Chương 3 : Đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
3.3. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
3.3.3. Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong văn xuôi Nguyễn
ổ gà, hai mươi năm qua với tôi, vẫn là con đường đẹp nhất. Nó đưa đón những bàn chân tần tảo, nó chứng kiến những tấm lòng thơm thảo...”[57,
tr.33]. Truyện ngắn Khói trời lộng lẫy cũng là một truyện dài được Nguyễn
Ngọc Tư kể theo dòng ý thức nhân vật. Đây là tác phẩm miên man đan xen giữa kí ức, thực tại và ước mơ của một cô gái đã mang đứa em trai nhỏ của mình bỏ trốn cuộc sống phố thị đến sống tại xóm Cồn hoang vắng của sóng nước miền Tây. Trên xóm Cồn heo hút này, trong mắt mọi người, hai chị em bị lầm tưởng là hai mẹ con đang dắt díu, tha phương tìm đất sống. Giữa thiên nhiên hoang sơ, giữa những người có tâm sự u uẩn như: Ông Sáu già nung nấu nỗi căm hờn giết chết tình địch làm tan nát hạnh phúc gia đình mình, chị Thắm lỡ thì, anh chàng Thơ bị khùng....cậu bé Phiên lớn lên từng ngày trong sự cô đơn khi bị người chị -mà cậu gọi là mẹ tước đoạt hồi ức về tuổi thơ.
Như vậy, khái niệm cốt truyện phi truyền thống ở đây được hiểu là sự thay thế của những sự kiện, những xung đột lớn lao của một cốt truyện có những cao trào, đỉnh điểm bằng những câu chuyện đời thường nhỏ bé, vặt vãnh, đi sâu vào đời sống tâm lí các nhân vật. Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy tài năng của mình ở mảng truyện này, chị đã rất thành công khi gom nhặt những chuyện tưởng như chẳng có gì và cấp cho nó một ý nghĩa lớn hơn, mới mẻ hơn từ chính sự trải nghiệm và nội tâm sâu sắc của mình khi lý giải về đời sống và con người, cùng các nhà văn trẻ khác đem đến một làn gió mát lành cho văn chương đương đại đang khao khát sự đổi mới.
3.3.3. Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Ngọc Tư
Tác phẩm văn học bao giờ cũng là sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. Một nội dung bao giờ cũng phải được biểu hiện qua một hình thức nhất định, hính thức gắn bó với nội dung, mang tính nội dung. Để tạo nên những tác phẩm ghi được dấu ấn đậm nét trong trí nhớ người đọc,
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư đã rất dụng công trong việc tìm tòi, vận dụng linh hoạt các thủ pháp xây dựng cốt truyện.
3.3.3.1. Cách mở đầu ấn tượng
Nguyễn Ngọc Tư thường vào truyện hết sức tự nhiên, đơn giản, nhẹ nhàng nhưng ấn tượng, khiến người đọc có cảm giác chị viết truyện cứ nhẹ bâng, gọn hơ như không, như kể lại những chuyện xảy ra xung quanh ngôi nhà mình cho một người hàng xóm đi xa mới trở về, không cầu kì, làm duyên, làm dáng. Có những truyện Nguyễn Ngọc Tư mở đầu rất đơn giản, ngắn gọn như một dòng thông báo ngắn ngủi nhưng lại khiến người đọc tò mò tự đi tìm
câu trả lời bằng cách tiếp tục dõi theo tiếp sau đây chị sẽ kể chuyện gì: Chuồn
chuồn đạp nước, Sầu trên đỉnh Puvan, ...đặc biệt ở phần viết tản văn. Trong
tản văn Yêu người ngóng núi có những câu chuyện mở đầu đã đặt ngay câu
hỏi, sự nghi vấn cho người đọc. Tản văn Mua vài đồng nhớ mở đầu bằng một
dâu chấm hỏi: “Có đôi khi mất nửa giờ để đi xuyên qua cái thềm chợ chỉ rộng
chừng ba mét, tôi tự hỏi cái gì đã núi kéo chân mình?[57, tr.44]. Vậy cái gì đã
khiến nhân vật tôi phải nhớ: cô bán hàng hay một quán ăn ngon? Có rất nhiều băn khoăn đặt ra cho chính tác giả và người đọc. Và tác giả đã trả lời câu hỏi ấy nhưng lại bằng những chi tiết hiển nhiên, nhưng cũng rất chân thật, chân thật như chính hai con người ấy (đôi vợ chồng già) đang hiện hữu trong cuộc
sống mỗi chúng ta. Truyện ngắn Chuyện vui điện ảnh, Nửa mùa tác giả lại
chọn cách lí giải hóm hỉnh về những cái tên để rồi cho nhân vật xuất hiện tự nhiên. Sau khi đọc xong mới nhận ra những cái tên và số phận chẳng có gì ăn khớp với nhau.
