Phát huy tinh thần lạc quan yêu đời, yêu quê hương, đất nước, dũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa kinh bắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 60)

1.3. Vai trò của văn hóa Kinh Bắc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

1.3.2. Phát huy tinh thần lạc quan yêu đời, yêu quê hương, đất nước, dũng

dũng cảm trong chiến đấu, hăng say trong lao động sản xuất, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Lối sống lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là nét đẹp văn hóa của dân tộc ta từ bao đời nay. Nó được biểu hiện một cách độc đáo, đặc thù trên quê hương Kinh Bắc. Kinh Bắc ngay từ xưa kia trong lịch sử đã là mảnh đất phên giậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, là trung tâm diễn ra cuộc đấu tranh chống xâm lược và đồng hóa của phong kiến Phương Bắc của dân tộc: “Thăng Long phi chiến địa/Đông Ngàn vạn đại xương”.

Tuy vậy, người dân Kinh Bắc luôn luôn lạc quan yêu đời hơn bao giờ hết. Họ luôn luôn vượt lên mọi khó khăn, lên sự đau thương, mất mát để sống và sống một cách kiên cường, sẵn sàng xả thân chiến, đấu hy sinh để bảo vệ sự trường tồn của quê hương, đất nước. Hơn nghìn năm chống xâm lược và đồng hóa (thường quen gọi là thời kỳ Bắc thuộc), Kinh Bắc – Bắc Ninh là trung tâm của cuộc đấu tranh lâu dài và khốc liệt của dân tộc ta. Đây là nơi đặt trụ sở thống trị nước ta của phong kiến phương Bắc ngay từ thời Hán. Trụ sở ấy đặt tại Luy Lâu – nay thuộc xã Thanh Khương huyện Thuận Thành tức trung tâm Dâu của người Việt Cổ. Khu di tích Luy Lâu hiện nay rộng tới hàng nghìn héc ta, với hệ thống các công trình thành lũy, đền chùa, phố xá, chợ

bến, kho tàng, dinh thự, các khu sản xuất gạch ngói, các làng nông nghiệp, làng chợ, làng buôn, khu mộ địa… trở thành khu di tích thời Bắc thuộc lớn nhất của nước ta hiện nay. Các nguồn tài liệu, thư tịch và kết quả nghiên cứu khảo cổ, lịch sử khu di tích Luy Lâu cho thấy: Luy Lâu (sau đổi thành Long Biên) là quận trị quận Giao Chỉ, sau đó là thủ phủ Châu Giao, trung tâm bộ máy cai trị nước ta của phong kiến phương Bắc gần suốt thời Bắc thuộc. Điều này cho thấy, nơi đây là trung tâm thi triển các chính sách cai trị và đồng hóa dân tộc ta của phong kiến phương Bắc với mưu đồ biến nước ta thành quận huyện, đồng hóa dân tộc và văn hóa Việt thành dân tộc Hán và văn hóa Hán. Bộ máy cai trị của chính quyền ngoại quốc đã vươn sâu tới tận làng xã để thực hiện liên tục, chặt chẽ, triệt để các chính sách cai trị và đồng hóa đó: “Chúng đã cử sang những tên quan cai trị vô cùng hiểm độc, những tên võ tướng khát máu để áp đặt lên đầu lên cổ dân tộc ta nền thống trị Đại Hán dưới mọi hình thức. Chúng truyền bá điển lễ hôn nhân và gia đình của chúng, bắt người dân Kinh Bắc và dân Việt Nam phải theo như (Tích Quang, Nhâm Diên). Chúng thiết lập nền pháp chế hà khắc bằng gươm giáo như (Mã Viện, Tô Định). Chúng mở trường dạy học để thủ tiêu ngôn ngữ, văn tự của người Việt với thái độ ngạo mạn miệt thị, với mục đích “giáo hóa” để đồng hóa và nô dịch như (Sĩ Nhiếp). Trong nỗi đau chung của cả dân tộc dưới họa bành trướng lúc đó, đất Vũ Ninh – Kinh Bắc sau này cũng chứa chất tội ác của quân thù. Chính vì vậy, xứ Bắc – Bắc Ninh đã trở thành trung tâm của cuộc đấu tranh chống xâm lược và đồng hóa của dân tộc ta nhằm tiến tới giành lại nền độc lập dân tộc, bảo tồn và phát triển văn hóa. Với tinh thần yêu nước, anh dũng, kiên cường và lòng căm thù giặc mỗi khi bờ cõi có bóng quân xâm lược thì mỗi người dân Việt Nam lại sôi sục ý chí đấu tranh quét sạch bóng chúng ra khỏi bờ cõi. Cư dân các làng quê Kinh Bắc – Bắc Ninh đã tham gia vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta dưới các triều vua Hùng Vương, An Dương Vương bằng một thiên tráng ca tuyệt vời ở đất

