Thành tựu kinh tế giai đoạn 200 8 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế liên bang nga và tác động của nó đến vị thế của nga trên trường quốc tế (2000 2012) (Trang 61 - 67)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Kinh tế Nga thời kỳ khủng hoảng 200 8 2012

2.2.2. Thành tựu kinh tế giai đoạn 200 8 2012

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nga. Nếu như giai đoạn trước khủng hoảng (2000 - 2008), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga trung bình xấp xỉ 7% GDP/năm thì đến cuối năm 2009, GDP của Nga giảm 7,9%, trong khi đó, ở các nước G20 chỉ giảm trung bình 1%. Trong nửa đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Nga đạt 151 tỷ USD, bằng 53,1% so với cùng kỳ năm trước, thặng dư cán cân thương mại đạt 52,7 tỷ USD so với 119,8 tỷ USD cùng kỳ năm 2008. Do suy giảm xuất khẩu năng lượng và các ngành sản xuất công nghiệp, cùng với việc giảm thuế để đối phó với khủng hoảng, thu nhập từ thuế cho ngân sách trong nửa đầu năm 2009 giảm 29,5% trong khi các khoản chi ngân sách tăng lên nhiều làm cho thâm hụt ngân sách trong năm 2009 khá cao, tới 7,4% GDP (năm 2008 thu chi ngân sách dương 3%). Suy giảm sản xuất dẫn tới tình trạng thất nghiệp gia tăng và đây thực sự là tác động nặng nề nhất của khủng hoảng tới mọi nền kinh tế. Số người dân Nga nghèo có thu nhập dưới mức sống tối thiểu tăng lên đến 24,5 triệu người trong quý I/2009, chiếm 17,4% dân số. Nhờ những biện pháp cải cách quyết liệt, về cơ bản, Nga đã sớm vượt qua được khủng hoảng và sang năm 2010, nền kinh tế Nga đã có mức tăng trưởng 4% GDP.

Theo Ủy ban thống kê Liên bang Nga, GDP của Nga năm 2011 đạt 54,369 nghìn tỷ rup. Trong phiên họp của chính phủ, V. Putin (khi đó còn giữ chức vụ Thủ tướng) tuyên bố, tốc độ tăng trưởng GDP trong cả năm 2011 đạt 4,3%, công nghiệp đạt 4,7%, theo đó, Nga chiếm vị trí thứ 3 sau Trung Quốc (tăng 9,5%) và Ấn Độ (tăng 7,8%), còn ở khu vực đồng euro tăng trưởng GDP chỉ đạt 1,5%, của Mỹ là 1,6%. Đánh giá về mức độ tăng trưởng của các lĩnh vực khác, thì theo số liệu của Ủy ban thống kê Liên bang Nga, trong năm 2011, tăng trưởng nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp đạt 16,1%, đánh bắt cá và ngành cá 13,2%, xây dựng tăng 4,8%. Kim ngạch thương mại bán buôn và bán lẻ, sửa chữa động cơ, xe máy, gia dụng và vật dụng cá nhân tăng 5%. Tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh nhà hàng khách sạn là 4,8%, giao thông và liên lạc là 2,9%, hoạt động tài chính đạt 3,4%, giao dịch bất động sản, cho thuê và cung cấp các dịch vụ đạt 2,6%. Tăng trưởng các lĩnh vực khác cũng khá ổn định, như bảo hiểm xã hội đạt 2,8%, y tế và phúc lợi xã hội đạt

3,1%... Trong các ngành công nghiệp nặng, thì cả năm 2011, khai thác khoáng sản tăng 1,7%, các ngành sản xuất khai thác tăng 6,1%, sản xuất và phân phối năng lượng điện, khí đốt và nước sạch tăng 0,4%61. Lạm phát của Nga là 6,1% ở mức thấp nhất trong 20 năm qua.

