Những tồn tại của kinh tế Nga giai đoạn 2000 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế liên bang nga và tác động của nó đến vị thế của nga trên trường quốc tế (2000 2012) (Trang 67)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Những tồn tại của kinh tế Nga giai đoạn 2000 2012

Tuy đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhưng vẫn còn một số vấn đề đặt ra đói với nền kinh tế thị trường Nga trong giai đoạn này. Đó là vấn đề về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường theo nguyên tắc “nhà nước ở mức độ cần thiết, tự do ở mức độ cần thiết” chưa thực sự vận hành hiệu quả; sự phát triển giữa các vùng trong lãnh thổ rộng lớn còn chênh lệch; quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới hiệu quả kém, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp; đời sống nhân dân còn bấp bênh, bất bình đẳng gia tăng… Trong quá trình cải tổ chuyển đổi kinh tế thị trường, giai đoạn đầu, nước Nga mong muốn dập khuôn mô hình kinh tế thị trường của các nước phương Tây thông qua việc áp dụng máy móc liệu pháp sốc “Đồng thuận Oasinhton” tuyệt đối hóa vai trò của thị trường tự do dẫn tới khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng. Bước sang thế kỷ XXI, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V. Putin với triết lý phát triển xây dựng một nhà nước liên bang hùng mạnh, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Nga có nhiều thay đổi, chủ nghĩa tư bản nhà nước dần thay thế chủ nghĩa tư bản tự do, tỷ trọng và

66 Đông Dương, Nga in đậm dấu ấn ở Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 20,

http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_thegioi/_mobile_tintuctg/item/1200802.html, cập nhật ngày 7/9/2012

vai trò của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng tăng, còn khu vực tư nhân giảm dần. Mô hình này phù hợp với việc tăng cường quản lý của nhà nước đối với một đất nước tăng trưởng nhờ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm phúc lợi xã hội cho người dân trong điều kiện thị trường chưa thực sự phát triển. Kết quả là nền kinh tế Nga dựa vào xuất khẩu nguyên nhiên liệu trong điều kiện thị trường thế giới thuận lợi đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Nhìn chung, trong nền kinh tế thị trường Nga, vai trò của nhà nước hết sức to lớn. Nhà nước nắm vai trò chủ đạo điều hành toàn bộ nền kinh tế với các tác nhân chủ yếu là các tập đoàn nhà nước, các công ty quốc doanh, những công ty khổng lồ do tư nhân làm chủ nhưng có cổ phần cũng như mối quan hệ chặt chẽ với nhà nước và các quỹ tài sản quốc gia.

Sở hữu của nhà nước trong các lĩnh vực như tài chính ngân hàng là hơn 60%, chế tạo hơn 50%, trong lĩnh vực dầu khí và viễn thông hơn 50%. Phần còn lại chủ yếu tập trung vào các tập đoàn tư nhân lớn. Ở Nga, nhiều đại công ty tư nhân tầm cỡ quốc tế có sở hữu hỗn hợp và dựa vào sự bảo trợ của chính phủ để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu thông qua các ưu đãi về tín dụng, hợp đồng, thuế và tiền trợ cấp. Cơ chế sở hữu “linh hoạt” và không rõ ràng, dẫn tới nguồn lực đầu tư do nhà nước bảo trợ, nhưng lợi nhuận lại được “tư nhân hóa”. Việc “nhà nước hóa” nền kinh tế thị trường, trong giai đoạn ngắn hạn có thể giúp Nga tập trung nguồn lực giải quyết các vấn đề như ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm phúc lợi xã hội, hiện đại hóa quân đội… nhưng nhìn chung sẽ làm giảm hiệu quả của cơ chế thị trường, ảnh hưởng tới đầu tư, làm giảm khả năng cạnh tranh cũng như tốc độ phát triển ổn định của nền kinh tế. Trong giai đoạn giá dầu trên thị trường thế giới tăng cao, nguồn thu từ xuất khẩu cao nên Tổng thống Putin sử dụng những nguồn lực này để phát triển các tập đoàn nhà nước Nga dựa trên tinh thần “chủ nghĩa bảo hộ hợp lý”, hình thành nên chủ nghĩa tư bản nhà nước hùng mạnh nhằm tạo ra động lực cho phát triển kinh tế của Nga. Cùng với sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản nhà nước và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế ngày càng lớn, nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế dẫn tới tỷ lệ phi thị trường trong nền kinh tế Nga còn cao, vai trò của các công ty vừa và nhỏ năng động trong nền kinh tế ngày càng giảm đi. Việc nhà nước nắm giữ tỷ lệ cao trong các lĩnh vực kinh tế huyết mạch và vẫn thực hiện cơ chế bảo hộ, trợ giá đối với vác lĩnh vực độc quyền đã tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng chính vì cơ chế phi

