Chương 3 : Đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Nguyễn
3.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
Cùng với cốt truyện và nhân vật thì ngôn ngữ là một đặc trưng quan trọng của thể loại tự sự, bởi nó vừa là công cụ vừa là phương tiện để nhà văn tạo lập nên tác phẩm. Nếu không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học. Gorki khẳng định: yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu văn
học. Ngôn ngữ nghệ thuật “là một hệ thống các phương thức, phương tiện tạo
hình, biểu hiện, hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của
một ngành, một sáng tác nghệ thuật”[40, tr.186]. Trong tác phẩm, ngôn ngữ
nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng... của nhà văn. Nguyễn Ngọc Tư đã tạo được phong cách riêng cho mình từ những trang văn thấm đẫm giọng nói Nam Bộ, vừa ngọt ngào, truyền cảm, vừa diễn tả đúng cái thần, cái hồn của con người Nam Bộ mà khó có ai theo kịp.
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
3.2.1.1. Tính phương ngữ đặc sắc.
Nhà văn Nguyễn Tuân khi viết văn đã khẳng định: ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn từ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn từ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào người khác, giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay. Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng có sử dụng sáng tạo thì văn sẽ bề thế hơn và kích thước hơn, có vốn mà không biết sử dụng thì chỉ như nhà giàu giữ của, dùng chữ như đánh cờ tướng. Chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt, văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.... Thật vậy, việc sử dụng tài tình ngôn ngữ sẽ giúp cho mỗi trang văn là trang hoa, tạo nên phong cách riêng cho mỗi nhà văn khi sáng tạo. Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn với ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ. Đây chính là điều làm nên sự thành công trong những sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Văn Nguyễn Ngọc Tư không màu mè, trau chuốt mà mang vẻ đẹp bình dị chân mộc như cuộc sống thường nhật. Nữ văn sĩ vùng Nam Bộ khẳng định chỗ đứng riêng trong lòng bạn đọc. Từ vựng của Tư không “độc sáng” nhưng là từ vựng dân dã, lấy thẳng từ cuộc sống xung quanh. Sự phong phú của phương ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là sự tinh tế thu nhận nhiều giác quan nhạy cảm: Cảm nhận có chiều sâu và một trái tim biết lắng nghe và thấu hiểu, dạt dào tình yêu quê hương đất nước.
Có người đã nhận định rằng: Để miêu tả con người Nam Bộ, tính cách Nam Bộ một cách chính xác nhất thì không gì thích hợp hơn là lấy chính ngôn ngữ của vùng miền đó làm ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm mình. Kế thừa các nhà văn Nam Bộ trước, Nguyễn Ngọc Tư cũng mang tất cả vẻ đẹp của sông nước, con người Nam Bộ vào văn chương, nhưng ta cảm thấy Nguyễn Ngọc Tư còn “Nam Bộ” hơn cả họ nhờ vào chất giọng Nam Bộ đặc sệt trong
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
các tác phẩm. Quả vậy, cuộc sống của các nhân vật gắn liền với mỗi dòng sông. Từ sinh hoạt hàng ngày đến lời tâm tình cũng gửi theo những dòng nước, những câu chuyện tình yêu cũng nảy mầm theo những chuyến đò xuôi ngược. Các danh từ chỉ địa danh Nam Bộ, những vùng đất xa xôi nhưng luôn ấm áp tình người như: Mút Cà Tha, Hóc Bà Tó, Mũi So Le...Mỗi địa danh gắn bó với con người, những câu chuyện tình nghĩa xúc động. Bên cạnh đó, ta thấy rằng từ ngữ địa phương được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng một cách linh hoạt, tạo cho truyện sự gần gũi chân tình. Đọc văn chị ta có cảm tưởng mình đang ở trên mảnh đất Nam Bộ bận rộn theo những chuyến đò xuôi ngược nơi con nước dòng sông.
Đầu tiên là cách xưng gọi rất đặc trưng Nam Bộ. Mỗi nhân vật có một tên gọi riêng nhưng khi gọi lên lại thường đi kèm với thứ tự sinh ra trong gia đình, gợi cảm giác ấm áp, thân thuộc: ông Hai, Tư Nhỏ, Út Nhỏ, Sáu Đèo,... Hoặc cách gọi thân mật: cưng, nhỏ, bây, tụi bây, ba, má...
Các từ biến âm hoặc biến âm rút gọn của phương ngữ Nam Bộ cũng được tác giả sử dụng nhiều nhưng không gây khó khăn với người đọc ở vùng miền khác vì chúng quá quen thuộc: bi nhiêu, hông, hy sanh, gởi, lá thơ, tui, mầy, ổng,...
Những tình thái từ mang màu sắc Nam Bộ: ủa, hen, nghen, vậy ta, dà, quá trời, khỉ khô,...