Đầu năm 2012, chỉ số GDP của Nga đã vượt mức trước khủng hoảng, nền kinh tế hoàn toàn khắc phục hậu quả suy thoái. Theo Bộ Phát triển kinh tế và thương mại Nga, trong các tháng 1 và 2/2012, GDP của cả nước đã tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2011. Trong vòng 4 năm, khối lượng đầu tư đã tăng gấp đôi: Từ 17,9 nghìn tỷ rup trong giai đoạn 2004 - 2007 lên đến 36,7 nghìn tỷ rup thời kỳ 2008 - 2011. Lợi nhuận của các doanh nghiệp Nga trong năm vượt gần 16%, doanh thu thuế tăng lên 27%. Năm 2011, mức độ đầu tư vào vốn tư bản cố định đã đạt mức cao kỷ lục là 10,8 nghìn tỷ rup.

Đánh giá chung về nền kinh tế Nga năm 2012 là tương đối ổn định với những yếu tố nội tại khá tích cực. Nửa đầu năm 2012, so với nhiều nước khác, kinh tế Nga ít bị ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ và tiềm năng kinh tế của đất nước này đang gia tăng nhờ nợ công thấp, dự trữ vàng và ngoại tệ lớn. Nga vẫn duy trì được mức tăng trưởng GDP liên tục với 3,5% trong năm 2012, lạm phát giảm xuống còn 6,1% so với 12,75% của thập kỷ 2000 - 2010, nợ nhà nước giảm 10 lần xuống còn hơn 10% GDP, tỷ lệ thất nghiệp còn 4,5%. Đó là những thành quả không thể phủ nhận, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn do khủng hoảng kéo dài62.

Cơ cấu nợ nước ngoài của Nga như sau: Tổng nợ tính đến giữa tháng 11/2012 là 41 tỷ USD (tăng 14% so với năm 2011), bằng 2% GDP. Trong đó, 35 tỷ USD là trái phiếu châu Âu phát hành bằng ngoại tệ và 6 tỷ USD vay từ các tổ chức tài chính quốc tế và các quốc gia khác. (Trong khi đó, khu vực đồng Euro nợ nước

61 Tăng trưởng GDP của Nga trong năm 2011 là 4,3%, http://ria.ru/economy/20120131/553189712.html, cập nhật ngày 31/1/2012

62 Quế Anh, Nước Nga sau 1 năm ông Putin trở lại Điện Kremlin,http://www.vietnamplus.vn/nuoc-nga-sau- 1-nam-ong-putin-tro-lai-dien-kremlin/200217.vnp, cập nhật ngày 6/5/2013.

ngoài trung bình là 90% GDP, số nợ của Mỹ chiếm 100% GDP, Nhật Bản là 200% GDP và Việt Nam là 41,5% GDP). Tháng 9/2012, mức thâm hụt ngân sách liên bang của Nga theo đánh giá của Bộ Tài chính Nga là 0,2%63. Dù đến đầu năm 2009, nợ công nước ngoài của Liên bang Nga chỉ còn 40,5 tỷ USD nhưng các doanh nghiệp nợ nước ngoài tới hơn 400 tỷ USD, trong đó có các tập đoàn khổng lồ về năng lượng như Gazprom hay kim loại như Norilsk và Mechel. Chính phủ đã phải trả những khoản tiền lớn mua lại cổ phần, giúp các doanh nghiệp trả nợ trong điều kiện thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục.

Dự trữ vàng và ngoại hối của Nga nhiều thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Nhật Bản. Trong tháng 9/2012, dự trữ ngoại hối của Nga tăng 3% so với 1 tháng trước đó. Kể từ đầu tháng 12/2012 đến ngày 28/12/2012, dự trữ ngoại hối đã tăng 3,8 tỷ USD và tăng 31,4 tỷ USD nếu tính từ đầu năm. Năm 2011, dự trữ ngoại tệ Nga được bổ sung 18 tỷ USD. Ngoài ra, tính đến ngày 14/9/2012, Bộ Tài chính Nga thông báo tổng số tiền có trong Quỹ Dự trữ Liên bang Nga là 1.953 tỷ rup, trong Quỹ Phúc lợi Quốc gia có 2.772 tỷ rup. Quỹ dự trữ của Nga ở mức 7% GDP, đủ dùng trong 4 năm nếu xảy ra khủng hoảng.

