Thăm dò ảnh hưởng của đèn LED đến hàm lượngvitamin Cvà caroten

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đèn LED đến sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống rau xà lách (Trang 71 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3.Thăm dò ảnh hưởng của đèn LED đến hàm lượngvitamin Cvà caroten

4.2. Thảo luận

4.2.3.Thăm dò ảnh hưởng của đèn LED đến hàm lượngvitamin Cvà caroten

Hình thái học thực vật (nụ hoa bắt đầu, chiều dài lóng, phân nhánh, rễ, vv) và sản xuất chất chuyển hóa thứ cấp (sắc tố, vitamin, vv) đều bị ảnh hưởng đáng kể bởi chất lượng, cường độ ánh sáng và quang chu kỳ. Do đó, các chất lượng, cường độ ánh sáng đèn LED khác nhau có thể được sử dụng để kiểm sốt hình thái và sản xuất chất chuyển hóa thứ cấp hiệu quả hơn, tăng giá trị của cây trồng (Kozai et al., 2016).

Trong nội dung này, chúng tôi tập chung nghiên cứu ảnh hưởng của đèn

LED tỉ lệ R660/B450 =80/20cho sự sinh trưởng phát triển và năng suất tốt nhất ở

nội dung 1 đến hàm lượng vitamin C và caroten của cây xà lách xoăn trồng bằng phương pháp thủy canh tuần hoàn ở 3 cường độ ánh sáng khác nhau là

117µM/m2/s, 165µM/m2/s và 214 µM/m2/s.

Theo Li và Kubota (2009) khẳng định nồng độ caroten trong lá xà lách bị ảnh hưởng bởi chất lượng ánh sáng, chất xanthophylls và β carotene tăng lên 6- 8% trong ánh sáng màu xanh dương, mặc dù chúng giảm 12-16% dưới ánh sáng đỏ. Nhưng qua q trình phân tích chúng tơi nhận thấy hàm lượng caroten của cây xà lách xoăn trồng bằng phương pháp thủy canh tuần hồn khơng thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức, chúng chỉ hơn nhau từ 0,7 – 1,0mg/100 ct. Điều này có thể lý giải bởi việc chúng tôi sử dụng các bộ đèn LED cùng tỉ lệ

R660/B450 = 80/20 (cùng chất lượng ánh sáng). Sự khác nhau khơng đáng kể có

thể do tác động của cường độ khác nhau.

Qua quá trính phân tích, hàm lượng vitamin C của rau xà lách xoăn trồng bằng phương pháp thủy canh tuần hoàn ở các bộ đèn LED R660/B450 = 80/20

có cường độ khác nhau. Hàm lượng vitamin C ở cường độ 165μM/m2/s cao

nhất, chúng hơn 1,0 lần ở cường độ 214μM/m2/s và hơn 1,2 lần ở cường độ

117μM/m2/s. Kết hợp với nghiên cứu của Samuoliene et al. (2013) ảnh hưởng

của cường độ LED có chất lượng ánh sáng giống nhau trên đậu đỏ và cải bẹ đến hàm lượng vitamin C, tác giả kết luận cường độ thấp thúc đẩy quá trình tổng hợp hàm lượng vitamin C. Hàm lượng vitamin C có giá trị cao ở mức

cường độ thấp 110μM/m2/s, tương ứng là 3,8 và 3,5 lần so với cường độ bình

thường 220μM/m2/s. Điều tra mức cường độ cao hơn có ảnh hưởng khơng

đồng đều lên sự tích tụ vitamin C. Có thể khẳng định rằng việc thay đổi cường độ ánh sáng ở cùng một phổ quang hợp làm thay đổi sự tích lũy hàm lượng vitamin C của cây trồng.

Ngoài ra, khi trồng xà lách xoăn bằng phương pháp thủy canh tuần hoàn

dưới các bộ đèn LED R660/B450 = 80/20 có cường độ khác nhau đều cho hàm

lượng vitamin C vượt trội hơn hẳn so với trồng dưới ánh sáng tự nhiên. Cụ thể, hàm lượng vitamin C lần lượt tăng 1,5; 1,7 và 1,8 lần ở các công thức

117µM/m2/s, 214µM/m2/s, 165µM/m2/s so với trồng dưới ánh sáng tự nhiên.

Do đó, việc sử dụng đèn LED R660/B450 = 80/20 để chiếu bổ sung cho cây rau xà lách xoăn có tiềm năng nâng cao chất lượng và giá trị dinh dưỡng cho cây, cụ thể là hàm lượng vitamin C.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của đèn LED đến sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống rau xà lách (Trang 71 - 72)