Theo kết quả nghiên cứu của nhà báo Huỳnh Công Tín về từ ngữ Nam Bộ đã được Nguyễn Ngọc Tư dùng cho thấy, chị sử dụng từ ngữ, phương ngữ Nam Bộ ở rất nhiều mảng của đời sống:
Đó là những động từ chỉ hành động của nhân vật thì nó thường ngắn, mạnh, gọn, kiểu như: tạt, ụp, dộng, táp, tề, róc... như tính cách vốn mạnh mẽ và dứt khoát của người Nam Bộ. Dưới đây là bảng thống kê động từ mang
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
Động từ mang màu sắc Nam Bộ
càm ràm, na, nách, cự, đụt, biểu, nắm nuối, ngó, cặm, ngoi quẫy, quá giang, quơ, lượm, mần ăn, khoái, dừng, xà quần, rầu, xúc, quở, lai rai, tụ, lội, tiếp, lòn, xài, đổ quạu, coi kiếng, làm lơ, ực, chựng (lại), lò mò, rang, lia lia, mằn mằn, rầy, so cựa, xẹt, ngán, tạt, ụp, chắc mằm, giạt, lánh, day day, nghiêng nghiêng ngó ngó, hối, hụ, hợ, giả đò, te te, cuốn, rượt, táp, níu, tề, róc, giả đò, thường,...
Đó là những từ chỉ trạng thái, tính chất: bằn bặt, buồn hiu, cà chớn, giả bộ, lãng xẹt, sương sương, tạnh hột, xỉn....
Nhận xét về việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ được dùng trong tác
phẩm, có ý kiến cho rằng: “Ngôn từ trong tất cả các truyện ngắn của chị, từ
ngôn ngữ dẫn truyện đến ngôn ngữ nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật, đều
khá thuần chất Nam Bộ” [44, tr.1]. Số lượng từ ngữ Nam Bộ được dùng trong
tác phẩm của chị dày đặc, và sử dụng khá thích hợp. Đó là ngôn ngữ “của
tỉnh lẻ, của ruộng vườn, và nhất là của sông, của mưa”[38, tr.1]. Đặc điểm
này tạo nên không khí Nam bộ đặc trưng trong tác phẩm của chị, đã trở thành một nét phong cách được nhiều người yêu thích. Theo kết quả khảo sát [35] có thể thấy: Tên tác phẩm Từ ngữ Nam Bộ/ Từ ngữ phổ thông Tỉ lệ % Tập truyện Cánh đồng bất tận Cải ơi! ~117/2859 ~4,09
Hiu hiu gió bấc ~118/2882 ~4,09
Huệ lấy chồng ~131/2767 4,73
Cái nhìn khắc khoải ~87/2921 ~2,98
Mối tình năm cũ ~96/3293 ~2,91
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
Nhớ sông ~135/2457 ~5,49
Dòng nhớ ~279/3348 ~6,54
Duyên phận so le ~116/1392 ~4,31
Một trái tim khô ~52/2328 ~2,23
Cánh đồng bất tận ~350/1681 ~0,21
Tập truyện Giao thừa
Bởi yêu thương ~126/2700 ~4,77
Chuyện vui điện ảnh ~93/2590 ~0,34
Đời Như Ý ~115/2555 ~4,50
Giao thừa ~47/1760 ~4,50
Làm má đâu có dễ ~63/1850 3,40
Làm mẹ ~119/2466 4,83
Bến đò xóm Miễu ~116/2402 ~4,83
Một dòng xuôi mải miết ~73/2551 ~2,86
Một mối tình ~183/3287 ~5,56
Ngày đã qua ~155/3429 ~4,52
Ngày đùa ~36/2160 ~1.66
Người năm cũ ~126/3334 ~3,80
Tập truyện Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Lỡ mùa ~73/2686 ~2,07
Chiều vắng ~55/2740 ~2,03
Chuyện của Điệp ~45/3022 ~1,49
Nửa mùa ~49/3240 ~1,51
Ngổn ngang ~19/1968 ~1,00
Đau gì như thể... ~57/3894 ~1,50
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
Như vậy, phương ngữ Nam bộ chiếm một tỉ lệ tương đối lớn, khá quan trọng trong các sáng tác của chị. Ta cũng nhận thấy một điều là ở những tác phẩm có đề tài về đời sống nông thôn, về người nông dân Nam Bộ thì tỉ lệ từ địa phương cao hơn những tác phẩm viết về đề tài cuộc sống đô thị, về những người không phải là nông dân.
