Chương 2 THỰC TRẠNG GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮCVĂN HÓA KINH BẮC
2.1. Ông cha ta giữ gìn, phát huy bản sắcvăn hóa Kinh Bắc
Như trên đã phân tích Kinh Bắc – Bắc Ninh là một trong những cái nôi văn hóa của dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa Kinh Bắc. Nơi đây vốn là trung tâm của cuộc đấu tranh lâu dài và khốc liệt của dân tộc ta chống xâm lược và chống đồng hóa văn hóa mãnh liệt, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trên quê hương Kinh Bắc. Trong công cuộc đấu tranh đó, các thế hệ ông cha ta đã anh dũng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh cho quê hương, đất nước để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc.
Thứ nhất, giữ gìn, bảo vệ mối liên kết bền chặt giữa con người và cộng đồng: gia đình, họ mạc, làng nước trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó máu thịt với quê hương đất nước.
Qua trường kỳ đấu tranh chống xâm lược và đồng hóa, ông cha ta luôn đoàn kết sát cánh bên nhau làm cho mỗi làng xã Bắc Ninh được củng cố và thể hiện sự liên kết bền vững, trở thành pháo đài chống trả thắng lợi sự chà sát, kìm kẹp và đồng hóa của kẻ thù xâm lược. Mối quan hệ cộng đồng họ hàng – làng – nước ngày càng bền chặt, tạo thành sức mạnh cộng đồng để tiến lên giành lại nền độc lập dân tộc. Nước tuy mất nhưng làng không mất. Trong quá trình tồn tại và phát triển, mối liên kết giữa con người và cộng đồng được xây dựng thành những quy phạm gia phong tục lệ; khoán ước của gia đình, dòng họ; hương ước, phong tục của làng xã, phản ánh cuộc sống cộng đồng có quy củ và tổ chức cao. Nhờ đó các giá trị chuẩn mực văn hóa vật chất và tinh thần của gia đình, dòng họ, làng xã được xây dựng, bảo tồn và phát triển, đồng thời tạo nên nội lực mạnh mẽ để tiếp thu tinh hoa văn hóa ngoại nhập, làm phong phú và đặc sắc thêm bản sắc văn hóa Kinh Bắc.
Trong mối quan hệ cộng đồng đó, tổ chức, thiết chế xã hội của làng xã rất chặt chẽ, có quy củ và tiêu biểu đã được ông cha ta đặt ra. Làng là dơn vị hành chính ở cơ sở của chính quyền nhà nước. Tổ chức xã hội của làng phong phú nhưng rất chặt chẽ và quy củ, nhằm tập hợp tất cả các thành viên với những quy định cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm để liên kết mọi người trong làng lại với nhau. Những quy định và quy ước đó được mọi người xây dựng và cùng thực hiện, các thế hệ nối tiếp noi theo, trở thành truyền thống, phong tục của mỗi gia tộc, xóm ngõ, của các tổ chức trong cộng đồng mà vẫn quen gọi là lệ. Nếu mỗi gia tộc, thôn xóm,… có những lệ riêng thì cả làng lại có chung lệ làng. Ở Bắc Ninh hầu như làng nào cũng có hương ước được biên chép thành văn bản bao gồm các quy định, điều khoản rất cụ thể. Đó là những nội dung có liên quan đến các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư chung sống trong làng. Các điều khoản trong hương ước chính là những tục lệ của làng được hệ thống, điều chỉnh, bổ sung trong quá trình tồn tại và phát triển của làng do cộng đồng xây dựng. Vì vậy có thể coi hương ước, lệ làng như luật tục và song song tồn tại với pháp luật. “Lệ làng, phép nước” là quan niệm và ý thức của mỗi thành viên trong cộng đồng làng xã. Hương ước của mỗi làng đề cập đến những nội dung cụ thể, phản ánh phong tục tập quán, truyền thống lịch sử, văn hóa của từng làng, điều chỉnh các mối quan hệ của cộng đồng mà các bộ luật của nhà nước phong kiến không đề cập tới hoặc không thể giải quyết được. Nội dung hương ước của các làng không chỉ quy định những điều không được làm mà còn có những điều khuyên nên làm, mang nội dung giáo huấn về lối sống có “thuần phong mỹ tục”; không chỉ đề ra những hình thức trừng phạt đối với những việc làm sai trái mà còn đề ra những hình thức khen thưởng, động viên tôn vinh những việc làm hay, việc làm tốt có ích cho cộng đồng làng xóm, nhất là việc hiếu, hỷ, truyền thống trọng lão, những tấm gương hiếu học, những việc làm khuyến thiện, khuyến học, bảo vệ mùa màng, bảo vệ tôn tạo đình, đền, chùa, giúp đỡ những người trong cộng đồng khi gặp khó khăn hoạn nạn…
Hương ước có vai trò quan trọng đối với việc ổn định nếp sống của cộng đồng làng xã. Hương ước vừa uốn người ta vào khuôn phép vừa động viên mọi người, sống, làm việc, quan hệ gắn bó với nhau thành một cộng đồng chặt chẽ, đồng thời điều tiết trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng. Do đó, hương ước có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung cho luật pháp khi cần giải quyết những vẫn đề rất cụ thể nảy sinh từ nếp sống đặc thù của mỗi làng. Những điều khoản trong hương ước không chỉ có giá trị luật tục mà còn có ý nghĩa như là hệ thống các tiêu chuẩn đạo đức, hướng dẫn hành vi của mỗi thành viên trong cộng đồng, vươn tới những điều tốt đẹp, định hướng các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương ông cha ta đã duy trì và bảo tồn các hoạt động sinh hoạt văn hóa ở lễ hội; bởi văn hóa làng, văn hóa cộng đồng được thể hiện tập trung và tiêu biểu ở hội làng. Bắc Ninh – Kinh Bắc xưa là xứ sở của hội hè đình đám. Hầu như làng nào cũng có lễ hội, đình đám, diễn ra trong năm “Xuân thu nhị kỳ” nhưng phần lớn được tổ chức vào mùa xuân. Hội làng là dịp biểu lộ và củng cố khối hợp quần của cộng đồng làng xã nhằm làm tăng thêm sức mạnh trong việc giữ làng, dựng làng, giữ nước, dựng nước. Lễ hội trước hết là hoạt động tín ngưỡng tôn giáo cộng đồng của cư dân các làng xã, được biểu hiện tập trung ở phần lễ, vì vậy mà có câu “Phi lễ bất thành hội”. Phần lễ là phần tín ngưỡng với mục đích là trình với thần linh, cầu xin và tạ ơn thần linh đã bảo trợ cho cuộc sống của dân làng. Phần lễ có những nghi thức long trọng, uy nghiêm, được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, thống nhất: cáo, hiến tế, cầu xin, tạ ơn với sự tham gia của đông đảo dân làng như lễ hội Dâu là cuộc rước “Tứ Pháp” theo đường “Tuần nhiễu” vào tối mồng 9 của 12 làng trong tổng vừa linh thiêng lại vừa huyền bí: hội Pháo Đồng Kỵ lễ rước pháo; Trong lễ rước “Lý Bát Đế” trong hội đền Đô – Đình Bảng; lễ rước Đức Vua Bà – thủy tổ Quan họ trong lễ hội Viêm Xá… Lễ tạo
ra cảm giác cộng mệnh của những người có cùng tín ngưỡng. Bằng cách đó phần lễ làm tăng thêm tình cảm gắn bó cộng đồng làng xã. Tín ngưỡng của cư dân các làng xã Bắc Ninh là tín ngưỡng cầu mùa của những người nông dân trồng lúa nước ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Đó là tín ngưỡng thờ tổ tiên, thờ những người có công. Trong tộc họ, gia đình thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ… Trong cộng đồng làng xã thờ những người có công giúp dân làm ăn, khai khẩn đồng ruộng, dựng lập làng xóm, dạy dân mở mang, phát triển nghề nghiệp. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở các làng xã Bắc Ninh không có hiện tượng phân biệt, càng không có sự đối lập giữa tín ngưỡng với tôn giáo, mà luôn luôn gắn bó, hòa hợp với nhau, phản ảnh sự hội nhập giữa các tôn giáo ngoại nhập với tín ngưỡng bản địa của người Việt diễn ra từ rất lâu đời.
