con số hiển nhiên, bởi ĐT ngoại ngữ ngành TT-TV trong Khoa chủ yếu là tiếng Anh. Các tài liệu tham khảo, tài liệu nghiệp vụ tiếng nước ngoài cũng chủ yếu là tiếng Anh.

Khi được hỏi về khả năng sử dụng ngoại ngữ thì phần lớn ngoại ngữ của nguồn NL này dừng ở mức trung bình.

2% 1% 2% 25% 26% 45% 44% 55% 57% 36% 46% 13% 12% 8% 4% 2% 6% 4% 4% 6% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Nghe Nói Đọc/Dịch Viết Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém

Biểu đồ 2.16: Trình độ ngoại ngữ của CB

Với kết quả KS như trên, trình độ ngoại ngữ của CB phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc TT-TV trong việc hội nhập,

nhưng xét thực tế tại Việt Nam và đơn cử tại các cơ quan TT-TV đã KS thì đa số nguồn NL làm công tác phục vụ phòng đọc tại các thư viện trường học, nguồn sách ngoại văn ít chủ yếu là từ điển, hơn nữa nhu cầu và trình độ của bạn đọc về ngoại ngữ cũng là một tác động đối với trình độ của CB. Điều này thể hiện ở mức độ sử dụng ngoại ngữ của CB tại các cơ quan TT-TV với 12% người thường xuyên, 12% không bao giờ chiếm 12%, 76% thỉnh thoảng sử dụng.

12%

76% 12%

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Biểu đồ 2.17: Mức độ sử dụng ngoại ngữ của CB

Ngoại ngữ là chìa khóa để mở tới hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, trao đổi dữ liệu, giao lưu tiếp thu tinh hoa và tiên tiến của thế giới. Vì vậy trong hoạt động TT-TV nói riêng và hoạt động xã hội nói chung, mỗi người cần có khả năng thông thạo ít nhất là một ngoại ngữ, đối với Việt Nam thì tiếng Anh là ngoại ngữ được ưu tiên.

2.3.3. Mức độ đáp ứng yêu cầu về công nghệ thông tin 12% 12% 37% 50% 51% 43% 37% 34% 17% 10% 2% 2% 3% 1% 1% 0% 20% 40% 60% 80% 100% PMTV Tin học VP Internet Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém

Biểu đồ 2.18: Trình độ tin học của CB

Kỹ năng sử dụng phần mềm thư viện tốt chiếm 50%, kỹ năng sử dụng tin học văn phòng tốt chiếm 51%, kỹ năng sử dụng Internet tốt 43%. Có thể thấy nguồn NL sử dụng 3 kỹ năng tin học trong công việc ở mức độ tương đồng nhau, so với trình độ ngoại ngữ thì nguồn NL này có trình độ tin học tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại của cơ quan.

2.3.4. Nhận thức về nghề nghiệp của cán bộ 47% 47% 21% 3% 29% Rất tốt Tốt Khá T.bình

Công việc gì cũng cần sự tâm huyết và nhận thức, có như thế mới phát huy được năng lực của bản thân và sự phát triển chung của công việc. Thấm nhuần những tư tưởng nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cùng với những thực tế trong công việc, nguồn NL này có nhận thức sâu sắc về nghề ngiệp.

Thế giới xếp nghề TT-TV là 01 trong 10 nghề danh giá trên thế giới, ở các nước phát triển đặc biệt là Mỹ rất quan tâm tới việc ĐT và sử dụng rất hiệu quả nguồn NL này và vị thế xã hội của nghề TT-TV được đánh giá rất cao trong xã hội, được đãi ngộ xứng đáng. Tại các quốc gia phát triển như Thụy Sỹ, các CB thư viện đóng vai trò tư vấn pháp luật cho các hội nghị quốc tế về các vấn đề luật quốc tế nảy sinh trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Tại Thụy Điển CB thư viện được tham gia xây dựng, thiết kế chương trình ĐT cùng với đội ngũ giáo viên trong trường đại học.[12, tr. 37]

Ở nước ta khi các CB TT-TV nhận thức được sâu sắc về ý nghĩa công việc của mình đang làm, thì nghề TT-TV vẫn chưa được xã hội đánh giá đúng, với 124 người được hỏi là nghề TT-TV tại Việt Nam đã được đánh giá đúng hay chưa? Có tới 96% trả lời là chưa được đánh giá đúng, chỉ có 4% trả lời là đã được đánh giá đúng, đây là một thiệt thòi của ngành TT-TV ở Việt Nam. Vậy nguyên nhân của nhận thức này là ở đâu?

