Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thị trấn nông trường Phong Hải

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 74 tỷ lệ 1 1000 thị trấn nông trường phong hải , huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 38 - 40)

3.6. Phương pháp nghiên cứu

4.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thị trấn nông trường Phong Hải

4.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất.

Tổng diện tích toàn thị trấn là 9.120,72 ha trong đó: Đất nông nghiệp 8526,02 ha chiếm 93,46% tổng diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp 356,24 ha chiếm 3,92% tổng diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng 238,46ha chiếm 2,62% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất thị tại trấn nông trường Phong Hải tính đến năm 2020

4.1.3.2. Tình hình quản lý đất đai

Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, thực hiện các nội dung đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn toàn thị trấn giai đoạn 2016 - 2020.

Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đất đai, đẩy mạnh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc phục những tồn tại, sai sót của những giấy chứng nhận đã cấp, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lý.

Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của pháp luật.

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, chính vì vậy mà việc quản lý đất đai đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, đất sản xuất nông nghiệp bị giảm do chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện các dự án do nhu cầu sử dụng đất ở ngày càng phát triển

Khó khăn:

-Người dân chưa hiểu hết được tầm quan trọng của đất đai nên trong công cuộc quản lý gặp rất nhiều khó khăn khi hầu hết liên quan đến tranh chấp đều chưa được giải quyết ổn thỏa.

- Người dân tại địa bàn các nghiên cứu chủ yếu là đồng bào dân tộc, trình độ

nhận thức về công tác đo đạc bản đồ địa chính chưa cao, dẫn đến việc xác định nguồngốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất còn nhiều khó khăn, công tác đo đạc diễn rachậm và hiệu quả của công tác đo đạc lập bản đồ còn nhiều hạn chế,

- Đất thuộc sở hữu nhà nước bị chiếm dụng, người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng, phân lô, chuyển nhượng trái phép, vi phạm các quy định về sử dụng đất và quản lý đất đai.

Khó khăn:

- Người dân không chủ động đăng ký, kê khai đất với chính quyền.

- Hồ sơ địa chính còn thiếu và chưa hoàn thiện.

- Người dân hòa đồng, hợp tác nhiệt tình.

- Các thông tin về đất đai như sổ kê địa chính, sổ mục kê đất… tương đối đầy đủ.

-Chính quyền địa phương nhiệt tình giúp đỡ trong các công tác đo đạc, đối soát bản đồ, cung cấp thông tin thửa đất,...

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 74 tỷ lệ 1 1000 thị trấn nông trường phong hải , huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w