Vũ Ninh – Kinh Bắc. Truyền thống đó càng được phát huy trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng với tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, vì thế thủ phủ Luy Lâu (tức Long Biên) - dinh lũy của bọn thống trị nhà Hán, là đối tượng tấn công chủ yếu của nghĩa quân Hai Bà Trưng. Tại đây, Tô Định đã phải giả dạng, bỏ thành trốn chạy về nước. Giữa trung tâm Luy Lâu, Hai Bà Trưng đã tổ chức lễ mừng thắng lợi, khao thưởng tướng sỹ, trong đó phần lớn là các nữ tướng của vùng Luy Lâu, Long Biên. Trong chiến công đó chắc chắn không thể thiếu sự ủng hộ và tham gia chiến đấu của nhân dân Kinh Bắc. Theo thống kê sơ bộ, các nhà nghiên cứu lịch sử đã biết được trên đất Vũ Ninh – Kinh Bắc có năm mươi tư tướng tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, trong đó có hai mươi nữ tướng. [18, tr. 192-193]. Hệ thống các đền thờ tướng lĩnh ở đây và lễ hội mừng chiến thắng mùa xuân vẫn được duy trì tổ chức ở trung tâm Luy Lâu, cho thấy Bắc Ninh là trung tâm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Bắc Ninh cũng là nơi đậm đặc nhất các truyền thuyết và các di tích thờ Trương Hống và Trương Hát (hai danh tướng của Triệu Quang Phục) có công đánh đuổi giặc nhà Lương. Qua trường kỳ đấu tranh chống xâm lược và đồng hóa, làng xã vùng quê xứ Kinh Bắc càng được củng cố và thể hiện sự liên kết bền vững và trở thành pháo đài chống trả thắng lợi sự chà sát, kìm kẹp và đồng hóa của kẻ thù xâm lược. Mối quan hệ cộng đồng họ hàng – làng – nước ngày càng bền chặt tạo thành sức mạnh cộng đồng để tiến lên giành lại nền độc lập dân tộc. Người dân vẫn bám chắc mảnh đất quê hương và kiên trì liên kết đấu tranh bảo vệ làng xóm. Chính vì thế tạo nên sức mạnh cộng đồng dân tộc tiến lên giành lại đất nước. Bước vào kỷ nguyên Đại Việt, xứ Kinh Bắc không còn giữ vị trí trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước mà trở thành phên giậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Nơi đây “nghìn dặm xưa là nơi xung yếu”, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước và phát triển văn hóa Việt Nam. Truyền thống yêu nước của dân tộc và của quê hương tiếp

tục được phát huy trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược. “Nơi đây vũ công lẫy lừng”. Đó là chiến thắng Như Nguyệt năm 1077 bên bờ sông Cầu với sự góp công góp sức quân và dân Kinh Bắc anh hùng, nơi còn vang vọng bài thơ “Nam quốc sơn hà” – bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Trong buổi đầu của thời kỳ độc lập tự chủ, cả dân tộc ta lại phải đương đầu với quân xâm lược nhà Tống. Trên vùng đất “phên giậu” của kinh thành, hàng triệu gái, trai, già, trẻ vẫn lạc quan, hăng hái lên chiến lũy sông Cầu. Mảnh đất thiêng lại vang lên bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ: “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư/Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/Như đẳng hành khan thủ bại hư”.

Với ý chí kiên cường bất khuất đó, tinh thần lạc quan yêu đời đó, cuộc xâm lược nước ta của bọn vua quan nhà Tống đã bị nhân dân ta đập tan dưới sự lãnh đạo tài ba của Lý Thường Kiệt. Đó là bản anh hùng ca của buổi đầu độc lập được viết lên trên đất Kinh Bắc hào hùng. Quân dân Kinh Bắc anh hùng bất khuất đã làm tròn xứ mạng mà dân tộc giao phó, trừng trị bọn xâm lược một đòn đích đáng. Đó là ải Nội Bàng, chiến thắng Vạn Kiếp – Phả Lại – Lục Đầu trong kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông và “Xương Giang – Bình Than máu trôi đỏ nước”, trong kháng chiến chống xâm lược nhà Minh. Tất cả những chiến công lẫy lừng trên vùng đất lịch sử này là kết quả của tinh thần yêu nước nồng nàn và chủ nghĩa anh hùng cách mạng được phát huy.

Bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên chủ nghĩa xã hội trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh quang vinh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Bắc Ninh – Kinh Bắc tiếp tục giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương đồng thời phát huy tinh thần lạc quan yêu đời, yêu quê hương đất nước, dũng cảm trong chiến đấu, hăng say trong lao động sản xuất, làm nên những chiến công kỳ diệu trên quê hương mình.

Bắc Ninh nổi tiếng là vùng quê sớm có phong trào cách mạng, nơi sớm ra đời các tổ chức tiền thân của Đảng, các đội du kích Đình Bảng, Tam Sơn…

mảnh đất sinh thành nuôi dưỡng những vị lãnh tụ tiền bối suất sắc của Đảng như: Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập… Trên quê hương Quan họ trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược đâu đâu cũng sôi sục tinh thần yêu nước sẵn sàng lên đường nhập ngũ của thanh niên để bảo vệ Tổ quốc, từ những cụ phụ lão, đến các cháu thiếu nhi cũng tham gia thi đua yêu nước, thi đua thực hiện những chủ trương đường lối kháng hiến của Đảng và Bác đề ra. Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại do Đảng ta lãnh đạo trên quê hương Kinh Bắc không thể không nhắc tới vai trò của những người phụ nữ, những người mẹ, người vợ đảm đang.

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng được phụ nữ Kinh Bắc – Bắc Ninh phát huy cao độ trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Hàng chục vạn người con gái quê hương tham gia phong trào ba đảm đang, tạo nên một khí thế sôi nổi vươn lên sát cánh cùng nam giới trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội. Việc nước, việc làng đều do phụ nữ gánh vác. Họ động viên chồng, con lên đường nhập ngũ. Không chỉ vậy, phụ nữ Bắc Ninh – Kinh Bắc còn trực tiếp tham gia phục vụ chiến đấu và dũng cảm trong chiến đấu. Họ củng cố trận địa, tiếp đạn, tuần tra canh gác… việc nào cũng hoàn thành, cũng lập nên kỳ tích. Tổ chức Hội mẹ chiến sĩ đã giữ một vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ việc chăm lo bộ đội ngoài trận địa đến công tác hậu phương. Các mẹ chăm sóc cho các chiến sĩ như con mình, các mẹ dành gạo cho chiến sĩ và mò cua bắt ốc cho bữa cơm của bộ đội ngon hơn; sau những trận đánh “quần nhau với giặc áo con rách thêm nên các mẹ già lại phải thức thâu đêm vá áo”. Và những người phụ nữ dịu dàng duyên dáng e ấp sau chiếc nón quai thao của làng quê Quan họ khi đất nước thanh bình thì trong hoàn cảnh đất nước quê hương còn bóng giặc ngoại xâm cũng trở nên mạnh mẽ, đảm đang hơn.

Thời kỳ đổi mới, người Kinh Bắc phát huy tài năng, trí tuệ thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”*. Diện mạo của quê hương ngày càng được khởi sắc, được xây dựng khang

trang với các khu đô thị mới và các khu công nghiệp mới, đây là một vùng kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Hồng được xây dựng theo mô hình kinh tế kết hợp với quốc phòng – an ninh. Hằng năm tỉnh thu hút hàng nghìn dự án đầu tư cả trong nước và ngoài nước. Sự khởi sắc đó là công sức đóng góp của những người con của quê hương Kinh Bắc, thể hiện tình yêu quê hương đất nước và những giá trị, những phẩm hạnh tốt đẹp, những truyền thống quý báu từ bao đời nay tiếp tục được phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước để xây dựng quê hương, đất nước ta ngày “càng to đẹp hơn, giàu mạnh hơn” như ước muốn lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong lao động sản xuất xây dựng quê hương, người dân Kinh Bắc luôn luôn phát huy được những phẩm hạnh quý giá: tính cần cù, năng động, thông minh, tài khéo trong chế tạo sản phẩm thủ công và giao thương buôn bán. Tinh thần lạc quan yêu đời giúp mỗi người dân Kinh Bắc sống trong gươm giáo, vó ngựa xâm lược giày xéo suốt nghìn năm phong kiến, rồi mưa bom bão đạn của thực dân xâm lược vẫn sáng ngời tinh thần hăng say lao động sản xuất để xây dựng quê hương. Bởi thế, làng quê nào của Kinh Bắc – Bắc Ninh cũng vừa mang dáng dấp thanh bình yên ả của làng sản xuất nông nghiệp, lại vừa mang dáng dấp sôi động, tấp nập của những làng nghề, làng chợ, làng buôn. Rồi còn cả một hệ thống các công trình điêu khắc, kiến trúc để lại cho con cháu muôn đời như những ngôi chùa cổ, những tượng cổ: chùa Dâu, Chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp,… với bao nhiêu là sự sáng tạo phản ánh sinh hoạt tín ngưỡng dân gian và gửi gắm vào đó là những ước mơ một cuộc sống bình an, hạnh phúc cho con người.

