Thời gian nghệ thuậ t đặc trưng văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 90 - 92)

Chương 3 : Đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

3.1. Không gia n thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

3.1.4. Thời gian nghệ thuậ t đặc trưng văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quy về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài chốc lát ấy thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại, đều đặn của các hình tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay,... tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tính cách bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu

tả chi tiết thì thời gian chậm lại. “Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm

thấy của con người trong thế giới. Có thế giới nghệ thuật không tách rời với

chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích” [14]. Trong thế giới nghệ thuật, thời

gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiền đề được dấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy những đặc điểm tư duy của tác giả. Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện mỗi thể loại văn học có kiểu thế giới nghệ thuật riêng. Thời gian trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được biểu hiện theo hình thức hồi cố.

Quá

Thời điểm hiện tại 1, là thời gian mà nhân vật nhìn lại quá khứ, chiêm nghiệm cuộc đời. Thời gian này là thực tại mà nhân vật đang kể. Hiện tại này không kéo dài như trong quá khứ. Quá khứ trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư thường kéo dài, và các nhân vật thường kể nhiều về quá khứ tiếc nuối những

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

ngày tháng tươi đẹp đã qua. Vì vậy mà thời gian nhanh hay chậm là phụ thuộc

rất nhiều vào tâm trạng nhân vật. Nếu ở truyện Huệ lấy chồng hiện tại mở ra

một quang cảnh đám cưới của Huệ. Không khí đám cưới vui vậy, mà sao đoạn văn dàn trải theo tâm trạng của Huệ. Tâm trạng ấy không chỉ của một cô gái sắp lấy chồng mà còn là tâm trạng tiếc nuối, nhớ thương cho một người tình xa của Huệ. Đêm đã về khuya, cô không thể chợp mắt được bởi lòng cô đang “chao” đang nhớ thương một người là Thi. Chính khoảng thời gian trong đêm ấy Huệ trở về với quá khứ, trở về với mối tình đẹp thuở nào cùng Thi. Thời gian trong quá khứ dài là vậy mà được hồi tưởng dồn nén chỉ trong một đêm. Huệ đi lấy chống nhưng nhớ về Thi với mối tình thơ ngây trong sáng. Đó là khoảng thời gian trong mộng - khoảng thời gian yêu đương và hạnh phúc nhất. Đây có lẽ chính là thủ pháp sử dụng thời gian nghệ thuật tài tình của Nguyễn Ngọc Tư để khắc hoạ diễn biến tâm trạng của nhân vật Huệ “Huệ với Thi quen nhau từ hồi nhỏ... Huệ ngồi cửa sổ cho tới khi gà gáy rộ”. Thời gian của quá khứ đã khép lại, nhường chỗ cho hiện tại 2, ở thời điểm hiện tại này nhân vật tiếp tục đi trên con đường mà họ đã chọn. Huệ chuẩn bị lên xe hoa về nhà chồng nhưng vẫn còn nhớ tới Thi. Muốn quên anh quên “thiệt mà sao khó quá ta”. Hiện tại đang tiếp diễn, quá khứ được kể lại đan xen tạo nên những tầng tầng lớp lớp của câu chuyện. Sống nhờ vào quá khứ - thời gian

hiện tại kéo dài chảy trôi cùng số phận của nhân vật: Nhớ sông, Dòng nhớ,

Khói trời lộng lẫy,... Thời gian vĩnh cửu sẽ chìm đắm với những giấc mơ, với mộng đẹp. Thời gian còn như găm mãi trong tim những nỗi đau còn rỉ máu chưa nguôi. Thời gian trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư là thời gian của tâm trạng - của dòng chảy miên man cuộn trào không dứt.

Vẫn là thời gian nghệ thuật như trong thể loại truyện ngắn nhưng thời gian trong tạp văn, tản văn là kiểu thời gian thực tại, thời gian của dòng ý thức. Kiểu thời gian này rất hợp với cách đọc truyện của độc giả thời hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)