Diễn giải ĐVT Số lượng
1. Tổng số hộ điều tra Hộ 95 - Số hộ có lợn chết Hộ 24 - Tỷ lệ hộ có lợn chết % 25,26 2. Số lợn nái chết Con 12 3. Số lợn thịtchết Con 48 4. Số lợn con chết Con 86
5. Tổng số tiền thiệt hại ước tính Triệu đồng 239,2 - Mức độ thiệt hại BQ/hộ Triệu đồng 9,97
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017) Dịch bệnh xảy ra khiến cho trọng lượng xuất chuồng của vật nuôi giảm sút, kéo theo năng suất chăn nuôi cũng giảm theo. Thời gian chăn nuôi kéo dài hơn so với bình thường dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên khiến cho thu nhập từ chăn ni của hộ giảm xuống. Thậm chí có hộ mất trắng vì có lợn chết hoặc tiêu hủy tồn bộ do mắc phải dịch bệnh.
Bảng 4.7 thể hiện ước tính mức độ thiệt hại do dịch bệnh gây ra trong chăn
nuôi lợn đối với các hộ điều tra. Trong tổng số 95 hộ điều tra, thì có 24 hộ chăn nuôi lợn bị dịch bệnh, chiếm 25,26% số hộ điều tra. Số lợn con bị bệnh chết
nhiều hơn hẳn so với lợn nái và lợn thịt do lợn con có sức đề kháng, chống chịu
kém hơn lợn nái và lợn thịt. Tính theo giá thị trường tại thời điểm điều tra thì
tổng số tiền thiệt hại của các hộ điều tra là 239,2 triệu đồng. Trung bình, mỗi hộ có lợn bị chết bị thiệt hại khoảng 9,97 triệu đồng.
4.1.2.2. Quản lý rủi ro dịch bệnh của hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
a. Quản lý con giống
Giống là một yếu tố không thể thiếu trong sản xuất chăn nuôi, là yếu tố quyết
định đến sự thành công hay thất bại trong chăn nuôi đối với từng hộ gia đình.Nếu
hộ tự sản xuất được hoặc mua được giống có chất lượng tốt, sức đề kháng cao, khả
năng chống chịu bệnh tật tốt thì sẽ rất thuận lợi cho việc chăn ni.Ngược lại, con
giống kém thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Các hộ chăn
nuôi lợn đều mua lợn giống từ nhiều nguồn khác nhau, như: tự sản xuất, mua của Trại giống, mua của hộ chăn nuôi khác, mua từ thương lái...