KHÔNG GIAN ĐẶC THÙ
1.2. Mối đe doạ của ngoại cảnh và thiên nhiên
Cũng giống như những nhà văn hư cấu lãng mạn cùng thời, không chỉ thành công với khơng gian khép kín, Emily Bronte cịn gây nhiều ấn tượng đặc biệt với kiểu khơng gian ngoại cảnh. Độc giả khó có thể qn khung cảnh đồng quê bao la, hoang sơ và dữ dội được tác giả sắp đặt bên cạnh bức tranh thiên nhiên êm đềm, tươi tắn hiếm hoi thành hai cực đối chọi nhau trong Đồi Gió Hú. Dấu ấn của cái kì ảo ở đây là: gắn với số phận của nhân vật gần với thú hoang hơn là người (Heathcliff), nữ tác gia đã tạo ra một sự kết hợp giữa những lực lượng thiên nhiên ma quái và hung dữ.
Ở tác phẩm này, Emily rất hiện thực trong cách giới thiệu phong cảnh và cuộc sống ở Yorkshire, trong sự chình xác và có thật về mùa, ngày tháng và thời gian đồng tồn tại với sự huyền ảo và mơ hồ. Sự tô đậm phong cảnh trong văn bản của Đồi Gió Hú đem lại cho sự sắp đặt tầm quan trọng mang tính biểu tượng.
Phong cảnh chủ yếu là những dải đồng hoang: rộng lớn, hoang dại, cao nhưng có phần ẩm ướt và cằn cỗi. Vùng đất hoang đầy thạch nam này không thể trồng trọt được. Nó là nét đặc biệt của những vùng đất ngập úng. Cho nên, những dải đồng hoang này rất hợp với việc làm biểu tượng của mối đe doạ dữ dội do tự nhiên sắp đặt. Theo sự sắp xếp, phần khởi đầu của mối quan hệ giữa Catherine và Heathcliff (hai nhân vật này dạo chơi trên các dải đồng hoang suốt thời thơ ấu), vùng đất hoang đầy thạch nam ấy chuyển những sự kết giao mang tính biểu tượng lên trên câu chuyện tình yêu.
Đồi Gió Hú gồm hai từ ghép lại: Wuthering Heights.“Wuthering là một tính ngữ tỉnh lẻ giàu ý nghĩa, nó mơ tả sự náo động của khí quyển bủa vây vị trí ngơi nhà khi trời dơng bão”. Heights có nghĩa là đồi, hay đỉnh cao nhất. Vì vậy, có bản
dịch là “Đỉnh cao gió hú”. Ở trên cao, “… ta có thể đốn được sức gió bắc thổi vượt qua bìa đồi mạnh như thế nào bằng cách dựa vào độ xiêu vẹo quá đáng của mấy cây linh sam còi cọc cuối nhà và hàng cây gai gầy guộc vươn cả mọi cành về một phía như thể chìa tay xin ơng mặt trời bố thí cho chút nắng. Cũng may là nhà kiến trúc sư đã nhìn xa thấy trước, xây nó thật vững chắc; các cửa sổ hẹp đều gắn sâu vào tường và các góc đều được những tảng đá lớn chòi ra bảo vệ”[11; 9]. “…Ai đã từng đi ngang qua đồi Hartside hay Cross hoang vắng, trên đường từ Westmoreland tới thung lũng Yorkshire, và đã được chào đón bởi gió mưa vào một ngày giông tố sẽ biết cách đánh giá giá trị của Đồi Gió Hú trong thời tiết giá lạnh” [61].
Emily Bronte đã kết hợp chặt chẽ những yếu tố của loại truyện Gothic lại với nhau. Đồi Gió Hú bị thời tiết vùi dập gợi lên motif những lâu đài theo truyền thống, ngơi nhà có tầng thượng bị ma ám. Charlotte, khi viết lời tựa cho lần tái bản cuốn tiểu thuyết của em gái mình, một năm sau lần đầu tiên xuất hiện, đã lên tiếng bênh vực Emily trước những chỉ trích của giới phê bình: “Đồi Gió Hú quê mùa từ đầu đến đi. Nó đầy chất đồng hoang và man dại, và xù xí như rễ cây thạch nam. Mà nếu như nó khác đi thí đâm mất tự nhiên, ví chình tác giả được sinh ra và ni lớn lên ở đồng hoang. Elis Bell khơng miêu tả như một người chỉ tím thấy ở quang cảnh khối cảm cho con mắt và sở thìch mà thơi; những ngọn đồi quê hương đối với cơ cịn xa hơn một cảnh tượng; đó là vì cơ sống trong đó và bởi nó, khác nào lũ chim trời là những kẻ cư trú của đồi, hay đám thạch nam là sản phẩm của đồi. Cho nên những đoạn cô tả cảnh thiên nhiên là đúng như cần phải thế và trọn vẹn như cần phải thế. Sau khi thừa nhận một nỗi khủng khiếp xiết bao đen tối bao phủ lên nhiều trang của Đồi Gió Hú, rằng trong khơng khì hừng hực giơng tố và tìch điện của nó, đơi khi ta tưởng như thở hìt chớp giật, sấm dồn, vẫn còn dấu hiệu chứng thực sự tồn tại của ánh sáng ban ngày bị mây phủ và mặt trời che lấp” [51]. Thời tiết và khung cảnh là những công cụ hữu hiệu được nữ nhà văn sử dụng từ đầu cho tới hồi kết thúc. Khi thời tiết đẹp nó khơng chỉ biểu trưng cho sự thay đổi của thời gian và những thay đổi của lòng người mà còn là biểu tượng của một sự khởi đầu mới. Sự tươi tắn và rộn ràng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tiểu thuyết mà bao trùm lên tác phẩm này là khơng khí ảm đạm và hiu quạnh.
