Chính sách cải cách kinh tế của Tổng thống Putin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế liên bang nga và tác động của nó đến vị thế của nga trên trường quốc tế (2000 2012) (Trang 25 - 36)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Kinh tế Nga giai đoạn tăng trưởng vượt bậc 2000-2008

2.1.1. Chính sách cải cách kinh tế của Tổng thống Putin

Ngay khi trở thành người đứng đầu nước Nga, Tổng thống V.Putin đã nhận thức rõ về điều kiện, hoàn cảnh, vị thế của Liên bang Nga trong một thế giới diễn biến đầy phức tạp và đang trong quá trình hình thành một trật tự thế giới mới. Ông Putin xác định: “Mỗi quốc gia bao gồm cả Liên bang Nga đều nhất thiết phải tìm tòi con đường cải cách của mình. Điều này đối với nước Nga không phải là thuận lợi…”15. Vì thế, Putin đã quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu chiến lược, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu kinh tế - xã hội nổi tiếng nhằm giúp Tổng thống và Chính phủ trong việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với quyết tâm khôi phục lại đất nước về mọi mặt và từng bước lấy lại vị thế cường quốc của nước Nga.

Trong Thông điệp Liên bang đầu tiên trình bày trước Quốc hội Nga ngày 8/7/2000, Tổng thống Putin đã khẳng định: “Nga cần một hệ thống kinh tế có khả năng cạnh tranh, có hiệu quả, công bằng về xã hội, điều đó sẽ đảm bảo cho sự phát triển ổn định. Nền kinh tế ổn định là đảm bảo chủ yếu cho xã hội dân chủ và là cơ sở của mọi nền tảng cho Nhà nước hưng thịnh và được kính trọng trên thế giới”16. Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước Nga được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong chính sác của Tổng thống Putin. Ông khẳng định, nước Nga cần phải có chiến lược cho sự phát triển dài hạn, có những mục tiêu và biện pháp rõ ràng. Dưới thời Putin, Nga thực hiện cải cách kinh tế theo mô hình kết hợp giữa kinh

14 Lý Cảnh Long (2011), Putin - Từ Trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga, NXB Lao động,tr.464 15 Putin V (2000), Nước Nga trong buổi giao thời giữa hai thiên niên kỷ, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam, Hà Nội, tr.3

16 Putin V (2000), Thông điệp Liên bang, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, số 14, 17/7, tr.16-20.

tế thị trường với sự can thiệp của Nhà nước. Chính sách cải cách kinh tế Liên bang Nga thời đại Putin gồm các đặc điểm17:

Thứ nhất, thực hiện mô hình kinh tế thị trường và vai trò điều tiết có mức độ của Nhà nước.Để thực hiện mô hình này, chính quyền của Tổng thống Putin đã tăng cường vai trò của Nhà nước đối với đời sống kinh tế, đặc biệt là tăng cường điều phối và khống chế tầm vĩ mô đối với lĩnh vực tài chính và tiền tệ. Về mặt tiền tệ, nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ là tăng cường chức năng của ngân hàng và ổn định tỷ giá của đồng rup, tiến hành chỉnh đốn một cách chặt chẽ hệ thống ngân hàng, biện pháp chủ yếu là tổ chức lại cơ cấu ngân hàng. Đối với chính sách cải cách hệ thống ngân hàng, từ thời Boris Yeltsin, Nga đã tiến hành cải cách nhưng nhìn chung hệ thống ngân hàng vẫn còn nhỏ hẹp và kém phát triển. Ngay từ năm 2000, Chính phủ Nga đã chú trọng cải cách hệ thống ngân hàng, phát triển hệ thống này theo hai cấp, cải cách ngân hàng thương mại theo hướng tích tụ tập trung tư bản, hình thành những ngân hàng hạt nhân, giảm bớt số lượng các ngân hàng kém hiệu quả.

Một trong những ưu tiên của cải cách hệ thống ngân hàng Liên bang Nga là việc tiếp tục củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thống ngân hàng, tạo chỗ dựa tin cậy cho người dân Nga khi gửi tiền vào ngân hàng. Từ đó dần hình thành một khu vực ngân hàng nòng cốt, trong đó Ngân hàng Trung ương giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng một cách đúng pháp lý, an toàn và lành mạnh. Hiệu quả của việc thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng đã dần tạo nên một môi trường cạnh tranh bình đẳng, theo đúng pháp lý… Do đó, lòng tin của người dân đối với các ngân hàng đã được cải thiện rõ rệt.