4%

96%

Đúng Chưa đúng

Biểu đồ 2.20: Thể hiện sự đánh giá về nghề nghiệp

Khi trả lời cho nguyên nhân của việc chưa được đánh giá đúng thì phần lớn cho rằng do thu nhập thấp chiếm 65%. Có thể thấy nguyên nhân chính của việc đánh giá chưa đúng về nghề TT-TV là thu nhập thấp và khâu tuyển chọn CB chưa chặt chẽ.

65% 32% 24% 38% 30% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Thu nhập thấp Ý thức Không q.trọng Tuyển chọn N.Cầu XH

Một vài ý kiến cho rằng thư viện từ trước tới nay là “cái bãi rác” nên họ không dám bàn cãi gì thêm về nguồn NL tại cơ quan mình, chính điều này cũng ảnh hưởng lớn tới định hướng phát triển của hoạt động TT-TV. Tại Mỹ một người được cấp phép làm việc trong lĩnh vực TT-TV phải có bằng thạc sỹ TT-TV, những tiến sĩ hay nhà khoa học ở các lĩnh vực khoa học khác muốn làm việc trong ngành TT-TV cũng bắt buộc phải có bằng thạc sỹ TT-TV trở lên, trong khi đó tại nước ta, nhiều cơ quan TT-TV trường học nhận CB thư viện không đúng chuyên môn nên chưa khai thác được sức mạnh của CB, những người CB này lại không thật sự tâm huyết hay phấn đấu cho ngành mà thực sự chỉ tới thư viện như là chỗ chú chân, làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của cơ quan.[7, tr.17-18]

Nhiều người lại cho rằng hoạt động TT -TV chỉ là hoạt động xếp sách thông thường, công việc không có gì quan trọng, dẫn đến nhàm chán. Trong khi đó thì văn hóa đọc của người dân Việt Nam trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đang là chủ đề được quan tâm, nổi trội lên là câu hỏi liệu văn hoá đọc có đang dần mất đi?

Các yếu tố trên cùng các yếu tố chủ quan và khách quan khác tác động tới hoạt động TT-TV, dẫn đến sự đánh giá chưa đúng về nghề TT-TV.

2.4. MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ

2.4.1. Những ƣu điểm

Qua KS và thực tế cho thấy nguồn NL TT-TV được ĐT tại Trường Đại học KHXH&NV có nhiều ưu điểm và thuận lợi.

Hầu hết về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đều vững vàng, tâm huyết với nghề nghiệp, có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên

môn, thể hiện qua trình độ học hàm học vị và thực tế công việc khi KS.

Kiến thức tin học tốt, đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại và sự chuyển giao công nghệ trong quá trình tin học hóa - tự động hóa hoạt động TT-TV. Có trình độ tiếng Anh nghe, nói, đọc, viết tương đối khá.

Nguồn NL này có nhận thức và đạo đức nghề nghiệp tốt với 29% rất tốt và 47% trả lời là tốt. Như vậy tổng có tới 76% nguồn NL TT- TV được ĐT tại Trường Đại học KHXH&NV có lòng yêu nghề và đánh giá đúng đắn về nghề nghiệp mà mình sẽ cống hiến. Cùng với khả năng giao tiếp đáp ứng được yêu cầu của ngành dịch vụ phục vụ và nghề TT-TV, 13% trả lời là khả năng giao tiếp rất tốt, 45% trả lời là tốt. Khả năng làm việc nhóm được phát huy 9% trả lời rất tốt, 38% trả lời khả năng làm việc nhóm tốt.

Các công việc đảm nhiệm tại cơ quan hiện nay là đúng chuyên môn và phù hợp với năng lực của các CB, có nhiều cơ hội và điều kiện để các CB phát huy năng lực và sáng tạo của mình.