Hướng tới lễ hội, mong được tham gia vào lễ hội là ước ao, nguyện vọng, quyền lợi của mọi người, mọi nhà trong cộng đồng. Vì vậy, trước ngày hội làng, mọi hoạt động sản xuất, làm ăn của mọi nhà diễn ra khẩn trương hơn, sôi động hơn, hăng hái hơn. Cả cộng đồng như được tiếp thêm nguồn sinh lực trong lao động sản xuất, trong mọi công việc chuẩn bị cho lễ hội. Lễ hội là dịp hòa hợp tập trung giữa các thành viên với cộng đồng với thiên nhiên, giữa các cộng đồng với nhau. Cả làng có dịp thể hiện sự gắn kết chặt chẽ trong cộng đồng, quan hệ rộng mở với cộng đồng làng xã bạn. Lễ hội là dịp các làng xã thể hiện mối quan hệ lịch sử và bản sắc văn hóa của mỗi địa phương, đồng thời là phương thức giao lưu văn hóa nghệ thuật, tăng cường sự liên kết bền chặt giữa các làng. Nhờ đó bản sắc truyền thống văn hóa của mỗi làng xã không những được bảo tồn, phát huy mà còn ngày càng phát triển. Hoạt động lễ hội phản ánh tập trung và tiêu biểu truyền thống lịch sử, văn hóa, thiết chế xã hội của từng làng xã. Những truyền thống lịch sử văn hóa được hình thành và phát triển trong trường kỳ lịch sử, trở thành thói quen, nếp sống, phong tục của cộng đồng, đồng thời được chế định trong các hương ước, khoán ước của làng. Hoạt động lễ hội là sinh hoạt văn hóa tâm linh cộng
đồng có giá trị đặc biệt. Nó là tấm gương phản chiếu sinh động truyền thống lịch sử, văn hóa, thiết chế xã hội của từng làng xã nói riêng và bản sắc văn hóa miền Kinh Bắc – Bắc Ninh. Lễ hội là thành tố quan trọng và tiêu biểu của văn hóa làng thể hiện tập trung và phản ánh những giá trị đặc sắc nhất của văn hóa làng. Lễ hội trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống cư dân các làng xã, vì vậy hiện nay hội làng ở Bắc Ninh đang rất được bảo tồn, phát huy và liên tục phát triển trong trường kỳ lịch sử cho đến tận ngày nay. Kinh Bắc – Bắc Ninh được mệnh danh là “xứ sở của hội hè” là vương quốc của lễ hội người Việt ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ với mật độ khá dày: “Mồng bảy hội Khám; Mồng tám hội Dâu; Mồng chín đâu đâu cũng về hội Gióng”. Theo thống kê bước đầu, chưa đầy đủ, Bắc Ninh có tới 462 lễ hội truyền thống diễn ra trong năm. Mùa xuân là hội chùa Phật Tích, hội làng Đồng Kỵ, hội Lim, hội đền Đô, hội làng Diềm, hội chùa Bút Tháp, hội chùa Hàm Long, …Mùa hè có hội Dâu, hội đền Văn Mẫu, hội các làng thờ thánh Tam Giang dọc đôi bờ sông Cầu,… Mùa thu có hội đền Phả lại, các hội đền thờ Đức Thánh Trần, hội hát Trống quân ở các làng vùng Thuận Thành,… Mùa Đông có các ngày sự lệ đình đám, Tết cơm mới, xôi mới ở nhiều làng xã, hội thi bánh dày làng Đạo Tú (Quế Võ), và nhiều lễ hội đình đám ở các làng xã vùng Lương Tài, Gia Bình.. Thần làng (thành hoàng) là không có thực, nhưng tín ngưỡng thần làng và tế lễ thần hoàng lại khiến mọi người trong xóm làng cảm thấy được cùng chung nấp bóng dưới sự che chở, bao bọc của một vị “thượng đẳng tối linh thần”. Qua lề lối hát cửa đình, trống quân, ví, đặc biệt là hát Quan họ mà trai gái làng đối đáp, giao duyên. Qua vật, võ, đua tài, trai gái làng xác lập những mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân và cá nhân, củng cố sợi dây tình cảm giữa những con người họp thành dân làng, để tình đoàn kết “thương nhau cùng” càng thêm phát triển và lễ hội đã góp phần củng cố cái tinh thần cộng đồng của làng quê xóm cũ.
Thứ hai, giữ gìn, bảo vệ những đức tính, phẩm hạnh của con người Kinh Bắc như: cần kiệm, tháo vát, năng động, sáng tạo, khéo léo trong làm ăn kinh tế, giao lưu buôn bán, sản xuất các mặt hàng thủ công gia dụng và mỹ nghệ, làm các món ăn đặc sản có giá trị văn hóa và kinh tế cao.
