Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đèn LED đến sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống rau xà lách (Trang 41 - 44)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Bố trí thí nghiệm

Hạt giống được ngâm nước ấm pha với tỷ lệ 3 sôi : 2 lạnh (~ 54oC) trong 5

giờ. Gieo hạt vào khay nhựa có trấu hun ẩm và chọn các cây đồng đều về kích thước trồng vào rọ nhựa bằng mút khi cây bắt đầu có lá thật đầu tiên.

Sau khi có nguồn vật liệu là cây con nảy mầm từ hạt giống ba loại xà lách (xoăn, cuộn, tím) chúng tơi lần lượt tiến hành thí nghiệm trên từng giống xà lách. Các cây con của từng giống xà lách được lựa chọn thí nghiệm đều nhau về kích thước và số lá.

Trong nội dung ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống rau xà lách trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh. Trừ công thức đối chứng sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà lưới, các cây con được bố trí vào các thùng nhựa, mỗi thùng 10 cây và được

đặt trên dàn thủy canh tĩnh 5 tầng đặt trong phòng, nhiệt độ phòng 22oC. Các

tầng lắp đặt các bộ đèn LED có tỉ lệ R660, B450 và G550 khác nhau. Trong đó, ánh

sáng xanh lá cây hầu như khơng có tác dụng quang hợp cho cây, thường được trộn một tỉ lệ nhỏ với ánh sáng xanh dương và đỏ để tạo ánh sáng tổng hợp cho

mắt người dễ quan sát nên chúng ta chỉ tập chung vào tỉ lệ của R660 và B450. Các

bộ đèn LED được điều chỉnh về cùng một cường độ là 135 μM/m2/s.

Trong nội dung thăm dò ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đèn LED đến sinh trưởng phát triển và năng xuất của một số giống xà lách trồng bằng phương pháp thủy canh tuần hồn. Các cây con được bố trí trên hệ thống dàn thủy canh tuần hồn 4 tầng đặt trong phịng, mỗi tầng 5 ống trồng cây, mỗi ống trồng được

8 cây, nhiệt độ phòng 22oC. Các tầng lắp đặt các bộ đèn LED có cường độ ánh

sáng khác nhau nhưng cùng một phổ quang hợp thích hợp đã xác định được từ nội dung trước.

Đối với nội dung thăm dò ảnh hưởng của đèn LED đến hàm lượng vitamin C và caroten của một số giống xà lách trồng bằng phương pháp thủy canh tuần hồn. Trừ cơng thức đối chứng sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà lưới, các cây con được bố trí trên 3 tầng của dàn thủy canh tuần hồn đặt trong phòng, nhiệt độ

phòng 22oC. Các tầng lắp đặt các bộ đèn LED có cùng tỉ lệ R660/B450 = 80/20

nhưng ở ba mức cường độ khác nhau là 117µM/m2/s, 165µM/m2/s và

214µM/m2/s.

Tất cả các nội dung đều sử dụng nền môi trường dung dịch dinh dưỡng SH1 do viện sinh học Nơng nghiệp pha chế, EC = 1500 µS/cm thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày. Mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 10 cây.

3.3.2. Chỉ tiêu theo dõi

a. Chiều cao cây (cm)

Dùng thước nhựa dẻo đo từ cổ rễ đến chóp lá cao nhất của cây từ ngày thứ 7 đến khi thu hoạch (7 ngày/lần)

b. Số lá/cây (lá)

Số lá được đếm từ lá mầm, 7 ngày/lần.

c. Chỉ số spad

Dùng máy đo chỉ số Spad (chỉ số diệp lục) đo một cây khoảng 3 – 4 lá rồi tính giá trị trung bình của cây. Đo từ ngày thứ 7 đến khi thu hoạch (7 ngày/lần)

d. Khối lượng cây (g/cây)

Dùng cân phân tích cân khối lượng của cây từ phần thân trở lên. Đo sau khi thu hoạch.

e. Diện tích lá (cm2 lá/m2)

Dùng máy đo diện tích lá đo khi thu hoạch. Sau đó tính diện tích lá trung bình của tồn cây.

f. Năng suất lý thuyết (NSLT) (g/m2)

Khối lượng trung bình của cây theo dõi x số cây/m2.

g. Năng suất thực thu (NSTT) (g/m2)

Cân khối lượng thực tế của thùng thí nghiệm khi thu hoạch, rồi quy đổi ra

trên đơn vị diện tích m2.

h. Chỉ tiêu đánh giá phẩm chất và độ an toàn của rau xà lách trồng bằng

phương pháp thủy canh kết hợp đèn LED

- Hàm lượng vitamin C - Hàm lượng caroten - Hàm lượng Nitrat (NO3-)

- Kim loại nặng: As, Hg, Pb và Cd

- Vi sinh vật: Salmonellasp; E.coli và Coliforms 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các công thức so sánh được tiến hành theo phương pháp kiểm tra sự sai khác giữa các giá trị trung bình bằng phép ước lượng và sử dụng tiêu chuẩn LSD (độ tin cậy là 95%).

Kiểm tra độ biến động của thí nghiệm được biểu hiện qua chỉ số tiêu chuẩn CV(%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đèn LED đến sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống rau xà lách (Trang 41 - 44)