Các CB được tạo điều kiện tham gia học tập nâng cao trình độ, tham gia các lớp tập huấn, huấn luyện,… Bên cạnh đó lại được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo cũng như đồng nghiệp, có sự tương hỗ nhiều trong công việc.

Hơn nữa cơ cấu độ tuổi trẻ của nguồn NL chiếm đa số, đây là một thuận lợi cho cả ngành và cả bản thân chính CB. Độ tuổi còn trẻ, còn nhiều sức khỏe và cơ hội học tập cống hiến, có khả năng tiếp nhận những tri thức mới và kỹ năng mới, có khả năng và cơ hội tiếp xúc với CNTT, thiết bị quản lý hoạt động TT-TV hiện đại.

2.4.2. Những hạn chế

Nguồn NL chiếm đa số là nữ, lại ở độ tuổi trẻ, ngoài công việc cơ quan họ lại còn đảm nhận nhiều chức năng, làm vợ, làm mẹ nên nhiều khi chưa thực sự đảm nhận tốt được công việc tại cơ quan, trong khi đó ngành lại đang cần nguồn NL nam.

Trình độ ngoại ngữ của nguồn NL còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành, vì hoạt động TT-TV phát triển có sự giao lưu trao đổi với các nước bạn, trình độ NDT ngày càng cao, đối tượng phong phú. Đòi hỏi người CB TT-TV phải thành thạo ít nhất một ngoại ngữ để có thể giao lưu, trao đổi, thu thập thông tin cũng như ý kiến hoặc nhu cầu của bạn đọc, sử dụng ngoại ngữ để biên mục tài liệu, để nắm bắt tinh hoa tri thức của các nước trên thế giới. Đó là đòi hỏi tiến bộ và cần thiết mỗi người CB nên thực hiện.

Nguồn NL có học hàm học vị chưa có, trong 124 người được hỏi chỉ có 12% CB có trình độ thạc sĩ. Trong khi đó nhu cầu học tập của nguồn NL ngành ngày càng tăng, đòi hỏi và yêu cầu của ngành ngày càng cao, với số lượng trình độ nguồn NL hiện tại chưa đáp ứng được.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển của ngành TT-TV đòi hỏi người CB TT-TV không những am hiểu về lĩnh vực chuyên môn mà còn phải có các kiến thức về kinh tế - xã hội, pháp luật liên quan tới ngành, lý luận chính trị,… Nhưng các kiến thức này khi được hỏi mới dừng ở mức trung bình khá, trong khi hoạt động TT- TV là hoạt động quản lý thông tin tri thức. Đặc biệt đối với những CB thư viện đảm nhận công việc chuyên sâu như xử lý tài liệu (phân loại, tóm tắt, chú giải, định chủ đề …) rất cần có kiến thức, sự hiểu biết về các lĩnh vực tri thức khác nhau.

Kiến thức bổ trợ/Mức độ Rất tốt Tốt Khá T.bình Kém

Lý luận chính trị 3% 23% 51% 22% 1%

Kinh tế - xã hội 2% 20% 52% 23% 3%

Pháp luật liên quan tới ngành 2% 10% 44% 38% 6%

Bảng 2.3: Các kiến thức bổ trợ cho công việc

Các kỹ năng bổ trợ cho công việc như kỹ năng thuyết trình, ý tưởng sáng tạo, phân tích và đánh giá nhu cầu tin, sự chuyên nghiệp trong công việc, kỹ năng sàng lọc thông tin nhìn chung của nguồn NL này mới ở dừng mức độ khá, nổi trội lên là kỹ năng phân tích và đánh giá nhu cầu tin với 55% ở mức độ khá, 25% mức độ tốt; Kỹ năng thuyết trình chiếm tỉ lệ 41% mức độ khá, 29% mức độ tốt; Kỹ năng sàng lọc thông tin với 51% mức độ khá, 33% mức độ tốt, kết quả được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Kỹ năng bổ trợ/Mức độ Rất tốt Tốt Khá T.bình Kém

Thuyết trình 4% 29% 41% 23% 3%

Phân tích và đánh giá nhu cầu tin 2% 25% 55% 18% 0%

Ý tưởng sáng tạo 2% 24% 39% 29% 6%

Chuyên nghiệp 2% 29% 49% 18% 2%

Sàng lọc thông tin 3% 30% 51% 14% 2%

Bảng 2.4: Các kỹ năng bổ trợ cho công việc

Hơn nữa, hoạt động TT-TV trong các cơ quan như trường học chưa mang tính chuyên nghiệp cao, nên phần lớn các CB phải làm

nhiều công việc kiêm nhiệm, chưa có nhiều thời gian tham gia nghiên cứu hoặc phát triển chuyên môn nghiệp vụ của mình.

