Sau khi xây dựng lưới khống chế đo vẽ đạt yêu cầu kỹ thuật theo quy phạm hiện hành tiến hành đo đạc chi tiết. Đo đạc chi tiết là quá trình thu nạp nội dung bản đồ địa chính từ hiện trạng.
- Quy định chung khi đo vẽ chi tiết:
Trước khi đo đạc chi tiết cần tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đo đạc và lợi ích của việc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân ủng hộ việc đo đạc. Thương lượng và tự thiết lập mốc ranh giới sử dụng đất. Đánh dấu bằng cọc gỗ hoặc vạch sơn (cọc gỗ có kích thước 3 cm x 3 cm x 30 cm) với các hộ liền kề ở các góc giáp ranh đất; lập biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất là công việc hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị thực hiện đo đạc với Ủy ban nhân dân xã, chính quyền thôn và người dân địa phương.
Đo vẽ ranh giới thửa đất phải thể hiện rõ ranh giới pháp lý, ranh giới theo hiện trạng sử dụng đất và ranh giới quy hoạch (nếu có).
Đường ranh giới sử dụng đất trên bản đồ địa chính được xác định theo chân mái đắp hoặc theo đỉnh mái đào của công trình đối với các công trình khác theo tuyến, không có ranh giới khép thửa vàđất xây dựng đường giao thông công trình thủy lợi.
Ta tiến hành đo đạc theo ranh giới đang sử dụng và lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp sử dụng đất đối với trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất.
Các điểm đo bằng máy toàn đạc điện tử chiếm khoảng 95 – 98% số điểm cần xác định. Đối với những điểm chi tiết còn thiếu tiến hành đo bổ sung bằng thước đã được kiểm nghiệm hoặc giao hội cạnh.
Tất cả số liệu đo vẽ chi tiết ngoài thực địa được tiến hành nhập vào máy tính dùng phần mềm chuyên dụng xử lý số liệu, sau đó in ra bản vẽ để kiểm tra đối soát hình thể kích thước ngoài thực địa và xác định chủ sử dụng, loại đất sau đó biên tập bằng phần mềm Microstation v8i kết hợp với gCadas.
+ Quá trình đo sử dụng phương pháp đo đạc là đo vẽ chi tiết theo phương pháp toàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử: South B305.
+ Dùng gương sào có gắn bọt nước trên gương để chỉnh cho gương ở phương thẳng đứng.
+ Đặt máy đo trên các điểm khống chế đo vẽ, tiến hành đo vẽ chi tiết theo phương pháp đo tọa độ. Đối với những mốc giới thửa đất, góc nhà mà không đo trực tiếp được thì dùng thước thép xác định các giá trị cạnh liên quan đến mốc giới đất đó với đầy đủ các yếu tố hình học để căn cứ vào đó vẽ thửa đất hoặc chúng ta tiến hành bắn cọc phụ để đo chi tiết các điểm trên.
+ Trường hợp nếu trạm đo là cọc phụ thì thiết kế định hướng về tại trạm phát triển ra cọc phụ đó và đo kiểm tra giá trị cạnh.
+ Hai điểm mia phải được bố trí chung với các trạm đo xung quanh tại trạm đo chi tiết. Chênh lệch số giữa 2 trạm đo về một điểm chung không được vượt quá 0.2 mm × mẫu số tỷ lệ bản đồ thì có thể lấy giá trị trung bình để vẽ. Phải chấp hành theo quy định của tỷ lệ đo vẽ lớn hơn nếu điểm mia chung ở khu vực đo vẽ có các loại tỷ lệ bản đồ khác nhau, lấy giá trị đo vẽ ở tỷ lệ lớn hơn (không lấy trung bình) làm giá trị chung nếu giá trị nằm trong khoảng giới hạn cho phép.
Kết quả đo được trực tiếp ghi trong máy. Trong quá trình đo người đi sơ họa phải luôn sơ họa vị trí các điểm chi tiết phục vụ cho việc nối điểm sau này. Sau một khoảng thời gian nhất định phải quay máy về điểm định hướng ban đầu để kiểm tra và phải kiểm tra thứ tự điểm đo chi tiết với người đi sơ họa