Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 101 - 131)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu và khuyến nghị

3.2.2. Một số khuyến nghị

Từ thực tiễn của quá trình phát triển giáo dục và đào tạo của thành phố Vĩnh Yên trong những năm 1997 - 2010, trong khuôn khổ một luận văn, tác giả xin có một số khuyến nghị nhƣ sau:

Thứ nhất, cần thấy được rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh yên để có những giải pháp phát triển phù hợp.

Những điểm mạnh của giáo dục thành phố là đƣợc Đảng bộ, chính quyền quan tâm và có quyết tâm cao phát triển giáo dục và đào tạo. Kinh tế của thành phố tăng trƣởng nhanh tạo tiền đề vật chất - tài chính đối với phát triển giáo dục. Mạng lƣới cơ sở giáo dục và đào đã có tƣơng đối hoàn chỉnh. Chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng lên một bƣớc trên diện rộng và chiều sâu. Đội ngũ giáo viên về cơ bản đƣợc chuẩn hóa và nâng cao về chất lƣợng. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục năng động, giàu kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách giáo dục trên địa bàn. Ngƣời dân Vĩnh Yên có truyền thống hiếu học, có nhận thức đúng về tầm quan trọng của tri thức và sự cần thiết của việc học. Công tác xã hội hóa giáo dục đƣợc phổ biến rộng và bƣớc đầu có hiệu quả.

Những hạn chế của giáo dục và đào tạo Vĩnh Yên cần phải khắc phục nhƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng học còn thiếu, không đồng bộ. Việc đa dạng hóa các loại hình giáo dục còn hạn chế, chất lƣợng giáo dục toàn diện so với yêu cầu chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. Đội ngũ giáo viên còn chƣa đồng bộ, chƣa cân đối về cơ cấu bộ môn.

Cũng nhƣ cả nƣớc, giáo dục đào tạo ở Vĩnh Yên đứng trƣớc thời cơ lớn: Các cấp, các ngành ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo, quan tâm nhiều hơn đến phát triển giáo dục và đào tạo. Nhà nƣớc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới trong các lĩnh vực xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo, sẽ có những chính sách mới tạo cơ hội mới cho phát triển nhanh giáo dục và đào tạo. Khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin phát triển nhanh, tạo ra những phƣơng thức và công cụ dạy học mới. Sự hội nhập quốc tế và khu vực, nền kinh tế tri thức có tác động tích cực đến phát triển

giáo dục và đào tạo. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố ngày càng cao, thu nhập của ngƣời dân tăng, tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn lực cho giáo dục.

Bên cạnh những thời cơ là những thách thức đối với giáo dục và đào tạo thành phố. Yêu cầu nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế. Kinh tế tỉnh tăng trƣởng nhanh, chuyển dịch mạnh đòi hỏi ngành giáo dục phải nhanh chóng đổi mới đề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Sự hội nhập kinh tế quốc tế, tác động tiêu cực của kinh tế thị trƣờng và các vấn đề xã hội làm phát sinh những yêu cầu, đòi hỏi mới cao hơn, tác động đến giáo dục và đào tạo, yêu cầu cần đổi mới nhanh chóng chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp dạy - học.

Trên cơ sở những điểm mạnh, hạn chế, thời cơ và thách thức trên, cần có những giải pháp phù hợp để giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh Yên tiếp tục đổi mới đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống và đồng bộ hóa cơ cấu đội ngũ giáo viên các cấp.

Chất lƣợng giáo dục quyết định đến nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc và địa phƣơng. Cần giáo dục toàn diện về mọi mặt, trong bối cảnh hiện nay việc giáo dục kỹ năng sống là rất cần thiết cần áp dụng xuyên suốt qua các cấp học. Để làm đƣợc điều này cần quan tâm đến đọi ngũ nhà giáo. Cần có sự rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển hệ thống giáo dục và đạo thành phố; có cơ chế thu hút, tuyển dụng đội ngũ giáo viên giỏi. Cần thực hiện đồng bộ hóa cơ cấu đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện. Cần có chính sách khuyến khích đào tạo và đãi ngộ để bổ sung giáo viên các bộ môn tin học, ngoại ngữ, mỹ thuật, giáo dục công dân. Cần mở rộng và thƣờng xuyên bồi dƣỡng nâng

cao trình độ để đạt đƣợc các mục tiêu về tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn vào các năm 2015 - 2020. Cần tiếp tục thực hiện chƣơng trình đạo tạo thạc sỹ và tiến sỹ để nâng cao toàn diện chất lƣợng giáo viên. Đặc biệt, cần tăng cƣờng phát triển Đảng viên trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên để họ vừa đƣợc sự rèn luyện của Đảng, vừa đƣợc sự rèn luyện của ngành, nhƣ vậy chất lƣợng đội ngũ sẽ đƣợc nâng lên.