2.4.3. Nguyên nhân

Có thể thấy đội ngũ CB TT-TV được ĐT tại Trường Đại học KHXH&NV có nhiều ưu điểm về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, vì họ được rèn rũa trong môi trường ĐT lớn mang tính chuyên nghiệp hóa. Tại cơ sở ĐT, họ không những tiếp thu được kiến thức chuyên ngành, mà còn được truyền đạt và tiếp thu được các kiến thức về nhận thức và đạo đức nghề nghiệp. Bản thân họ khi còn là SV, được sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo Khoa, của Công tác SV, giáo viên.

Bên cạnh những ưu điềm thì đội ngũ CB này cũng còn hạn chế, nguyên nhân chính là do nhận thức của xã hội về ngành TT-TV, sự đầu tư cho hoạt động của ngành và bản thân người CB chưa thực sự cố gắng để nắm bắt sự phát triển của CNTT và viễn thông. Việc đầu tư tiếp thu kiến thức chưa có chiều sâu, chưa được đầu tư đúng mức.

Những hạn chế và ưu điểm của nguồn NL này do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, để tiến tới phục vụ tốt hơn cho ngành TT-TV bản thân mỗi CB nên phát huy khả năng của mình và khắc phục những hạn chế nếu có, phấn đấu rèn luyện bản thân và nâng cao trình độ.

Chƣơng 3

YÊU CẦU CỦA NGHỀ THÔNG TIN - THƢ VIỆN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐƢỢC ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

3.1. YÊU CẦU CỦA NGHỀ THÔNG TIN - THƢ VIỆN NÓI CHUNG VÀ Ở VIỆT NAM NÓI RIÊNG

3.1.1. Yêu cầu của nghề thông tin - thƣ viện trong xã hội hiện đại

Xã hội đang ở trong nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế phát triển trong lịch sử nhân loại. Sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế đã tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới nhiều ngành nghề trong xã hội, nghề TT-TV là một trong những nghề chịu ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn thách thức. Ngày nay nói tới TT-TV người ta hay nhắc đến cụm từ liên thư viện, mạng toàn cầu, … điều này có do ảnh hưởng trực tiếp từ CNTT, nhờ có CNTT, đặc biệt là Internet người ta có thể trao đổi thông tin cho nhau, tìm kiếm thông tin ở mọi nơi mọi lúc, có những thông tin miễn phí, có những thông tin có giá dịch vụ.

Trong thế kỷ XXI, vai trò của nghề TT-TV là phải biến đổi cho phù hợp với sự thay đổi của công nghệ, của môi trường thông tin và nhu cầu tin của cộng đồng NDT. Chuyên gia TT-TV không chỉ cung cấp dịch vụ thông tin truyền thống mà còn phải cả dịch vụ thông tin số trực tuyến cho NDT. Họ phải bắt kịp những kỳ vọng của NDT để có thể tồn tại và phục vụ họ. Chuyên gia TT-TV phải trở thành người hoa tiêu tri thức để chiết xuất dữ liệu trở thành thông tin hữu ích. Một nhân viên TT-TV phải là một chuyên gia thông tin, am hiểu CNTT, chuyên gia web, chuyên gia quản trị tri thức, người hoa tiêu tri thức, chuyên

gia giáo dục ĐT, nhà tiếp thị thông tin, nhà cung cấp dịch vụ thông tin…[27].

Vì vậy đòi hỏi CB TT-TV phải có kiến thức, năng lực và kỹ năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khả năng đáp ứng yêu cầu nghề thông tin thư viện của sinh viên được đào tạo tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 51)