Có những truyện của Tư mở đầu bằng khung cảnh thiên nhiên mang đậm
bóng dáng vùng đất Nam Bộ: Khói trời lộng lẫy, tạp văn Trở gió,... Truyện
có thể mở đàu bằng gió, mưa, cánh đồng, dòng sông... những khung cảnh vốn có quá nhiều ở vùng đất này, nhưng với nhiều người đọc ở những nơi khác thì
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
đó lại là một cái gì đó mới lạ, hấp dẫn. Hơn thế nữa, nó lại là cái nền để cho nhân vật xuất hiện. Khung cảnh thiên nhiên thường có gì đó đặc biệt, báo hiệu
cho một cuộc đời, một số phận có nhiều biến cố ở sau này. Truyện ngắn Khói
trời lộng lẫy mở đầu bằng khung cảnh đêm mưa: “Nghe tiếng mưa khi mưa hãy còn xiêu xiêu ngoài sông, rồi mưa băng qua bờ lá có căn chòi hoang ở phía Nam cồn, ào vào bãi đất xơ rơ những thân lau sậy cháy, giờ thì mưa đã
dội trên mái nhà, trượt theo những đuôi lá mục mưa thả mình vào đất...”[56,
tr.33]. Tạp văn Trở gió, Xa đầm Thị Tường, đều mở đầu bằng hình ảnh gió
chướng :“Cuộc hẹn của chúng tôi không rõ ràng, mỗi năm gió lại đến một
ngày khác nhau..”[47, tr.7].
“Là vì, mình về Thị Tường ngay mùa gió. Chướng về lặng lẽ, nửa đêm
nghe hây hây trên da, trên tóc”[47, tr.19].
Ngoài ra việc lựa chọn mở đầu bằng phần phụ đề (trong cuốn tạp văn
Ngày mai của những ngày mai) là cách viết khá thông minh của Tư. Cách mở đầu này không phải mới nhưng rất phù hợp với xu hướng đọc văn thời hiện đại. Chúng ta không có quá nhiều thời gian để đọc một câu chuyện dù dung lượng ngắn tới đâu, nhưng cách mở đầu bằng một vài câu ngắn gọn này giúp ta tóm tắt và định hướng được vấn đề xảy ra hay được đề cập tới trong
cuốn sách. Trong cuốn tạp văn Ngày mai của những ngày mai Nguyễn Ngọc
Tư rất biết chọn lọc những đoạn văn tiêu biểu nhất trong câu chuyện để đặt lên đầu như một thông báo rất rõ ràng về điều định nói tiếp theo đây. Trong
tạp văn Đất cháy mở đầu bằng: “Tôi bỗng nhớ tới sự quên đang tàn phá con
người mình, cồn cào bởi ý nghĩ, mai này khi ông thật sự vùi vào Đất Cháy, tôi cũng quên gương mặt chan chứa buồn của ông sớm nay? Tôi cũng quên cái
lưng cong oằn, cái bụng teo hóp chỉ bằng hai bàn tay nối lại?”[55, tr.38].
Nguyễn Ngọc Tư có nhiều sáng tạo trong cách mở truyện, nhưng ta không thấy bóng dáng của sự dụng công tỉ mỉ; ngược lại ta cảm thấy chị vào
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
đề rất gọn ghẽ, đơn giản như kể chuyện thường ngày. Đó cũng là cái duyên kể chuyện riêng của chị.
3.3.3.2. Kết thúc độc đáo
Trong cốt truyện, đoạn kết đóng vai trò quan trọng - nó được coi là “cú đấm nghệ thuật” tạo ấn tượng duy nhất và mạnh mẽ đến người đọc. Tiểu thuyết và truyện ngắn có sức sống bền lâu là nhờ vào đoạn kết hay. Vì thế người đọc không ít lần bị bất ngờ trước cái kết đột ngột của tác phẩm, hay tiếp tục phải suy nghĩ ngay cả sau khi tác phẩm đã khép lại rồi.
Nguyễn Ngọc Tư cũng rất chú ý đến việc tạo ra một đoạn kết hay cho các tác phẩm của mình. Vì thế nên người đọc không ít lần bị bất ngờ trước cái kết đột ngột của tác phẩm, hay tiếp tục phải suy nghĩ ngay cả khi tác phẩm khép lại rồi. Có thể kể ra một vài cách kết thúc độc đáo trong tác phẩm của chị.