Thứ ba, cần tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, trƣớc hết phải từ đội ngũ giáo viên các cấp. Giáo viên cần có kiến thức sâu, rộng, nắm vững tâm lý học sinh, có kỹ năng sƣ phạm, biết phát huy tính tích cực của học sinh. Cần thay đổi cách dạy học đọc - chép, nhìn - chép, truyền thụ một chiều. Ngƣời học phải trở thành trung tâm trong các hoạt động giáo dục. Phƣơng pháp dạy - học phải phát huy đƣợc tính độc lập suy nghĩ của học sinh, phát huy khả năng tƣ duy sáng tạo, phát triển những giá trị tốt đẹp trong đổi mới phƣơng pháp dạy và học. Đặc biệt cần kết hợp hài hoà giữa phƣơng pháp dạy học truyền thống và dạy học hiện đại. Các hoạt động ngoại khóa, phối hợp giáo dục ngoài nhà trƣờng, thăm quan thực tế... cần đƣợc mở rộng và nâng cao hiệu quả.

Thứ tư, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Làm tốt việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức “giáo dục là quốc sách hàng đầu” của các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân. Cần tăng cƣờng và khuyến khích các loại hình giáo dục ngoài công lập. Phát huy tác dụng tích cực của Hội cha mẹ học sinh, Hội đồng giáo dục các cấp để thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục. Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc tham gia làm chuyển biến chất lƣợng, phát triển giáo dục... Mở rộng tổ chức các quỹ khuyến học, bảo trợ giáo dục, khuyến khích các cá nhân và tổ chức đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo thành phố bằng mọi hình thức.

Thứ năm, tiếp tục đổi mới quản lý về giáo dục và đào tạo. Tăng cƣờng các biện pháp quản lý chất lƣợng, hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục. Đổi mơi cơ chế quản lý, bồi dƣỡng cán bộ quản lý các cấp, nâng cao năng lực bộ máy quản lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và quản lý giáo dục, đặc biệt ngƣời cán bộ quản lý phải có tƣ cách đạo đức tốt tránh thái độ quan liêu, hách dịch, hoạch sách.

KẾT LUẬN

Thế kỷ XXI, thế kỷ của toàn cầu hóa và của nền kinh tế tri thức, trong đó chắc chắn mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại, của cộng đồng dân tộc và của mỗi cá nhân sẽ có những thay đổi vô cùng sâu sắc, mau lẹ và diễn ra theo những phƣơng thức hoàn toàn mới. Trƣớc những thời cơ to lớn và những thách thức hết sức nghiêm trọng và phức tạp đặt ra trong thiên niên kỷ mới, nhiều dân tộc và nhiều quốc gia đang ra sức xem xét lại chiến lƣợc phát triển kinh tế của mình, dự báo và hoạch định chiến lƣợc phát triển dài hạn, ngắn hạn, trong đó có nhiều vấn đề trên thực tế đã và đang vƣợt ra khỏi khuôn khổ của tri thức và lối tƣ duy truyền thống.

Để hƣớng tới giải quyết những vấn đề phức tạp đã và sẽ nảy sinh, các dân tộc đều nỗ lực khai thác tốt các nguồn lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp phát triển vƣợt trội, đột phá trong tƣơng lai. Trong tất cả các nguồn lực đó, nguồn lực con ngƣời giữ vai trò quyết định nhất. Biện pháp có hiệu quả tối ƣu trong việc xây dựng nguồn lực con ngƣời là phát triển giáo dục và đào tạo...

Đối với nƣớc ta, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tất yếu khách quan. Quá trình đó đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực có trình độ cao và có phẩm chất đạo đức. Vì vậy, quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên đã đề ra những chủ trƣơng, biện pháp để phát triển giáo dục và đào tạo của thành phố từ năm 1997 đến năm 2010.

Từ những ngày đầu gian khổ trong các cuộc kháng chiến, những khó khăn phức tạp do hậu quả của chiến tranh, thời kỳ sau giải phóng và những thử thách gay go ác liệt phải vƣợt qua trong công cuộc đổi mới, ngành giáo dục và đào tạo của Vĩnh Yên vẫn luôn nêu cao ý chí vƣơn lên, liên tục giữ vững lá cờ đầu của tỉnh và là đơn vị mạnh của cả nƣớc trong phong trào thi đua “hai tốt”. Ngành Giáo dục Vĩnh Yên đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nƣớc giao cho trong thời kỳ cách mạng.