Để ổn định tỷ giá đồng rup, Chính phủ cần tăng cường quản lý đối với xuất khẩu thu ngoại hối, quy định các xí nghiệp xuất khẩu phải thu về 75% ngoại hối trong tổng số hàng xuất khẩu nhằm tăng việc cung ứng ngoại hối và tăng dự trữ quốc gia. Sau khi nhậm chức tổng thống, Putin đã ký sắc lệnh yêu cầu các xí nghiệp, đơn vị xuất khẩu nhất thiết phải theo sự báo cáo tài chính của các quan chức hữu quan, tiến hành giao dịch số ngoại tệ mạnh thu về sau khi xuất khẩu.

Về mặt tài chính, Nhà nước tăng cường công tác quản lý thu thuế, thi hành kỷ luật tài chính nghiêm khắc. Tổng thống Putin nhấn mạnh, nhất thiết phải xây

dựng một hệ thống tiền tệ có hiệu quả. Do đó, thứ nhất, phải nâng cao hiệu lực của dự toán chính sách kinh tế quan trọng nhất của Nhà nước. Hai là, cần thi hành cải cách thu thuế. Ba là, xóa bỏ hiện tượng nợ kéo dài, ngăn chặn triệt để các phương thức thanh toán đối với hàng hóa và các hàng giả khác. Bốn là, bảo đảm tỷ lệ lạm phát ở mức thấp nhất và ổn định tỷ suất đồng rup. Năm là, xây dựng thị trường chứng khoán văn minh để nó trở thành kênh lưu thông tiền tệ. Sáu là, cần phải tổ chức lại hệ thống ngân hàng.

Ngay dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Boris Yeltsin, cải cách hệ thống thuế cho phù hợp với cải cách thị trường ở Liên bang Nga đã được thực hiện về cơ bản. Tuy nhiên, những nội dung cải cách này chỉ tập trung vào sửa đổi các luật thuế để giải quyết một số vấn đề nhỏ, điều này đã dẫn đến tình trạng tồn tại nhiều loại thuế khác nhau, chồng chéo với biểu thuế cao, cản trở hoạt động kinh doanh, tạo nên những kẽ hở của luật pháp làm cho nền kinh tế ngầm có điều kiện phát triển. Hơn nữa, chính phủ cũng không đủ khả năng buộc thực thi nghĩa vụ thuế dẫn đến nguồn thu ngân sách chủ yếu bị thất thoát lớn. Trước tình hình đó, Tổng thống Putin đã chỉ đạo Chính phủ đưa nhiệm vụ cải cách thuế thành nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải cách kinh tế.

Chương trình cải cách hệ thống thuế được thực hiện theo từng bước, từng giai đoạn cụ thể. Trước hết, đó là việc bổ sung những nội dung quan trọng trong Bộ Luật thuế được thông qua trước Hội đồng Liên bang và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2001. Những nội dung đó bao gồm: Quy định một mức thuế thu nhập cá nhân là 13%; hợp nhất các khoản đóng góp Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ hưu trí và Quỹ bảo hiểm y tế của các doanh nghiệp thành một loại thuế xã hội duy nhất; bãi bỏ thuế cho Quỹ hỗ trợ nhà ở và các cơ sở văn hóa xã hội; bãi bỏ thuế bán các sản phẩm xăng dầu, thuế mua các loại phương tiện vận chuyển; giảm thuế sử dụng đường bộ từ 2,5 xuống 1%; ban hành các mức thuế suất giảm dần; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt… Tiếp đó là giảm thuế lợi nhuận ở mức đồng đều 24%; hợp nhất các loại thuế tài nguyên mỏ, tăng thuế bán rượu lên 12%...18 Đồng thời, Quốc hội Liên bang Nga đã nghiên cứu và sửa đổi các điều luật liên quan đến các loại thuế đánh vào doanh nghiệp vừa và nhỏ… Nga là nước đi tiên phong trong việc giảm thuế thu

18 Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam (2004), Tình hình kinh tế - xã hội Liên bang Nga đầu thế kỷ XXI,

nhập xuống 13% và đang giảm dần các thuế khác. Trong năm 2005, thuế thống nhất xã hội giảm từ 35,6% xuống 26%, thuế lợi tức từ 35% xuống 24%, còn thuế giá trị gia tăng giảm từ 20% xuống còn 18%...19