Thứ nhất là kiểu kết thúc bất ngờ với thủ pháp che giấu. Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có những tình tiết đầy éo le, bất ngờ. Ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thường được thể hiện đột ngột có khi chỉ mấy dòng cuối văn bản. Nhà văn dường như “đặt bẫy”, đánh lừa” người đọc, giữ người đọc một thời gian dài trong trạng thái chờ đợi đầy tò mò, thắc mắc. Đến đoạn kết tác giả mới mở ra lời giải, người đọc mới vỡ lẽ, nhận ra sự thật, ý nghĩa của những hành động, sự kiện trước đó của nhân vật. Đó chính là cách trình bày
đoạn kết mà các nhà nghiên cứu gọi là thủ pháp che dấu. Truyện ngắn Tình
thầm được tác giả sử dụng thủ pháp này. Phải đến cuối tác phẩm ta mới biết
vì sao hai cô gái Tóc Tém và Tóc Mây không hề có một thoáng xao động nào trước sự trang trọng, lịch lãm, ga lăng của nhân vật “Tôi”. Bởi sự thật là hai cô gái đang yêu nhau -tình yêu đồng tính. Độc giả cũng không hết ngỡ ngàng và xót xa cho nhân vật Tôi cho ngọn lửa đang “ngùn ngụt” cháy chắc rồi sẽ tắt lịm khi biết điều này.
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
Thứ hai, điều mà ai cũng dễ nhận ra khi đọc phần lớn sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, các tác phẩm của chị có kết thúc bi kịch, gợi nhiều day dứt nhưng không bi luỵ, thậm chí đem đến cho người đọc một niềm tin và hi vọng
mới. Tạp văn Chờ đợi những mùa tôm là một câu chuyện như thế. Nhân vật
tôi kể lại câu chuyện về ba má mình gắn với nghề nuôi tôm. Người dân đã “tắt hi vọng” từ cây lúa chuyển sang nuôi tôm với hi vọng xoá đói, bỏ cái nghèo đi. Ba, má thức khuya dạy sớm, vất vả chăm từng vuông tôm nhung kết thúc câu chuyện tôm nuôi vẫn chết. Nhưng người dân vẫn hi vọng, chờ đợi vào vụ tôm sau, mỗi một vụ tôm là một bài học kinh nghiệm. Bà con không hề nản lòng mà vẫn cố gắng, rút kinh nghiệm ở mùa sau. Đây là một phẩm chất đáng quý mà Nguyễn Ngọc Tư luôn tìm thấy ở người dân quê mình.
Truyện ngắn Cánh đồng bất tận có một kết thúc đầy nhức nhối: Điền bỏ
đi theo Sương, Nương bị làm nhục ngay trước mắt người cha và khi kêu cứu lại gọi tên em trai mà quên mất sự có mặt của cha, để lại cho ông nỗi đau lớn. Tác phẩm khép lại tuy xót xa, day dứt nhưng lại là thông điệp đầy tính nhân văn về lòng vị tha và khát vọng sống.
Tuy viết về bi kịch nhưng Nguyễn Ngọc Tư rất biết dùng ngôn ngữ nên cái chất bi thương đã bớt đi nhiều, chỉ còn đọng lại những xúc động, day dứt, suy tư cho người đọc.
Ngoài hai kiểu kết thúc trên, Nguyễn Ngọc Tư còn có một số sáng tác theo lối bỏ lửng, kết thúc như không kết thúc, gợi nhiều suy tưởng. Ở những tác phẩm này nhà văn đã dành cho người đọc cái quyền suy ngẫm và đưa ra những kết luận cho riêng mình. Khi đọc các sáng tác của chị, chúng tôi nhận thấy kiểu kết thúc bỏ lửng này nằm phần lớn ở thể loại tản văn, tạp văn như:
tản văn Sư tử không ăn cỏ, Lựa chọn, tạp văn Của người của mình, Giữa
bầy đàn, Ngày mai của những ngày mai... Tản văn Sư tử không ăn cỏ kể về một cậu bạn thần tượng nhất là con sư tử nhưng một lần xem ti vi nó thấy sư
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
tử ăn thịt nai sống, mọi sự yêu mến, ngưỡng mộ đổ vỡ hoàn toàn. Kết thúc chỉ
là một câu nhận định rất mơ hồ của tác giả: “Chấp nhận những gì khác mình
đã quá khó, nói chi tới yêu thương...Ờ bản chất siêu nhân là đánh nhau, không thì năm anh em đó đã lập ban nhạc chớ làm siêu nhân chi? Mà kẻ xấu
lộng hành vậy siêu nhân không đánh thì đánh ai???”[57, tr.129].
Ba dấu chấm hỏi cuối câu chuyện đã để lại trong lòng người đọc bao suy nghĩ. Mọi người, mọi vật cần phải sống đúng với bản chất của mình, cần phải đặt mình vào vị trí người khác để cư xử cho thoả đáng.
Tạp văn Ngày mai của những ngày mai...đề cập tới những “cái hẹn hò”.