Có thể nói rằng, việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ đã tạo cho Nguyễn Ngọc Tư một giọng văn riêng, khó lẫn, cùng với giọng miền núi phía Bắc độc đáo của Đỗ Bích Thuý, đã bổ sung thêm một chất giọng mới lạ cho văn đàn vốn trung dung, ít cá tính vùng miền. Nó mang đến cái mới lạ cho văn chương và thói quen thưởng thức của người đọc. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, nếu chỉ sử dụng một cách nói ấy thì cũng sẽ gặp một số hạn chế trong sự tiếp nhận
từ phía người đọc. Chính vì vậy đến tiểu thuyết Sông thì ngôn ngữ Nam Bộ
đã được Nguyễn Ngọc Tư giảm đi đáng kể mà thay vào đó là những từ ngữ chuyên ngành, mang tính khoa học cao. Đây có thể coi như một bước ngoặt lớn trong con đường sáng tác của chị. Do thời gian có hạn nên người viết
chưa đi tìm hiểu sâu về tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư, mong sẽ được
thử sức trong những đề tài nghiên cứu sau.
3.2.1.2. Sử dụng nhiều lối so sánh, ví von độc đáo
Văn Nguyễn Ngọc Tư không chỉ thú vị với người đọc bởi vốn phương ngữ lạ lẫm, bởi hệ thống cách diễn đạt đậm đặc chất miền Nam mà còn bởi những so sánh, ví von độc đáo, rất Nguyễn Ngọc Tư: hồn nhiên, tươi trẻ, đầy sáng tạo. Sự phong phú trong cách sử dụng ngôn ngữ như thể là tích tụ của một thính giác tinh nhạy và trọn vẹn: nghe và nhớ, của sự bồi đắp, tích luỹ lời ăn tiếng nói của nhân dân hoà cùng tài năng đích thực, khả năng biến hoá với
ngôn từ, câu chữ. Có thể kể một số trường hợp: Nước đã sắc lại thẫm một
màu vàng u ám (Cánh đồng bất tận); những đám mây bắt đầu sà xuống, bịu
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
Hình ảnh gió chướng trong tạp văn Trở gió: “Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ
sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e de, như ai đó đứng xa ngoắc tay nhẹ một
cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không”. “Cái
nắng như thiêu như đốt...Mấy bóng người ít ỏi nhoè nhoè đằng xa, như đã bị
nắng đông lại, chỉ còn sóng sánh một chút, trước khi bất động” (Tạp văn Xin
lỗi lục bình). “Đêm giống như một bà cụ còm cõi chống gậy chậm rãi đi qua” (Chuyện của Điêp); “thời gian bị người ta chở kĩu kịt đi” (Giao thừa)..
“Giọng nói mềm như lá lụa non” (Bởi yêu thương); “lòng êm đềm như cỏ”
(Một trái tim khô); “lòng tự nhiên như dòng chảy của sông” (Hiu hiu gió
bấc); “lóng ngóng như bị nước nóng đổ đít” (Sầu trên đỉnh Puvan)...
Có thể nói, những so sánh, ví von này khiến câu văn của Tư giàu hình ảnh hơn, đọc lên nhiều khi thấy rất thú vị bởi những cách nói độc đáo, bởi cái nhìn trong trẻo, “lạ hoá” của tác giả đối với những sự vật, hiện tượng vốn quen thuộc trong đời sống, thể hiện sự chăm chút trong lao động “đãi chữ” của tác giả chứ không hoàn toàn ngẫu nhiên, tiện miệng.
3.2.1.3. Sử dụng nhiều kiểu câu văn có cấu trúc độc đáo...
Câu văn là đơn vị nhỏ trong văn bản. Nhà văn tạo được những câu văn mới lạ sẽ tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. Câu văn của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện thường gãy gọn, không kéo dài theo cách kể truyện bình thường.
Ngoài ra ta cũng hay bắt gặp những câu văn có cấu trúc độc đáo như những câu văn bắt đầu bằng từ “Mà” hay “Và”; những câu đặc biệt, xuống dòng rất thoải mái, tự do; những câu có thành phần phụ chú, câu hỏi tu từ...làm cho lời kể chuyện linh hoạt, chân thực, gần gũi với đời sống hơn. Nó tạo cảm giác người kể chuyện gặp gì nói nấy, thấy như thế nào nói thế ấy, không cầu kì, làm duyên làm dáng mà vẫn hấp dẫn người đọc như đang ngồi nghe kế trực tiếp.
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư hay viết kiểu câu bắt đầu bằng từ “Mà”/ “Và”, như thể các lời kể còn dang dở, được đan xen, móc nối, vắt dòng, vắt đoạn với nhau thành một dòng chảy bất tận. Các câu, các đoạn được nối với nhau, câu sau bổ sung ý, giải thích thêm cho câu trước. Cách viết này cho ta cảm giác như đang được nghe những câu chuyện mộc mạc, thân tình của chính những người dân quê đang kể, đặc biệt là với những truyện ngắn được kể bằng ngôi thứ nhất.
