Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 91 - 101)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu và khuyến nghị

3.2.1. Một số kinh nghiệm chủ yếu

- Thứ nhất, phải coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh

Trong bối cảnh ngày nay trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ đã làm bùng nổ thông tin theo chiều hƣớng tiêu cực và đại đa số giới trẻ đã tiếp thu, trong đó một bộ phận là học sinh. Thực tế việc giáo dục và đào tạo ở Vĩnh Yên còn nặng về dạy kiến thức, còn ít chú trọng đến rèn luyện các kỹ năng khác. Do vậy, một bộ phận học sinh thiếu lý tƣởng sống, đạo đức xuống cấp đặc biệt thiếu kỹ năng sống... Nhận biết đƣợc điều đó ngành giáo dục và đào tạo thành phố tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 17-KH-TU của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, triển khai thí điểm bộ tài liệu lồng ghép nội dung vào giảng dạy một số môn học chính khoá và hoạt động ngoại khoá ở các cấp học. Các nhà trƣờng bằng những hành động cụ thể, thi đua lập thành tích kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ thể là đẩy mạnh việc tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Bác Hồ qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về sự nghiệp, tƣ tƣởng và đạo đức của Bác, hình thành tình cảm kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và ý chí học tập, rèn luyện vì đất nƣớc, vì sự tiến bộ của bản thân. Tự giác thực hiện các cuộc vận động bằng những việc làm thiết thực và tích cực tham gia phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”.

Toàn ngành tiếp tục thực hiện đầy đủ Chỉ thị 33/CT - TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và Chỉ thị 71/CT-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, triển khai quyết liệt cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung. Tập trung vào việc

giảm tối thiểu tiêu cực trong thi, kiểm tra và đánh giá, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học. Tiếp tục cải tiến công tác thi đua, khắc phục bệnh thành tích.

Phối hợp với Công đoàn ngành giáo dục chỉ đạo công đoàn cơ sở tổ chức thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học, tự sáng tạo”, phấn đấu trong trƣờng học không có cán bộ, giáo viên có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo; tăng cƣờng xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và lƣơng tâm nghề nghiệp, tâm huyết và trách nhiệm, có lối sống và phong cách ứng xử chuẩn mực; tự học về công nghệ thông tin và tích cực đổi mới trong dạy học - đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đổi mới - thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; biểu dƣơng, khen thƣởng kịp thời những nhà giáo tận tụy hết lòng vì học sinh, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn.

Tiếp tục triển khai sâu rộng, có hiệu quả phong trào thi đua “ Xây dựng trƣờng học thân thiệt, học sinh tích cực” ở các đơn vị trƣờng học trên địa bàn. Tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm nhƣ tổ chức “Tháng khuyến học” từ 02/9 đến 02/10 hằng năm (Ngày khuyến học Việt Nam); tuyên dƣơng các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác khuyến học; vận động quyên góp quần áo, sách vở cho học sinh vùng khó khăn; tổ chức ngày lễ khai giảng năm học mới trang trọng, tƣơi vui; tổ chức “Ngày về nguồn” (23-11) và tuần về nguồn (từ 20-11 đến 26-11) ở các địa phƣơng. Tổ chức tuyên dƣơng khen thƣởng các thầy giáo, cô giáo đƣợc học sinh yêu quý nhất do học sinh và các tổ chức xã hội tôn vinh. Chú trọng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trƣờng học. Tổ chức chăm sóc các công trình, di tích lịch sử văn hóa, các nghĩa trang liệt sỹ tại các địa phƣơng. Tổ chức thi hát dân ca, hát về ngành giáo dục trong giáo viên và học sinh. Tất cả các trƣờng mầm non, phổ thông có công trình vệ sinh đảm bảo thƣờng xuyên

sạch sẽ. Tổ chức kiểm tra, công nhận các trƣờng đã đăng ký và phấn đấu đạt danh hiệu “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” theo tiêu chí đã ban hành, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình.