Trong cuộc sống còn bộn bề khó khăn nhưng tinh thần lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng vẫn được sáng lên trên những bức tranh: “Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”. Qua đôi bàn tay tài hoa khéo léo và một tinh thần lạc quan yêu đời của những người thợ thủ công, đồng thời cũng là

những nghệ nhân dân gian của làng tranh Đông Hồ với những đàn lợn, đàn gà vẫn sinh sôi phát triển, cuộc sống của con người vẫn no đủ, hạnh phúc… rồi những hội hè, đình đám vẫn vui tươi nhộn nhịp hiển hiện sinh động trên tranh. Ở một đất nước mà nền kinh tế nông nghiệp cày cuốc là chủ yếu, con người dễ lạc trong ảo thực gắn vận mệnh với thiên nhiên. Những bức tranh vua Nghiêu cày voi và vua Thuấn cày trâu cũng biểu hiện chân thực cái ước vọng của cư dân nông nghiệp, muốn có một xã hội công bằng, thuận hòa nghề nông được trọng vọng. Đông con nhiều cháu cũng là niềm mơ ước của cư dân nông nghiệp, của tình cảm dân tộc ta. Bốn bức tranh vẽ trẻ nhỏ thông minh, bụ bẫm đã thể hiện được điều đó. Chú ôm gà (vinh hoa), chú ôm vịt (phú quý), chú ôm rùa (lễ trí), chú ôm cóc (nhân nghĩa) là hiện thân của cuộc sống phồn vinh, vui tươi. Thêm vào đấy là tranh Lợn ổ lúc nhúc một mẹ năm con, Gà đàn với mười con lép nhép, chẳng những là điều muốn có một đàn gia súc đông đúc mà còn là sự hy vọng gia đình đầm ấm.

Những bức tranh phản ánh lao động hai sương một nắng, cuộc sống thanh bạch đã làm nảy nở hạnh phúc lứa đôi đằm thắm. Họ đánh Đu đôi, Bắt trạch với nụ cười tươi tắn trữ tình. Họ Hứng dừa, với một lời ca ngọt ngào tôn vinh cuộc sống.

Nhiều cảnh vui tươi lành mạnh, biểu hiện một tinh thần thượng võ, say mê nhộn nhịp, huyên náo của nhân dân lao động còn được lưu giữ trong các bức tranh. Tinh thần tập thể, hấp dẫn pha chút tinh nghịch được phản ánh trọn vẹn trong tranh, vừa có không khí và mầu sắc. Loạt tranh sinh hoạt ấy, đã dội đến với tất cả sắc thái mùa xuân – mùa của hội hè, mùa của vui chơi và của những ngày nghỉ ngơi lấy lại sức. Người nghệ nhân đã thể hiện đầy đủ sức khỏe trong tranh Đánh vật, Rước trống, Rước rồng, Múa sư tử, Bịt mắt bắt dê, Đánh đu… Đứng về phía chính nghĩa, tràn đầy lòng nhân đạo, nghệ nhân làng Hồ đã dùng tài năng của mình bênh vực cho người nghèo, phụ nữ. Những bộ tranh truyện Thạch Sanh, Lục Vân Tiên, Kiều thể hiện rất rõ điều này. Tình

cản nồng hậu, trân trọng đã chi phối bàn tay người nghệ sĩ. Cho nên không khí vui tươi, xanh mát đã tràn đầy, xúc tích trong tranh.

Dù trong bom đạn của kẻ thù, dù trong khó khăn vất vả của cuộc sống, tinh thần lạc quan yêu đời của con người Kinh Bắc - Bắc Ninh lại càng được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa kinh bắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 60)