Một số câu văn được bắt đầu với từ “Và”:
“Và cái cười dịu dàng kia, ánh mắt ấm áp kia, nụ hôn ngọt ngào kia,
vòng tay nồng nàn kia...thấy vậy mà không phải vậy”. (Tạp văn Bùa yêu và
con nhỏ thất tình).
“Và cái lối chơi biến hoá, lúc thâm trầm, lúc táo bạo, khi phóng khoáng
khi lại nghiêm cẩn...”(Tạp văn Ván cờ).
“Và anh cũng không biết tại sao mình lại kiên trì cho một kế hoạch trả
thù đến vậy” (Tạp văn Ván cờ).
“Và để gắng sức chống chọi lại những cơn bão khô sẽ đến bất cứ lúc
nào” (Tạp văn Đi qua những cơn bão khô).
Khảo sát tập truyện Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, chúng ta có thể thấy
Nguyễn Ngọc Tư sử dụng rất nhiều kiểu câu này: trang 6, 10, 18, 23, 33, 40, 42, 44, 46, 47, 48, 50, 58, 59, 60, 66, 79, 88, 99, 103, 106, 113, 140, 147, 154, 157, 159, 164, 165, 172....
Nguyễn Ngọc Tư cũng hay viết kiểu câu văn mở đầu bằng từ “Mà”, sau đấy là một dấu phẩy:
“Mà, mùa đang tới còn xa, xa lắm”
“Mà, nhà nào hồi đó dẫn nước mặn vô trước nhứt”
(Tạp văn Đi qua những cơn bão khô)
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
Khảo sát Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta có thể thấy những trang
viết sử dụng kiểu câu này rất nhiều, có trang lên tới ba hay bốn lần: trang 7,
15, 20, 34, 47, 107,108,....
Những câu văn bắt đầu bằng từ “Mà” thường hàm nghĩa tương phản, đối lập với những câu nói trước đó hoặc nhằm nhấn mạnh với một sắc thái không bình thường. Nó tạo độ căng, sự chờ đợi nhất định cho độc giả với cách lí giải sự kiện, hành động nhân vật của người kể chuyện.
Hai kiểu câu trên đã góp phần tạo nên giọng kể chuyện dân dã trong văn
Nguyễn Ngọc Tư.“Văn của Nguyễn Ngọc Tư là văn của lời nói. Cách ngắt
câu của cô là cách ngắt âm điệu, cái tài của Nguyễn Ngọc Tư là đem những
cảnh tượng rất bình thường khoanh lại, biến nó thành châu báu”[9]. Không
chỉ có từ ngữ, ngay cả lối ngắt câu, xuống dòng tự nhiên, phóng túng cũng tạo ra một dòng chảy sinh động trong văn chị. Chị sử dụng các câu đặc biệt, chủ yếu là các câu đặc biệt chỉ sự tồn tại hiển nhiên, sự xuất hiện của sự kiện, như một cách để thể hiện cái nhìn khách quan, vô tư của người kể chuyện. Có thể kể ra một vài ví dụ như sau:
“Cái chuông gió với những âm thanh mỏng manh...Cồn cào. Nồng nhiệt.
Mà thiệt dịu dàng. Ôi! Gió chướng”. (Tạp văn Trở gió).
“Dừa dài theo bờ, theo liếp, chanh de mấy cái góc ao...Không mua. Không bán. Chỉ khoe vậy thôi. Cần tìm bạn. Ưu tiên người ít nói, không nói
càng tốt” (Tạp văn Vườn cũ).
Đây là kiểu câu có thể nói là ưa thích của các nhà văn trẻ đương đại. Nó phù hợp với kiểu kết cấu rời rạc trong tác phẩm, phù hợp khi diễn tả cảm giác, trạng thái mệt mỏi, hoang hoải, chán trường, bế tắc... của các nhân vật trong đời sống đang “xuôi mải miết” hiện nay, phù hợp với lối viết hoàn toàn tôn trọng độc giả “tác giả không giải thích gì thêm” của những người viết trẻ.
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
Kiểu câu có thành phần phụ chú được đặt trong ngoặc đơn xuất hiện dày đặc trong tác phẩm của chị. Hầu như ở bất cứ trang nào, kể cả truyện ngắn,
tản văn, tạp văn, chúng ta đều bắt gặp các viết này: Tạp văn Trở gió (6 lần), ,
Đất Mũi mù xa (5 lần), truyện ngắn Thương quá rau răm (11 lần), Cánh đồng bất tận (60 lần).... Kiểu câu này rất dễ liên hệ tạt ngang, tạt dọc, thêm lời bình luận, giải thích, bổ sung thái độ, cách nói của nhân vật hay người kể -