thị trường trong các lĩnh vực độc quyền làm cho những lĩnh vực này trở nên kém hấp dẫn, không thu hút được đầu tư, dẫn tới việc phát triển hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng không đáp ứng được nhu cầu phát triển. Hạ tầng kém phát triển làm cho chi phí sản xuất tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nga. Hơn nữa, với lãnh thổ rộng lớn hơn 17 triệu km2, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông lạc hậu làm gián đoạn sự liên kết kinh tế giữa các vùng, triệt tiêu hiệu quả hoạt động của hệ thống kinh tế vùng, làm mất sự phát triển cân đối giữa các vùng.

Sự mất cân đối trong phát triển kinh tế xã hội những năm đầu thế kỷ XXI của Liên bang Nga thể hiện qua chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ, qua cơ cấu đầu tư cho phát triển. Thứ nhất, chênh lệch phát triển giữa các vùng của Liên bang, thể hiện qua sự khác biệt khá lớn về thu nhập bình quân đầu người, về đầu tư và ngân sách. Với một lãnh thổ rộng lớn, đa dạng về cơ chế quản lý, từ nước cộng hòa, tới vùng tự trị, thành phố và các khu, vùng, việc điều hành của hệ thống chính trị của Liên bang Nga đòi hỏi phải chặt chẽ và hài hòa từ trung ương xuống địa phương. Trong thời gian qua, việc củng cố quyền lực của nhà nước Liên bang, của trung ương đối với địa phương dần dẫn tới sự ỷ lại, thiếu năng động của các địa phương. Thứ hai, giữa các vùng có sự khác biệt lớn về phát triển công nghiệp. Cao nhất là đại khu Trung tâm và đại khu Tây Bắc (12%), cao hơn đại khu phía Nam và Ural (9,4% và 7,5%). Tiếp đến là đại khu Volga và Sibiry 5,7% và 5,9%, thấp nhất là đại khu Viễn Đông (3%). Nông nghiệp phát triển chủ yếu ở đại khu Volga và Trung tâm, nhìn chung tốc độ phát triển nông nghiệp trong cả nước ở mức thấp. Thứ ba, sự khác biệt về phát triển hạ tầng là yếu tố chính tạp nên sự khác biệt trong phát triển vùng của Nga, trong đó bao gồm hạ tầng về giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không), hạ tầng về năng lượng, điện năng, các cửa khẩu hiện đại đảm bảo thông thương với các nước láng giềng mà trước hết là với Trung Quốc và các nước Liên minh châu Âu.

Về lĩnh vực đầu tư cho phát triển, ở Nga vừa có những bất cập về cơ cấu vùng, vừa bất cập cơ cấu giữa hạ tầng và đổi mới công nghệ, chưa kết hợp được nhà nước và tư nhân trong đầu tư. Năm 2004, chưa tới 1/4 số vùng ở nước Nga sẵn sàng cho kế hoạch tăng trưởng kinh tế. Và trong lĩnh vực thu hút đầu tư của từng địa phương cũng chưa có kế hoạch rõ ràng. Các đại khu dẫn đầu về tăng trưởng và đầu tư là khu vực Tây Bắc, Viễn Đông và Sibiry, nhưng chỉ có đại khu Tây Bắc có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước. Đại khu

Viễn Đông mặc dù có mức tăng trưởng đầu tư hơn 15%/năm nhưng lại có tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất. Không có sự đồng bộ giữa tốc độ tăng trưởng đầu tư và tốc độ tăng trưởng GDP là một đặc thù trong giai đoạn phát triển này của nước Nga. Nguyên nhân là do đầu tư thường tập trung vào các dự án dài hạn, vốn lớn mà chỉ đảm bảo tăng trưởng sản xuất trong tương lai. Thêm vào đó, về cơ cấu đầu tư, lĩnh vực hạ tầng và nguyên liệu chiếm tỷ lệ đầu tư lớn hơn nhưng những lĩnh vực này lại không tạo ra giá trị gia tăng cao.