Quá trình cải cách thuế ở Liên bang Nga đã tạo nên hệ thống thuế đơn giản hơn bằng việc hình thành một danh mục thuế và phí toàn diện trên cơ sở giảm số lượng các loại thuế và phí theo mục tiêu, đồng thời áp dụng các phương pháp tính thuế và thủ tục thanh toán thống nhất đối với toàn bộ các loại thuế. Việc thực hiện cải cách thuế đã làm cho hệ thống thuế mới bình đẳng hơn với việc bảo đảm các đối tượng chịu thuế đều được đối xử công bằng, xóa bỏ các loại thuế thiếu công bằng tồn tại từ thời kỳ Xô Viết. Cải cách thuế tạo nên một hệ thống thuế mang tính ổn định hơn, do vậy tạo được niềm tin của các đối tượng chịu thuế vào nghĩa vụ nộp thuế của họ. Như vậy, những chính sách cải cách thuế đã tạo nên tính đột phá, tạo nên hiệu quả kinh tế rõ rệt so với giai đoạn trước đó20.

Về cải cách chế độ sở hữu, Nga đã kế tục sự nghiệp và rút ra những bài học kinh nghiệm trong đường lối cải cách thị trường dưới thời Tổng thống Yeltsin. Liên bang Nga tiếp tục đường lối cải cách thị trường nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp, đưa kinh tế Liên bang Nga hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Một trong những nội dung cơ bản của đường lối cải cách thị trường là tiếp tục cải cách và hoàn thiện chế độ sở hữu với hai nội dung chủ yếu: Tư nhân hóa các lĩnh vực còn lại, trừ một số lĩnh vực then chốt, các hoạt động khai thác urani hay các lĩnh vực có bí mật quốc gia; tăng cường khả năng hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước ở một số lĩnh vực then chốt.

Thực hiện cải cách chế độ sở hữu, Chính phủ Liên bang Nga đã tiến hành tư nhân hóa theo từng lĩnh vực và từng giai đoạn cụ thể. Trong giai đoạn đầu, Nga thực hiện tư nhân hóa trong một số ngành như: Khai thác than, luyện kim, khai thác dầu mỏ và tư nhân hóa đất đai theo phương thức tiến hành chủ yếu là đấu giá và đấu thầu. Kết quả thu được từ tư nhân hóa giai đoạn 2000 - 2003 đã bổ sung thêm cho ngân sách quốc gia gần 150 tỷ rup, gấp 3,5 lần so với giai đoạn 1996 - 1999.

19 Nguyễn An Hà (2008), Liên bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.85

20 Nguyễn Quang Thuấn (2004), Nhìn lại quá trình cải cách trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Putin, Nghiên cứu châu Âu, số 5 (97), tr.32-37

Thứ hai, điều chỉnh phương hướng của chính sách vĩ mô, chuyển trọng điểm của chính sách từ ưu tiên ổn định tài chính sang ưu tiên phát triển sản xuất.

Ưu tiên ổn định tài chính, cải cách hệ thống tiền tệ không nên trở thành mục đích mà chỉ là phương tiện quan trọng phục vụ cho phát triển sản xuất và kinh tế quốc dân. Phát triển sản xuất là nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ, Chính phủ phải tập trung lực lượng giúp đỡ phát triển các ngành kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất công nông nghiệp. Do đó, Putin cho rằng nhất thiết phải sử dụng các biện pháp sau:

Một là, tăng thêm đầu tư vốn, kích thích kinh tế tăng trưởng nhanh. Putin cho rằng, kinh tế của Nga đang tồn tại cơ cấu không hợp lý và năng suất lao động thấp, hình thái kinh tế chưa phù hợp, nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng này là đầu tư trong nước không đủ, đặc biệt là đầu tư cho các sản nghiệp đang giảm đi. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng không tích cực đầu tư vào Nga, tổng hạn ngạch đầu tư nước ngoài vào Nga mới ở mức khoảng 11,5 tỷ USD, trong khi con số này ở Trung Quốc là 43 tỷ USD. Đầu tư không đủ, không chú trọng sáng tạo sản phẩm mới, làm cho số sản phẩm có sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng trên thị trường quốc tế giảm đi rất nhanh khiến các nhà cạnh tranh nước ngoài rời bỏ thị trường sản phẩm dân dụng mang tính kỹ thuật cao của Nga. Trong thị trường này, Nga chiếm tỷ trọng chưa đầy 1%, còn Mỹ là 36%, Nhật 30%. Do đó, Putin chủ trương “thi hành chính sách đầu tư kết hợp cơ chế thị trường thuần nhất với các biện pháp kích thích của Nhà nước, đồng thời từng bước tạo môi trường đầu tư có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài”. Putin cho rằng, “nếu không có sự đầu tư của nước ngoài, việc chấn hưng đất nước cần phải mất thời gian rất dài, gặp nhiều khó khăn, chúng ta không có nhiều thời gian để khôi phục chậm rãi. Điều này có nghĩa là cần phải tận dụng mọi khả năng để đầu tư nước ngoài đổ vào nước ta”.

