Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 88 - 91)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét về sự lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Đảng bộ

3.1.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc so với yêu cầu của sự phát triển, giáo dục và đào tạo ở thành phố vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần đƣợc nhìn nhận nghiêm túc, khách quan để phấn đấu, kịp thời khắc phục, sửa chữa:

Việc quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, chƣơng trình... của Trung ƣơng, của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ thành phố ở các cấp, ngành, một số xã, phƣờng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên,

nhân dân chƣa thấy hết đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển giáo dục, chƣa thấy hết việc thực hiện “giáo dục là quốc sách hàng đầu” là sự nghiệp lâu dài, là nhiệm vụ của mỗi ngƣời... Một số vẫn cho rằng phát triển giáo dục là nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo, do vậy chƣa tích cực tham gia đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Việc đổi mới phƣơng pháp giáo dục, phƣơng pháp giảng dạy trong các nhà trƣờng diễn ra còn chậm, hiệu quả giáo dục chƣa cao. Chất lƣợng dạy - học các môn ngoại ngữ, tin học, giáo dục âm nhạc, mỹ thuật chƣa đáp ứng yêu cầu. Cần tiếp tục đổi mới và chú trọng hơn nữa việc giảng dạy môn giáo dục công dân trong các nhà trƣờng. Nội dung dạy kỹ năng sống cho học sinh trong những năm gần đây đƣợc xã hội quan tâm, đó vừa là yêu cầu vừa là kỳ vọng của xã hội đối với các nhà trƣờng, công tác này cần đƣợc chú trọng hơn nữa.

Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, sự chuyển biến về nhận thức và hành động còn chậm chƣa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Một bộ phận giáo viên trình độ chuyên môn còn chƣa đáp ứng yêu cầu, hạn chế trong việc thực hiện đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Chƣa có đủ cán bộ phụ trách các hoạt động trong nhà trƣờng nhƣ nhân viên phụ trách thiết bị và phòng thí nghiệm, nhân viên quản trị mạng vi tính...

Công tác quản lý giáo dục có nơi hiệu quả thấp, nhất là công tác tham mƣu, đề xuất còn hạn chế. Một số cán bộ phụ trách còn yếu về trình độ và năng lực tổ chức thực hiện. Có những đơn vị chƣa thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển nhà trƣờng.

Cơ sở vật chất trƣờng học chƣa đáp ứng đầy đủ cho các hoạt động giáo dục toàn diện. Nhiều trƣờng học khuôn viên hẹp, không đủ diện tích đất theo quy định của thành phố, nhiều trƣờng không có khu dành cho giáo dục thể chất. Các điều kiện đảm bảo chất lƣợng giáo dục đƣợc chuẩn hóa cần đƣợc kiên trì nâng lên, cơ cấu các loại hình giáo dục chƣa đƣợc đa dạng nhất là mô

Chất lƣợng giáo dục và đào tạo chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh về kinh tế - xã hội. Hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo chất lƣợng cao phát triển mạnh, chƣa tạo thành mô hình chất lƣợng toàn diện để nhân rộng. Mục tiêu đạt phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông vào năm 2010 chƣa đạt đƣợc. Công tác xã hội hóa giáo dục trong việc thu hút các nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục còn hạn chế, chƣa khai thác hết các tiềm năng hiện có.

Những hạn chế, yếu kém trên là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Về khách quan: Do sự phát triển nhanh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết đối với giáo dục và đào tạo, làm cho giáo dục chịu nhiều sức ép từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của cả tỉnh. Cơ chế, chính sách về giáo dục và đào tạo có nhiều thay đổi, có văn bản ban hành chậm chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Mặt trái của cơ chế thị trƣờng có những tác động tiêu cực tới giáo dục. Về chủ quan: Một số cấp ủy Đảng, chính quyền còn chủ quan, chƣa thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các trị thị của Trung ƣơng, của tỉnh, của thành phố về sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể về giáo dục chƣa đầy đủ. Quy hoạch mạng lƣới cơ sở giáo dục còn chậm. Việc huy động các nguồn lực đầu tƣ cho phát triển giáo dục còn hạn chế. Bệnh thành tích trong giáo dục tuy đã đƣợc khắc phục nhƣng còn nặng nề đối với bộ phận không nhỏ cán bộ trong ngành giáo dục và phụ huynh học sinh.

Cùng với việc nhận rõ khó khăn, yếu kém còn chậm đƣợc khắc phục, các kết quả đáng trân trọng mà giáo dục và đào tạo của thành phố đạt đƣợc trong những năm qua là tiền đề quan trọng để ngành tiếp tục phát triển hơn nữa trong các năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)