Về cơ cấu kinh tế đối ngoại, nền kinh tế Nga nghiêng về xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô, do vậy khả năng cạnh tranh thấp, hội nhập kinh tế quốc tế chưa hiệu quả. Chính sách kinh tế đối ngoại, hội nhập quốc tế và khu vực trong những năm vừa qua đã có những đóng góp to lớn cho việc phát triển kinh tế thị trường ở Nga. Nhờ có giá năng lượng tăng cao, xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga đang mang lại những nguồn lực quan trọng cho nền kinh tế. Trong giai đoạn 10 năm từ 1998 - 2008, giá dầu tăng từ hơn 10 USD/thùng lên hơn 140 USD/thùng và chỉ trong 8 năm Tổng thống Putin nắm quyền, nước Nga đã thu từ xuất khẩu dầu mỏ nhiều hơn 650 tỷ USD so với 8 năm thời Tổng thống Boris Yeltsin. Như vậy, cho đến nay, Nga tham gia vào phân công lao động thế giới như nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu thô, mà trước hết là dầu lửa và khí đốt, các dạng năng lượng đóng góp khoảng 18% GDP, 50% thu nhập của ngân sách và 61% kim ngạch xuất khẩu của Liên bang Nga năm 2007.

Sự liên kết của nước Nga vào nền kinh tế thế giới hiện nay đặc trưng bởi mức độ gia công thấp của nền sản xuất, mức độ sử dụng lợi thế cạnh tranh trong các hoạt động xuất khẩu còn rất kém, trước tiên là trong giao thông vận tải, những sản phẩm thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ cao, khả năng hợp tác đa quốc gia thấp, làm suy giảm tiềm năng trao đổi công nghệ, hạn cế sự phát triển năng động của từng ngành sản xuất. Điều này tạo nên sự phụ thuộc vào tình hình giá cả quốc tế với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Xu hướng tăng cường lĩnh vực dịch vụ và gia công chế biến trong những năm gần đây chưa dẫn tới hững thay đổi to lớn trong cơ cấu kinh tế của Liên bang Nga. Nền kinh tế Nga vẫn phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu năng lượng nhiên liệu và đương nhiên vào tình hình giá cả quốc tế. Hơn một nửa thu nhập ngân sách trông vào nhiên liệu thô, đây là một nguyên nhân quan trọng làm cho độ ổn định của nền kinh tế Nga không cao, chỉ cần những biến động nhỏ trên thị trường năng lượng có thể tạo nên những tác động lớn tới tăng trưởng GDP, tới

ngân sách quốc gia, làm mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm trầm trọng các vấn đề anninh và ổn định xã hội. Tác động nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 là một minh chứng67.

Ngay trong bản thân ngành khai thác và chế biến dầu khí của Liên bang Nga vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu và thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng đòi hỏi chi phí cao trong khai thác và bảo dưỡng. Thêm vào đó, khoảng cách xa giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ đòi hỏi phải xây dựng những hệ thống dự trữ, vận chuyển nhiên liệu rất dài trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, làm cho chi phí vào giá thành cao. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với các ngành khai thác, luyện kim… khiến cho việc khai thác, xuất khẩu nguyên nhiên liệu trong điều kiện như vậy làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tàn phá môi trường.

Vấn đề phát triển kinh tế thị trường và mức độ liên kết kinh tế quốc tế kém hiệu quả còn thể hiện rất rõ trong quá trình gia nhập WTO của Liên bang Nga. Quan điểm của Nga là tham gia vào WTO không chỉ để được đối xử bình đẳng trong thương mại thế giới mà còn phải tham gia vào xây dựng các quy tắc của cuộc chơi.