Bên cạnh đó, các chỉ số kinh tế vĩ mô khá ổn định với động lực mạnh từ sản xuất công nghiệp, thương mại tài chính, bán lẻ và bán buôn. Sản xuất công nghiệp tăng 2,8%, đầu tư vào tài sản cố định tăng 9%. Các ngân hàng cũng lập kỷ lục về lợi nhuận. Tính đến tháng 10/2012, lợi nhuận thực tế của ngành ngân hàng Nga đã đạt mức của cả năm 2011 là 835,6 tỷ rup (lợi nhuận cả năm 2011 là 848 tỷ rup). Riêng trong tháng 10/2012, lợi nhuận tăng 11,5% so với tháng 9/2012.

Sản xuất công nghiệp tăng 4,1%. Trong đó, các ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất là sản xuất hóa chất, cao su và sản phẩm nhựa, sản phẩm dầu, chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm gỗ. Các ngành công nghiệp có thế mạnh của Nga là công nghiệp quốc phòng và hạt nhân đang được đầu tư để tăng tốc.

63 Đặng Phương Hoa (2013), Đặc điểm phát triển kinh tế của Liên bang Nga năm 2012 và các kịch bản ngắn hạn, Nghiên cứu châu Âu, số 7 (154), tr.48

Bảng 2.3: Các chỉ số phát triển kinh tế cơ bản (% so với năm trước)64 2011 2012 6 tháng đầu 6 tháng cuối Cả năm 6 tháng đầu 6 tháng cuối Cả năm GDP 3,7 4,9 4,3 4,5 2,7 3,5 Chỉ số giá tiêu dùng 5,0 1,1 6,1 3,2 3,7 7,0 Chỉ số sản xuất công nghiệp 5,3 5,1 4,7 3,1 4,1 3,6

Công nghiệp chế tạo 8,0 5,0 6,5 4,5 5,3 4,9 Chỉ số sản xuất nông sản 0,7 29,0 22,1 4,2 -7,6 -4,4 Đầu tư vào vốn cố định

(%) 2,7 11,3 8,3 11,6 2,4 5,5

Tiền lương thực tế 2,1 5,0 2,8 10,7 7,5 9,1 Doanh thu bán lẻ 5,4 8,4 7,0 7,1 5,1 6,1 Xuất khẩu (tỷ USD) 246,9 275,1 522,0 263,4 270,8 534,2 Nhập khẩu (tỷ USD) 148,1 175,7 323,8 154,2 188,5 342,7 Giá dầu Ural trung bình,

USD/thùng 108,2 110,5 109,3 111,8 106,2 109,0

Đồng thời với đó, việc làm gia tăng ở hầu hết các lĩnh vực, nhất là trong sản xuất, xây dựng và hoạt động tài chính. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 7/2012 là 5,4%, tháng 9 là 5,3%, nghĩa là khoảng 4 triệu người so với mức 6,4% năm 2011. Trợ cấp thất nghiệp từ ngân sách Liên bang dự kiến sẽ giảm 3,9 tỷ rup. Đi kèm với đó là sự gia tăng thu nhập. Tính đến tháng 7/2012, tiền lương thực tế tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2011. Tính cả năm 2012, mức lương tăng 9,1%.