Phát huy thành tích đó, trong những năm 1997 đến năm 2010, dù phải chịu tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng song sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Vĩnh Yên vẫn dành đƣợc những thành tựu quan trọng. Đó là kết quả của quá trình lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo và kịp thời của Đảng bộ thành phố.

Trƣớc hết, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã góp phần to lớn để mọi lứa tuổi đƣợc học, mỗi ngƣời có thể học suốt đời và có một trình độ học vấn nhất định. Quy mô trƣờng lớp phát triển ổn định, phù hợp ở các ngành học, cấp học. Cơ sở vật chất trƣờng học đƣợc tăng cƣờng theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, kỷ cƣơng nền nếp trong nhà trƣờng đƣợc tăng cƣờng, công tác phổ cập giáo dục tiếp tục duy trì, công tác xã hội hoá giáo dục nhận đƣợc sự ủng hộ rông rãi của các tầng lớp nhân dân, chất lƣợng học sinh giỏi có bƣớc chuyển biến tích cực, chất lƣợng giáo dục đại trà đƣợc coi trọng... do đó, đã góp phần đào tạo lực lƣợng lao động đông đảo có trình độ cho thành phố nói riêng và tỉnh nói chung. Điều này đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, ngành giáo dục và đào tạo Vĩnh Yên đã xây dựng đƣợc một đội ngũ giáo viên ngày càng đông đảo về số lƣợng và nâng dần về chất lƣợng đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục trong thành phố nói riêng và trong tỉnh nói chung. Vĩnh Yên đã vận dụng sáng tạo phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, xây dựng đƣợc cơ sở vật chất trƣờng học cần thiết cho dạy và học.

Tuy vậy, nhìn tổng thể thì giáo dục Vĩnh Yên vẫn còn một số bất cập. Trong quản lý chỉ đạo, công tác xây dựng trƣờng chất lƣợng cao ở các cấp học còn hạn chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin chƣa đạt hiệu quả cao, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy chƣa đạt đƣợc yêu cầu mong muốn, việc

thực hiện chế độ báo cáo, thông tin ở một số đơn vị chƣa nghiêm túc... nhƣng căn bản sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành phố là một quá trình phát triển liên tục, mạnh mẽ cả về quy mô và chất lƣợng.

Những thành quả của giáo dục và đào tạo đáng tự hào đó đã khẳng định đƣờng lối của Đảng, sự chỉ đạo của các cấp uỷ và Sở giáo dục và đào tạo là đúng đắn và sáng tạo.

Tuy nhiên, đứng trƣớc yêu cầu mới của tình hình trong nƣớc và địa phƣơng, trƣớc mắt ngành giáo dục và đào tạo của yhành phố cần có những biện pháp hữu hiệu, khắc phục những điểm yếu kém còn tồn tại, phát huy điểm mạnh đã đạt đƣợc và với tiềm năng, thế mạnh sẵn có của vùng đất giàu truyền thống, với sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, sự nỗ lực quyết tâm của toàn thể cán bộ giáo viên và sự ủng hộ nhiệt tình của toàn dân, chắc chắn sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố sẽ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2000): Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tập 1, Nxb. Sở Văn hóa - Thông tin Vĩnh Phúc.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2007): Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh 1930 -2005, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Chỉ đạo kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tỉnh Vĩnh Phúc (2000), Vĩnh Phúc 50 năm xây dựng trƣởng thành.

4. Ban Chấp hành Trung ƣơng (2009), Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Lƣu tại văn phòng Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.

5. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1996): Vĩnh Phúc những chặng đường đấu tranh xây dựng và trưởng thành - Sở Văn hóa - Thông tin Vĩnh Phúc.

6. Ban Tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng: Những nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 (Khóa VIII), Nxb. Văn hóa Thông tin.

7. Các tác giả kinh điển của nghĩa Mác bàn về giáo dục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1960.

8. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (1998): Niên giám thống kê 1997 tỉnh Vĩnh Phúc, Nxb. Thông kê, Hà Nội.

9. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2008): Niên giám thống kê 2006 tỉnh Vĩnh Phúc Nxb. Thống kê, Hà nội.

10. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2008): Niên gián thông kê 2008 thành phố Vĩnh Yên . Phòng Thống kê Vĩnh Yên.

11. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2010): Niên giám thống kê từ năm 1997 đến năm 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997): Văn kiện Hội nghị trung ương lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1997): Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII.

19. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2001): Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII.

20. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2005): Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV.

21. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2010): Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV.

22. Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên (1986): Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XIII.

23. Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên (1989): Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XIV.

24. Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên (1991): Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XV.

25. Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên (1996): Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVI.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 101 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)