Emily Bronte còn gây hiệu quả tương phản, làm nổi bật không gian trên bằng cách tái hiện một không gian thứ hai, trái ngược hoàn toàn với khung cảnh
Đồi Gió Hú đó là Thrushcross. Một sự tương phản rõ nét tiếp theo trong tiểu thuyết
thường đón các cơn giơng tố đi qua và là nơi cư trú xấu xí, cục mịch của những nhân vật tai ác, bất trị nhưng mạnh khoẻ và cuồng nhiệt; trong khi đó ấp Thrushcross lại là một khu nhà được trang trí kiểu cách, nằm yên lành trong lòng một con thung xanh tuyệt đẹp, với những người ngụ cư dịu dàng, lịch thiệp và nhạy cảm song có phần yếu ớt, nhợt nhạt.
Cùng với khung cảnh thiên nhiên, như vậy, thời tiết cũng là một phối cảnh. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, Emily đã sử dụng thời tiết và ngoại cảnh một cách hiệu quả làm phương pháp chuyển tải những cảm xúc cá nhân về từng nhân vật. Những ngọn núi lởm chởm, những khu rừng rậm rạp, cảnh hoang tàn và thời tiết khắc nghiệt chính là một trong những motif không gian của thể loại tiểu thuyết Gothic (tiểu thuyết đen). Nữ văn sĩ đã kết hợp chặt chẽ những yếu tố đó lại với nhau trong một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo. Cái đêm Heathcliff trai trẻ bỏ nhà đi, trời đen kịt như trong ống khói “những đám mây như muốn nổi sấm… khoảng nửa đêm… cơn dông đến lồng lộn ầm ầm trên Đồi. Gió cuồng, sấm dữ, và khơng biết gió hay sét đã chẻ đơi một cái cây ở góc tồ nhà, một cành cây lớn rơi ngang mái, đánh gục một phần ống khói đằng đơng, làm đá và mồ hóng rơi rào rào xuống bếp” [11; 108-9].
Theo cái cách miêu tả của Emily thì con người và tự nhiên là những bộ phận hữu cơ không thể tách rời. Bất cứ sự kiện nào xảy đến với các nhân vật trong truyện cũng có phần can dự của thời tiết bất thường. Vơ hình chung, cái ngoại cảnh hay thay đổi ấy lại trở thành một nhân chứng sống trước mọi biến cố xảy đến với các cư dân nơi đây. Cái chết yểu của Catherine I dường như không chỉ tác động ghê gớm đến những người thân quanh cơ mà cịn đến cả bầu khơng khí mà họ hít thở. Đây là tâm sự của Isabella khi ở Đồi Gió Hú: “Tuyết quay cuồng ngồi trời, lên gác thì tối tăm ảm đạm quá, và ý nghĩ của tôi cứ không ngừng trở về với cái
nghĩa địa cùng ngôi mộ mới đắp!... Khắp nhà khơng có một tiếng đọng nào ngồi tiếng gió rền rĩ, thỉnh thoảng lay những cánh cửa sổ, tiếng những hòn than khẽ nổ lép bép và tiếng tách tách của chiếc kéo cắt hoa đèn mỗi lúc tôi tỉa bớt ngọn bấc nến… Buồn, rất buồn, vừa đọc tơi vừa thở dài, vì dường như mọi niềm vui đã biến mất khỏi thế giới, không bao giờ trở lại nữa” [11; 217].
Các nhà văn Gothic thường đưa vào tác phẩm những bối cảnh kì qi, hoang vu, bí ẩn cùng với việc xây dựng cốt truyện đầy rẫy những bí ẩn rùng rợn, những tội ác đẫm máu, những nhân vật quái ác, những toà lâu đài thâm u bị ma ám… nhằm khuấy động tâm lí và gây hoang mang cho độc giả. Tuy nhiên, bên cạnh khơng khí “hừng hực tích điện” và đầy giơng bão, tác giả Đồi Gió Hú cịn chú ý
khai thác khơng gian tươi mới, thanh bình làm đối trọng song lại mở ra một hướng siêu thoát. Sự tham gia của những lực lượng tự nhiên trong tiểu thuyết chứa đựng những sự bất ngờ khó đốn đợi gây nên một tâm thế hoang mang ngay trong hoàn cảnh của đời sống thực tại và những xáo trộn trong đời sống tâm linh... Yếu tố siêu nhiên huyền bí bên ngồi được chuyển vào bên trong, mang đầy tính nội cảm và được nâng đỡ bởi bầu khí quyển phù hợp. Đó chính là một nét đặc sắc trong nghệ thuật kì ảo của Emily Bronte.
Ở đây ta đã thấy vai trị của khơng gian như là một phông nền nhằm làm nổi bật những yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Đồi Gió Hú. Bên cạnh đó, sự biến đổi thất
thường và dữ dội của thời tiết cũng chẳng khác gì những lực lượng hung thần xuyên thấm vào kết cấu chỉnh thể thế giới nghệ thuật tác phẩm này. Cái cấu thành những yếu tố kì ảo trong sáng tác Emily khơng chỉ dừng lại ở kiểu không gian như vậy mà còn nằm ở những dấu hiệu khác mà chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu ở các chương tiếp theo.
Chương hai