Thặng dư thương mại của Liên bang Nga tính đến tháng 9/2012 tăng 4,99% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 159,9 tỷ USD, trong đó thặng dư thương mại với các nước không chung biên giới với Nga là 132 tỷ USD (tăng 3,2%), với các quốc gia thuộc SNG là 27,8 tỷ USD (tăng 13,9%). Xuất khẩu của Nga tăng 3,2%, tương đương 385,7 tỷ USD; trong đó thị phần của các nước không chung biên giới chiếm

64Đặng Phương Hoa (2013), Đặc điểm phát triển kinh tế của Liên bang Nga năm 2012 và các kịch bản ngắn hạn, Nghiên cứu châu Âu, số 7 (154), tr.49

85,2%, các nước SNG là 14,8%. Nga xuất khẩu sang các nước không chung biên giới chủ yếu là sản phẩm nhiên liệu và năng lượng.

Tổng kim ngạch nhập khẩu của Nga đạt 225,8 tỷ USD (tăng 2%), trong đó các nước không chung biên giới với Nga chiếm 87,1% (trong đó thị phần máy móc và thiết bị chiếm hơn một nửa), còn các nước SNG chiếm 12,9%.

Nga đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn là nhận đầu tư. Tính đến tháng 9/2012, tổng đầu tư ra nước ngoài của Nga là 109, tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2011, chủ yếu sang Thụy Sĩ, Hà Lan, Mỹ, Áo và Cộng hòa Sip. Dòng FDI vào Nga tính đến tháng 9/2012 giảm 14,4%, đạt 114,5 tỷ USD. Nhưng trong đó, tỷ lệ FDI vào kinh tế Nga đạt 353,3 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, có thể thấy cơ cấu FDI vào Nga thay đổi theo hướng tích cực.

Dầu lửa và khí đốt tự nhiên vẫn là động lực tăng trưởng của Nga. Nguồn thu từ xuất khẩu dầu lửa và khí đốt tăng 50% trong 5 năm và đang tiếp tục tăng. Tháng 9/2012, lượng dầu mỏ khai thác được của Nga là 10 triệu thùng, cao hơn cùng kỳ ở Arập Xêút (9,72 triệu thùng). Nửa đầu năm 2012, nguồn thu từ dầu khí đã góp phần làm cho GDP của Nga tăng 4,9% trong quý I và 4% trong quý II/2012. Khí đốt của Nga thường xuất sang Úc, Bắc Mỹ và châu Phi. Những năm qua cho thấy, giá dầu mỏ và nhiên liệu tăng cao đã trở thành yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của Liên bang Nga. Đầu năm 2012, giá dầu thô Urals lần đầu tiên kể từ tháng 7/2008 vượt qua ngưỡng 125 USD/thùng, điều này không phải là do nhu cầu dầu mỏ của thế giới tăng, mà là do căng thẳng xung quanh các nhà cung cấp dầu. Giá dầu cao góp phần tăng xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tăng trưởng trên thị trường chứng khoán của Nga.

Tuy nhiên, cho dù giá dầu mỏ đạt ngưỡng kỷ lục từ đầu năm 2011, song tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga vẫn chưa cao. Thực tế là, khôi phục kinh tế sau khủng hoảng 2008 chậm hơn so với khủng hoảng năm 1998, cũng như chậm hơn so với nhiều nền kinh tế khác.

Thị trường bán lẻ của Nga cũng rất phát triển. Nga đang là 1 trong 15 thị trường hấp dẫn nhất về đầu tư bán lẻ (sau Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc…). Matxcơva đứng vị trí thứ ba trong danh sách các thành phố thu hút nhiều nhà bán lẻ quốc tế nhất (sau London và Paris). St.Peterburg đứng thứ 8. Chỉ trong vòng 5 năm qua, 50 nhà khai thác quốc tế đã mở hệ thống cửa hàng của mình ở Nga. Yếu tố quan trọng nhất tác động tích cực đến thị trường này là mức tăng thu nhập của người dân Nga.

Chi tiêu của người Nga cho hàng hóa và dịch vụ tăng 11,3%. Doanh thu của thị trường bán lẻ tháng 9/2012 và tháng 10/2012 ở Nga tăng 4,4% và 3,8% tương ứng so với cùng kỳ năm 2011.