Bên cạnh vị thế của vùng đất nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, cảnh quan sinh thái phong phú, đất đai màu mỡ, giàu nguồn nước, lại thuận tiện giao thông và giao lưu kinh tế - văn hóa Nam – Bắc – Đông – Tây thì ông cha ta còn biết học hỏi tích lũy kinh nghiệm và vận dụng những tiến bộ, những kinh nghiệm trong sản xuất: làm nông nghiệp, làm các nghề thủ công, tài năng kỹ xảo giao thương buôn bán của người Hoa, người Ấn, người vùng Trung Á trong quá trình diễn ra giao lưu tiếp xúc, hội nhập kinh tế ngay từ buổi đầu công nguyên. Vì vậy, cư dân nơi đây không thuần túy làm nghề nông nghiệp. Họ không chỉ thạo nghề nông mà còn rất tinh xảo trong nhiều nghề thủ công và giao thương buôn bán. Chẳng thế mà nơi đây được gắn với danh hiệu “đất trăm nghề”. Từ việc chế biến nông sản, thực phẩm, làm các món ăn đặc sản, sản xuất các vật dụng gia đình, chế tạo công cụ sản xuất nông nghiệp, đến làm các mặt hàng mỹ nghệ, các sản phẩm phục cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, sản phẩm nghệ thuật, làm các nghề xây dựng nhà cửa, đình chùa, đền miếu… Bắc Ninh – Kinh Bắc là địa phương tập trung đậm đặc, phong phú nhất các nghề thủ công và làng nghề truyền thống so với bất cứ miền quê nào trong cả nước. Đặc điểm này không chỉ phản ánh vị trí, điều kiện tự nhiên và vị thế lịch sử xã hội thuận lợi của vùng đất nơi đây mà còn phản ánh nét tài khéo, năng động, hoạt bát trong làm ăn kinh tế của con người Kinh Bắc – Bắc Ninh.
Ngoài di chỉ Bãi Tự dưới chân núi Tiên Sơn (Tương Giang, Từ Sơn) nơi chế tác đồ trang sức bằng đá ngọc rất đẹp và tinh xảocó niên đại trên 3000 năm trước Công nguyên, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên – Đông Sơn ở Bắc Ninh như Nội Gầm, Quả Cảm (Yên
Phong), Lãng Ngâm, Đại Lai (Gia Bình), Đại Trạch (Thuận Thành).v.v. có nhiều đồ gốm, dọi xe sợi, chì lưới bằng đất nung, cùng nhiều đồ đồng, đồ đá được chế tác rất tinh xảo. Những chứng tích khảo cổ trên đã cho thấy, từ những thế kỷ trước Công nguyên, Bắc Ninh là vùng đất của những làng nghề thủ công và sôi động về các hoạt động giao thương, buôn bán, sản xuất các mặt hàng gia dụng, đồ trang sức khá tinh xảo…
Sang thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên, với vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của quận Giao Chỉ và Giao Châu, kinh tế nông nghiệp nhất là thủ công nghiệp và thương nghiệp ở Bắc Ninh có nhiều điều kiện phát triển. Sự tinh xảo, tài khéo của những con người nơi đây có cơ hội thể hiện. Cũng chính những đôi bàn tay vàng của những con người nơi đây đã xây dựng nên một đô thị, một trung tâm chính trị, kinh tế và thương mại cổ xưa to lớn và sầm uất vào bậc nhất của nước ta thời bấy giờ, đó là Luy Lâu là đô thị - cảng thị và trung tâm thủ công nghiệp, trung tâm thương mại mang tính quốc tế. Các nhà sử học đã nhận xét: “Trên đất Giao Chỉ, trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ II tới thế kỷ IX – X, Luy Lâu không nhường vai trò một đô thị lớn nhất cho bất cứ nơi nào” [69, tr. 88]… Sự ghi chép và mô tả trên đã cho thấy, Bắc Ninh từ xa xưa đã thực sự là miền đất của hàng trăm nghề thủ công, sản xuất hàng nghìn mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng, các nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần, các hoạt động chính trị, kinh tế, quân sự, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật của xã hội. Điều đó cũng nói lên rằng, tác giả làm ra những sản phẩm đó là những con người vô cùng tài hoa khéo léo, đồng thời phản ánh tính “mở” một nét đặc trưng trong tính cố kết cộng đồng của con người nơi đây. Thời thuộc Pháp, nhiều nghề thủ công và làng nghề thủ công ở Bắc Ninh vẫn được duy trì, phát triển cùng với việc hình thành và phát triển của đô thị Bắc Ninh. Thành phố Bắc Ninh là