Ông già đã tám mươi tư tuổi nhưng hễ gặp rồi ông lại hẹn ngày mai gặp nhé. Ông không biết từ nay tới mai sẽ có bao nhiêu điều xay ra trong cuộc sống mà không thể nói trước. Ấy vậy mà ông vẫn hẹn: “ngày mai gặp nhé”. Cuối truyện nhân vật tôi mới hiểu ra chính “ngày mai gặp”, “mai mốt gặp” đã nuôi dưỡng tinh thần và niềm tin của con người, để con người có thể tiếp tục sống và hi vọng.
Sức sống của mỗi tác phẩm có sự đóng góp không nhỏ của phần kết. Nên viết kết truyện thế nào không hề đơn giản với mỗi người cầm bút. Cách kết thúc nào cũng nhằm khám phá nghệ thuật đời sống. Tác phẩm có thể dừng lại ở câu cuối, dấu chấm cuối cùng nhưng dòng đời vẫn tiếp tục chảy. Mỗi cách kết thúc là một giả định nghệ thuật về đời sống vốn luôn phức tạp và bí ẩn, nhiều khi ngoài sức tưởng tưởng của con người. Nhưng kết truyện hay phải gợi cho người đọc những suy tư, trăn trở về cuộc sống, phải gieo sự nhận thức, niềm tin của con người với cuộc đời và tình người. Những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, dù có cái kết không có hậu nhưng nó vẫn đầy ý nghĩa nhân văn, gieo niềm tin, hi vọng vào cuộc đời. Nên sau tất cả những bất hạnh, khổ đau mỗi nhân vật phải gánh chịu trong cuộc đời, họ vẫn không thôi nghĩ về những điều tốt đẹp.
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
Cốt truyện trong văn học đương đại không gò bó đi theo hướng của văn học truyền thống. Trong nghệ thuật tự sự, cốt truyện có vai trò không nhỏ làm nên thành công cho mỗi tác phẩm. Cốt truyện chính là phương tiện hữu hiệu giúp nhà văn chiếm lĩnh đời sống. Vì vậy mà các nhà văn không ngừng tìm tòi, thể nghiệm những cái mới, sáng tạo những cốt truyện hay. Với Nguyễn Ngọc Tư, phần nhiều các sáng tác của chị không có cốt truyện, nó lôi cuốn độc giả bởi những dòng chảy tâm trạng, cảm xúc nhẹ nhàng mà sâu lắng. Người đọc khi đến với những sáng tác của chị thường được đắm mình trong những ưu tư, trăn trở, những ao ước rất đời, qua cách lựa chọn chi tiết đắt giá và xây dựng kết truyện mở.
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
Kết luận
Mục đích chính của luận văn là khái quát được một cách toàn diện, trọn
vẹn trong khả năng cho phép “Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư”. Ở
Nguyễn Ngọc Tư, chính mảnh đất quê hương hồn hậu, thấm đẫm tình người, hoàn cảnh gia đình còn nhiều vất vả nhưng ấm áp tình thân; chính môi trường sống đặc sệt Nam Bộ với những con người mộc mạc, chất phác dù còn nhiều lạc hậu; chính tính cách dịu dàng, đa cảm, thương yêu con người vô cùng của chị đã tạo nên một giọng văn, chất văn riêng không trộn lẫn với ai. Chị thường viết về người quê với những hồn quê, tình quê đầy ắp yêu thương, trìu mến bằng thứ ngôn ngữ quê kiểng nhưng hấp dẫn, ngọt ngào như vị phù sa nồng ấm của vùng đất châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nói, đây là một nhà văn trẻ có cuộc sống bình dị, quan niệm văn chương đơn giản, nghiêm túc. Sáng tác ở rất nhiều thể loại:truyện ngắn, tạp văn, tản văn và gần đây nhất là thể loại tiểu thuyết, Nguyễn Ngọc Tư đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên văn đàn bằng những tác phẩm giàu giá trị hiện thực và xã hội, mang màu sắc và hơi hướng đặc trưng của đất và người Nam Bộ.
Nguyễn Ngọc Tư đã tạo được cho mình một kiểu cốt truyện và kiểu nhân vật riêng, rất đa dạng và khó lẫn. Một mặt, chị vẫn phát huy thế mạnh của kiểu cốt truyện truyền thống, mặt khác lại tích cực thử nghiệm những kiểu cốt truyện hiện đại đầy sáng tạo. Những câu chuyện đời thường, vặt vãnh nhưng lại ám ảnh người đọc bởi những số phận bi kịch và cách kể hấp dẫn. Những cốt truyện tâm lý theo dòng ý thức nhân vật cho ta hiểu biết sâu hơn về thế giới tinh thần còn nhiều bí ẩn của con người. Bên cạnh đó, chị cũng chú ý tạo