Trong bối cảnh các nền kinh tế lớn châu Âu trong tình trạng tê liệt, Nga trở thành thị trường tiêu thụ xe hơi tiềm năng và tăng trưởng liên tục. Tính đến tháng 9/2012, tổng doanh số bán xe tại Nga tăng 14% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 2,18 triệu chiếc65.

Ngày 22/8/2012, sau 18 năm đàm phán, nước Nga đã chính thức trở thành thành viên thứ 156 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo đánh giá của World Bank, lợi ích mà nước Nga có được từ việc trở thành thành viên của tổ chức này là rất lớn. Trong trung hạn, lợi ích này sẽ chiếm khoảng 3% GDP/năm, tăng lương lên 4 - 5%, có đến 99% các hộ gia đình nhận được khoản thu bổ sung. Trong dài hạn, lợi ích hàng năm từ việc gia nhập vào WTO sẽ có thể lên tới 11% GDP, và tăng lương từ 13 - 17%. Đó là nhận định của Davis Tarr, đồng tác giả của bài báo cáo về nền kinh tế Nga của Ngân hàng thế giới. Việc Nga gia nhập WTO được coi là thời khắc lịch sử không chỉ đối với nước Nga mà còn với cả Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Nga sở hữu một nền kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD, là nền kinh tế lớn nhất vẫn còn ở ngoài WTO. Việc gia nhập WTO chứng tỏ Nga đã sẵn sàng bước vào cuộc chơi cạnh tranh toàn cầu, thực sự hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhiều nhà kinh tế học tỏ ra lạc quan khi Nga tham gia WTO nhưng trước đó, Thượng nghị sĩ Nga Sergei Lisovsky cảnh báo rằng, gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Nga bước vào một “cuộc chiến kinh tế” không thể coi thường và Nga cần chuẩn bị sẵn sàng cho “cuộc chiến” này. Với sự gia nhập của Nga, WTO trở thành tổ chức chiếm 97% hoạt động thương mại toàn cầu.

Tháng 9/2012, Nga tổ chức thành công Hội nghị APEC 21 tại thành phố Vlađivôxtốc trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn, cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng Euro đang tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do vậy, các nền kinh tế thành viên APEC cũng như cộng đồng quốc tế đều kỳ vọng hội nghị sẽ thảo luận những vấn đề lớn của kinh tế

65 Đặng Phương Hoa (2013), Đặc điểm phát triển kinh tế của Liên bang Nga năm 2012 và các kịch bản ngắn hạn, Nghiên cứu châu Âu, số 7 (154), tr.51

khu vực và thế giới, thông qua các biện pháp đối phó với thách thức chung hiện nay. Với vai trò là nước chủ nhà, Liên bang Nga đã thể hiện nỗ lực lớn trong việc đáp ứng kỳ vọng nêu trên. Nga đã có đóng góp lớn và cùng các nền kinh tế thành viên APEC xác định các nội dung then chốt cho hội nghị lần này gồm: Thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư và liên kết kinh tế khu vực; tăng cường bảo đảm an ninh lương thực; mở rộng liên kết giao thông và thiết lập các chuỗi cung ứng đáng tin cậy; thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo mới. Ngoài những đóng góp về ý tưởng, nội dung cho kỳ họp cấp cao APEC lần này, Nga còn có nhiều thành công trong công tác tổ chức Tuần hội nghị cấp cao APEC và các hội nghị liên quan từ đầu năm 2012 với hơn 100 sự kiện đáng chú ý66. Việc tổ chức và đóng góp cho một kỳ họp cấp cao APEC thành công chính là lời khẳng định rằng, nước Nga là một thành viên có trách nhiệm, là một phần không thể tách rời của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thế và lực của nền kinh tế Nga ngày càng được khẳng định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách kinh tế liên bang nga và tác động của nó đến vị thế của nga trên trường quốc tế (2000 2012) (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)