Để thu hút đầu tư nước ngoài, Liên bang Nga đã tiến hành cải cách tạo môi trường pháp lý cho quá trình đầu tư thông qua việc sửa đổi và bổ sung một số điều luật như Luật đất đai, Luật thuế, Luật doanh nghiệp… Ngoài ra, chính phủ mở rộng thuế xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp và một số vùng của đất nước, hạ thấp lãi suất tín dụng, ổn định giá cả, mở rộng sự tham gia của tư bản nước ngoài vào hệ thống ngân hàng quốc gia. Liên bang Nga phải mất một thời gian để có thể lấy lại niềm tin từ các nhà đầu tư nước ngoài do quá trình chuyển đổi kinh tế trong những

năm cuối thế kỷ XX với sự bất ổn và thậm chí phát triển “vô chính phủ”. Nhờ những chính sách đó mà khối lượng vốn đầu tư của nước ngoài vào Nga đã tăng từ 2 tỷ USD (năm 2000) lên 3,1 tỷ USD (năm 2002). Đến năm 2007, tổng đầu tư nước ngoài vào Nga đạt 3,3% so với GDP.

Nhằm đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế, trong chiến lược đối ngoại của mình, Liên bang Nga đã xác lập thứ tự ưu tiên của mình đối với từng khu vực và quốc gia như sau:

Ổn định nội khối SNG là quyết định đúng đắn của Putin. Ông cho rằng, SNG là đối tác ưu tiên số một của Nga trong thế kỷ mới. Nga muốn xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện và tăng cường đối tác chiến lược với SNG, thúc đẩy sự thống nhất của các nước này bởi đây là những nước thuộc Liên bang Xô viết trước kia, là nơi Nga đã có sẵn cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự của mình và chính các nước này cũng là vùng đệm xung quanh nước Nga. Tháng 2/2003, một liên minh kinh tế khu vực mới của các nước SNG bao gồm Belarus, Kazastan, Nga và Ukraina được thành lập với mục tiêu là hình thành một không gian kinh tế, phối hợp các chính sách kinh tế phù hợp với luật pháp. Mặc dù kết quả liên kết trong giai đoạn đầu còn chưa mấy hiệu quả, nhưng đến tháng 9/2007, kim ngạch thương mại của Nga với các nước SNG đạt 58,3 tỷ USD, tăng 24,3%; kim ngạch nhập khẩu từ SNG vào Nga là 21,4 tỷ USD, tăng 37%.

Châu Âu là đối tác ưu tiên thứ hai của Liên bang Nga. Mối quan hệ này dựa trên cơ sở những Hiệp định hợp tác thương mại sẵn có chủ yếu dựa vào những tiêu chuẩn của WTO. Theo “Thời báo tài chính”, các nhà tư bản công nghiệp lớn của Nga và EU tại các cuộc đối thoại bàn tròn trong những năm gần đây đều tin tưởng rằng sự hội nhập sâu rộng kinh tế giữa hai bên sẽ là cơ sở đưa mối quan hệ Nga - EU trở nên năng động, đôi bên cùng có lợi. Các tập đoàn công nghiệp lớn của EU đều cho rằng những điều kiện bền vững để Nga gia nhập WTO cần được đưa ra càng sớm càng tốt, giúp các cuộc đàm phán Nga - EU có được những tiến bộ nhanh chóng. Cả hai bên cùng phải nỗ lực hết sức để giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Nga hiện là đối tác buôn bán lớn thứ ba của EU, sau Mỹ và Trung Quốc. Đầu tư song

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế liên bang nga và tác động của nó đến vị thế của nga trên trường quốc tế (2000 2012) (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)