Cùng với vấn đề cơ cấu trong kinh tế đối nội và đối ngoại, Nga còn phải đối mặt với tình trạng sụt giảm dân số và hệ lụy của nó là thiếu hụt lao động. Hàng năm, Nga bị mất khoảng 800.000 lao động do nghỉ hưu, trong khi đó, tăng trưởng dân số của Nga là âm. Cũng như nhiều nước khác ở châu Âu, tỷ lệ sinh đẻ ở Nga rất thấp: Bình quân mỗi phụ nữ Nga chỉ đẻ 1,2 con, trong khi để số dân không thay đổi, phải đạt đến bình quân 2,1 con/phụ nữ. Trái lại, tỷ lệ tử vong của Nga rất cao, nhất là với nam giới trong độ tuổi lao động. Tuổi thọ trung bình của người Nga thấp hơn ở các nước phát triển từ 10 - 12 năm. Năm 2006, tuổi thọ trung bình của nam giới là 60,4 năm, còn nữ giới là 73,2 năm. Tỷ lệ tử vong cao làm dân số Nga giảm trung bình 0,3% trong giai đoạn 2002 - 2008. Điều này đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng. Năm 2006, từ 30 - 50% số doanh nghiệp ở Nga thiếu lao động và 60% trong số đó cần các lao động có trình độ cao. Thêm vào đó, tình trạng dân số Nga còn rất phức tạp, đặc trưng bởi mức sống thấp, không đảm bảo sự khôi phục dân số giản đơn.

67 Nguyễn An Hà chủ biên (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.68

Chính vì nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào thị trường toàn cầu nên dễ bị tổn thương khi có biến động mạnh về giá cả nguyên nhiên liệu trên thế giới.Và cũng chính vì thế mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 đã tác động nặng nề đến nền kinh tế nước Nga. Khủng hoảng tài chính gây nên sự co rút tín dụng dẫn tới giảm sút thương mại, đầu tư, tác động tiêu cực tới khu vực kinh tế thực trên toàn cầu và tác động mạnh nhất tới xuất khẩu, lĩnh vực đầu tầu của nền kinh tế Nga, đồng thời đẩy các doanh nghiệp của Nga trong lĩnh vực này rơi vào tình trạng nợ nần, thiếu vốn trầm trọng.

Một nguy cơ khác do khủng hoảng kinh tế gây ra là trong khi đến đầu năm 2009, nợ công nước ngoài của Liên bang Nga chỉ còn 40,5 tỷ USD thì các doanh nghiệp nợ nước ngoài tới hơn 400 tỷ USD, trong đó có các tập đoàn khổng lồ về năng lượng như Gazprom, hay kim loại như Norilsk và Mechel. Chính phủ đã phải chi những khoản tiền lớn mua lại cổ phần, giúp các doanh nghiệp trả nợ trong điều kiện thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục. Quá trình quốc hữu hóa “không mong muốn” này càng làm gia tăng tỷ lệ sở hữu nhà nước trong nền kinh tế. Suy giảm sản xuất dẫn tới tình trạng thất nghiệp gia tăng và đây thực sự là tác động nặng nề nhất của khủng hoảng tới mọi nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh từ mức 6,2% giữa năm 2008 và đạt tới đỉnh cao vào cuối quý I/2009 là 9,5%, sau đó giảm dần là đến cuối tháng 7 ở mức 8,3% với 6,3 triệu người không có việc làm. Mức lạm phát nửa đầu năm 2009 là 11,9%, thấp hơn một chút so với mức 13,3% của năm 2008. Có thể thấy, nước Nga chịu tác động hết sức nặng nề từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới lần này, vượt xa so với sự báo của chính phủ Liên bang Nga cũng như của các định chế kinh tế toàn cầu.

Những cải cách kinh tế Liên bang Nga trong giai đoạn 2000 - 2012 cùng với những thành tựu và tồn tại của kinh tế Nga thời kỳ này đã đặt ra yêu cầu cải cách cho giai đoạn ngắn hạn tiếp theo. Trước hết, Nga cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế, đặc biêt là cải cách cơ cấu kinh tế, giảm xuất khẩu nhiên liệu, năng lượng và khoáng sản thô, tăng cường đầu tư khoa học - kỹ thuật và công nghệ để tăng hàm lượng chất xám trên mỗi đơn vị hàng hóa, từ đó làm tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu. Thứ hai, cần tăng cường sản xuất và tiêu thụ trong nước bằng cách tăng đầu tư tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế liên bang nga và tác động của nó đến vị thế của nga trên trường quốc tế (2000 2012) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)