- Thứ hai, phải thường xuyên củng cố hệ thống chính trị trong nhà trường

Trƣớc hết là vấn đề xây dựng Đảng, tổ chức Đảng là hạt nhân chính trị lãnh đạo trong nhà trƣờng. Do đó, mỗi trƣờng cần thiết phải có một chi bộ. Trƣớc đây, do số đảng viên ít không đủ để thành lập chi bộ, nên thƣờng phải sinh hoạt ghép với các đơn vị khác ở địa phƣơng nhƣ: bệnh xá, thủy nông, thủy sản ... Vì vậy, khi họp chi bộ, chƣa bàn đƣợc gì nhiều cho giáo dục và đào tạo, mà chỉ tập trung cho các việc khác. Đó là những hạn chế rất lớn trong quá trình phát triển giáo dục của thành phố. Nếu không đủ số đảng viên để lập chi bộ, nên điều động từ các trƣờng khác đến; lựa chọn những giáo viên ƣu tú để bồi dƣỡng phát triển đảng viên mới; hoặc ghép với các trƣờng khác, không nên ghép với những đơn vị không cùng chức năng, nhiệm vụ. Chi bộ nhà trƣờng phải chịu trách nhiệm với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng trong việc lãnh đạo nhà trƣờng hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong từng niên học. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các trƣờng đều có chi bộ đảng và số lƣợng đảng viên không ngừng tăng lên.

Mặt khác, nhà trƣờng là một hình ảnh thu nhỏ của xã hội, nhiệm vụ của chi bộ là lãnh đạo toàn diện, bao gồm cả tƣ tƣởng, chuyên môn, các tổ chức quần chúng. Vì vậy, vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, của đồng chí Bí thƣ rất quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, trong việc sắp xếp bộ máy, đồng chí hiệu trƣởng có thể kiêm nhiệm luôn cả Bí thƣ, thì khả năng phối hợp điều hành hoạt động có thuận lợi hơn, hiệu quả hơn. Điều này thực tế ở Vĩnh Yên đã làm rất tốt.

Công tác Đảng trong nhà trƣờng ở thành phố Vĩnh Yên trong những năm qua, nhìn chung các trƣờng đều làm tốt, các chi bộ trong nhà trƣờng hoạt động dƣới sự lãnh đạo của Đảng ủy xã, phƣờng, thành ủy. Nhiều xã, phƣờng có các đồng chí đảng ủy viên phụ trách khối trƣờng học, hoặc chính đồng chí bí thƣ chi bộ trƣờng học là đảng ủy viên đƣợc phân công phụ trách công tác trƣờng học của Đảng ủy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo của Đảng bộ đối với nhà trƣờng. Tuy nhiên, còn phải làm tốt hơn nữa việc thực hiện quy chế dân chủ, chất lƣợng sinh hoạt, mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo giữa cấp ủy Đảng cơ sở, chi bộ nhà trƣờng với các tổ chức đoàn thể và quần chúng, nhằm tạo ra sức mạnh to lớn để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trƣờng.

Đối với các đoàn thể: Trƣớc hết là Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong trong nhà trƣờng, Đoàn, Đội hoạt động dƣới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đoàn, Đội cấp trên, và chi bộ Đảng nhà trƣờng. Hoạt động của Đoàn, Đội phải lấy việc nâng cao chất lƣợng học tập và giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, giáo dục chủ nghĩa Mác -Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là chủ đạo. Đoàn, Đội trong nhà trƣờng là đội xung kích trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, là lực lƣợng chủ yếu ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Phải củng cố, nâng cao vai trò của công tác Đoàn, Đội trong nhà trƣờng. Qua đó, giáo dục ý thức tự chủ, tự quản, tự giáo dục và phát huy tính tự giác, sáng tạo của học sinh trong các hoạt động xã hội. Điều đó đòi hỏi những ngƣời phục trách phải đƣợc đào tạo có hệ thống cơ bản và thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng công tác Đoàn, Đội. Điều đáng mừng là, công tác Đoàn, Đội ở Vĩnh Yên nhiều năm qua đã đƣợc Đảng bộ đặc biệt coi trọng, hình thức hoạt động của Đoàn, Đội cũng luôn luôn đƣợc đổi mới, hấp dẫn, phong phú, phù hợp với tuổi trẻ và có ý nghĩa thiết thực hơn. Đoàn, Đội đã góp phần đáng kể vào việc quản lý nền nếp sinh hoạt và học tập có hiệu quả.

