PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa điểm nghiên cứu.
- Địa điểm thực tập: Công ty TNHH VIETMAP.
- Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
3.2. Thời gian nghiên cứu.
- Thời gian tiến hành: Từ 15/08/2020 đến ngày 15/12/2020.
3.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng các phần mềm Microstation, gCadas. . . vào đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính.
3.4. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian: là mảnh bản đồ địa chính tờ 74, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
3.5. Nội dung nghiên cứu.
3.5.1. Điều tra cơ bản.
3.5.1.1. Tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên -Vị trí địa lý, tọa độ
-Địa hình, địa mạo -Khí hậu, thủy văn 3.5.1.2. Kinh tế - xã hội
- Điều kiện kinh tế: tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, mức sống, …
- Điều kiện xã hội: số dân, số hộ
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội
3.5.2. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai.
3.5.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 3.5.2.2. Tình hình quản lý đất đai
3.5.3. Thành lập bản đồ địa chính thị trấn Nông trường Phong Hải.
3.5.3.1. Sơ đồ khái quát quy trình thành lập bản đồ địa chính 3.5.3.2. Công tác ngoại nghiệp đo đạc chi tiết bản đồ địa chính
3.5.3.3. Sử dụng phần mềm gCadas và Microstation v8i để thành lập bản đồ địa chính
3.5.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp.
3.5.4.1. Thuận lợi
- Thuận lợi trong quá trình thực hiện công tác thành lập Bản đồ địa chính tại thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo thắng, tỉnh Lào Cai
3.5.4.2. Khó khăn.
- Khó khăn vướng mắc trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo thắng, tỉnh Lào Cai.
3.5.4.2. Đề xuất giải pháp
- Đề xuất các biện pháp khắc phục
3.6. Phương pháp nghiên cứu.
3.6.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
- Thu thập số liệu và thống kê đất đai, dân số, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực tại UBND thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Thu thập các bản đồ cũ, tài liệu có liên quan.
- Điều tra, khảo sát về đặc điểm khu đo, điểm địa chính cơ sở, điểm địa chính ngoài thực địa để phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính.
3.6.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
- Số liệu lưới khống chế đo vẽ khu vực thôn Tiên Phong, thị trấn nông trường Phong Hải.
- Số liệu đo vẽ chi tiết ngoại nghiệp khu vực thôn Tiên Phong, thị trấn nông trường Phong Hải.
3.6.3. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày báo cáo.
Trút số liệu từ máy đo RTK-GNSS ComNav T300 vào máy tính để xử lý số liệu đo vẽ chi tiết.
Xử lý số liệu đo vẽ ngoại nghiệp bằng cách sử dụng phần mềm microsoft excel, microsoft word, text document.
3.6.4. Phương pháp kiểm tra, đối soát và so sánh thực địa.
Sau khi biên tập được tờ bản đồ địa chính của khu vực, tiến hành kiểm tra, đối soát với thực địa nhằm rà soát lại khu vực nghiên cứu những đặc điểm chưa rõ ràng hoặc thiếu sót để hoàn thiện lại bản đồ một cách chính xác nhất.
3.6.5. Phương pháp xây dựng bản đồ.
Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i và phần mềm Gcadas, đây là hai phần mềm chuẩn được dùng nhiều trong ngành địa chính để thành lập,biên tập bản đồ địa chính.
Tiến hành nhập số liệu đo đạc vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính của địa điểm nghiên cứu.
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều tra cơ bản.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý:
Thị Trấn Nông trường Phong Hải là vùng trung du miền núi có vị trí đặc biệt quan trọng. Kết nối các tỉnh giao thương với cửa ngõ phía Bắc.
+ Phía Đông giáp xã Cốc Ly (Bắc Hà), xã Phong Niên
+ Phía Tây giáp xã Thái Niên, xã Bản Phiệt, xã Bản Cầm
+ Phía Nam giáp xã Phong Niên, xã Thái Niên
+ Phía Bắc giáp xã La Pán Tẩn (Mường Khương)
+ Thị trấn nông trường Phong Hải có hệ thống giao thông thuận lợi với đường Quốc lộ 70 và Tỉnh lộ 157 chạy qua. Hệ thống đường liên xã và giao thông nông thôn khá tốt