Tuy nhiên vẫn có trƣờng, do nhận thức chƣa đầy đủ vai trò của công tác này, nên các hoạt động, đôi khi còn đơn giản, mang tính hình thức, hiệu quả chƣa cao.

Các tổ chức khác nhƣ: Hội cha mẹ học sinh, đây là lực lƣợng nòng cốt và trực tiếp, thƣờng xuyên đóng góp nguồn kinh phí cho giáo dục. Cũng có nhiều hình thức hoạt động có hiệu quả, thực sự là cầu nối giữa nhà trƣờng với các gia đình học sinh trong quá trình giáo dục.

Cần tiếp tục duy trì và phát huy các Hội đồng giáo dục ở xã, phƣờng hoạt động có hiệu quả và toàn diện hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của địa phƣơng. Cần thành lập Hội đồng giáo dục cấp thành phố để hỗ trợ cho các xã, phƣờng.

Hội khuyến học thành phố là tổ chức xã hội rộng lớn của các nhà giáo dục, khoa học và những ngƣời tâm huyết, với mục tiêu là:

Góp sức phấn đấu cho sự công bằng xã hội.

Cổ vũ xã hội quan tâm đối với vai trò ngƣời thầy trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Làm tƣ vấn về giáo dục.

Ngành giáo dục và đào tạo cần phối hợp hơn nữa với các tổ chức Mặt trận Tổ quốc, với Thành đoàn, với Hội phụ nữ thành phố, vận động các nhà doanh nghiệp, các cá nhân, tập thể, các ngành, các cấp, các đơn vị, cơ quan trên địa bàn thành phố, để mọi ngƣời tham gia thực hiện các yêu cầu của giáo dục và đào tạo nhƣ bảo đảm xây dựng cơ sở vật chất nhà trƣờng, tham gia mở lớp dạy nghề, xóa mù chữ, ngăn chặn tệ nạn xã hội, thành lập quỹ khuyến học...

- Thứ ba, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục

Đổi mới quản lý, nâng cao chất lƣợng giáo dục vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của công tác quản lý giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý cần đổi mới

tƣ duy quản lý ở tất cả các cấp học, bậc học, cần nhận thức rõ vai trò công tác quản lý gắn liền với kết quả, chất lƣợng giáo dục của mỗi đơn vị, nhà trƣờng, lấy giáo dục toàn diện làm nền tảng vững chắc để phát triển mô hình giáo dục chất lƣợng cao, phát triển giáo dục để đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài, nâng cao chất lƣợng nguồn lực. Trƣớc hết, nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo từ Phòng Giáo dục và Đào tạo tới đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trƣờng, nâng cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động và sáng tạo; tăng cƣờng bồi dƣỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ thanh tra viên; đẩy mạnh các hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên môn ở các cấp học, ngành học. Tăng cƣờng kiểm tra và quản lý các trƣờng mầm non tƣ thục, các nhà nhóm trẻ gia đình; công tác dạy thêm học thêm và công tác phục vụ ăn bán trú trong các trƣờng mầm non, tiểu học. Toàn ngành tổ chức triển khai thực hiện Thông báo số 242/TB-TW ngày 15-4-2009 về Kết luận của Bộ chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khóa VIII), phƣơng hƣớng phát triển giáo dục đến năm 2020.

Tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu chƣơng trình phát triển giáo dục và đào tạo thành phố giai đoạn 2006 - 2010, Đề án trƣờng chuẩn quốc gia giai đoạn 2006 - 2010. Tham mƣu cho Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng chƣơng trình phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 - 2015.

Triển khai thực hiện các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với bộ máy, biên chế, quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục, thông tin về chất lƣợng giáo dục; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục; triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non và tiểu học. Ƣu tiên ngân sách thực hiện phổ cập giáo dục, trong đó có phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục bậc trung học.

Tạo sự chuyển biến về công tác thông tin cho xã hội, lắng nghe ý kiến xã hội; thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tạo sự đồng thuận cao ủng hộ sự nghiệp giáo dục; làm tốt công tác tham mƣu với chính quyền các cấp.

Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục lên trình độ mới. Thống nhất quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ thông tin. Tích cực tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin. Trƣớc hết áp dụng trong công tác quản lý giáo dục, dạy và học ở tất cả các cấp học, ngành học; tích cực tham gia các lớp bồi dƣỡng quản trị mạng, áp dụng phù hợp việc học tập bằng đa phƣơng tiện và sử dụng phƣơng tiện điển tử; tăng cƣờng khai thác, sử dụng máy tính và mạng internet đến với giáo viên và đa số học sinh. Tuyển chọn, cung cấp các phần mềm quản lý học tập của học sinh, quản lý giáo viên, hỗ trợ sắp xếp thời khóa biểu, quản lý thƣ viện trƣờng học và hƣớng dẫn mua hoặc cung cấp phần mềm ứng dụng. Các nhà trƣờng tích cực sử dụng Emai để báo cáo thông tin và giao dịch văn bản. Triển khai công tác thi đua về ứng dụng công nghệ thông tin.

- Thứ tư, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn của đội ngũ g iáo viên

Giáo viên là đội ngũ trực tiếp quyết định chất lƣợng quá trình giáo dục và đào tạo. Nhận thức nhƣ vậy, ngành giáo dục thành phố đã rất quan tâm đến việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên vừa có phẩm chất chính trị, vừa có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, đào tạo.

Trƣớc hết về trình độ chuyên môn, cùng với Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, trong nhiều năm qua thành phố Vĩnh Yên đã mở rộng quan hệ với các trƣờng đại học, cao đẳng, thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học - kỹ thuật cho giáo viên để từng bƣớc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên.

Ngƣời thầy có trình độ chuyên môn giỏi, đồng thời cũng là ngƣời có phƣơng pháp dạy giỏi, cần khắc phục phƣơng pháp dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều, từng bƣớc áp dụng phƣơng pháp dạy học tiên tiến, ngoài việc cần thiết phải cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cách dạy của ngƣời thầy còn làm cho ngƣời học hình thành thế giới quan, biết tƣ duy khoa học và phƣơng pháp làm việc khoa học, có đủ bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn, sau khi ra trƣờng trở thành những con ngƣời có ích cho xã hội. Nhƣ thế ngƣời thầy phải thực sự có trình độ hiểu biết rộng và không ngừng bồi dƣỡng nâng cao kiến thức. Hiện tại thành phố Vĩnh Yên mới chỉ dừng lại ở mức độ chuẩn hóa, tỷ lệ trên chuẩn còn chƣa cao. Cần phải tăng cƣờng bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên theo ba hƣớng cơ bản:

Tiếp tục quan tâm đào tạo chuẩn hóa và nâng chuẩn phù hợp với yêu cầu công tác; tiếp tục cử cán bộ quản lý, giáo viên đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, nhất là ở các trƣờng có tỉ lệ dƣới 20%.

Bồi dƣỡng thƣờng xuyên. Bồi dƣỡng chuyên đề

Cần tập trung vào bồi dƣỡng phƣơng pháp giảng dạy, nên có biện pháp tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 91 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)