THẾ GIỚI CỦA NHỮNG NHÂN VẬT BẤT THƢỜNG
2.5. Những bóng ma
Hồn ma, xác chết luôn là đề tài thường trực của văn chương kì ảo. Có thể nói, ý niệm về hồn ma và cái chết đã xuất hiện ở xã hội nguyên thuỷ khi con người bắt đầu có ý thức về thế giới xung quanh và về cuộc sống của chính mình. Trong lịch sử văn học dân gian và văn học thành văn của văn học phương Đông và phương Tây không thiếu những câu chuyện li kì với đề tài hồn ma sống dậy trở về cõi thế. Trong quan niệm phương Đông, sự sống và cái chết, người sống và hồn ma chỉ là hai bình diện của một thực tại duy nhất. Cái chết chính là sự tiếp nối của sự sống. Vì vậy, giữa cõi âm và cõi trần, người sống và những hồn ma vẫn có sự tương thơng tuy ít nhiều vẫn gây ra cảm giác sợ hãi. Về bản chất truyện chí qi, chí dị, truyền kì ở Việt Nam và Trung Quốc không chỉ là một sự “rạn nứt” của hiện thực mà là một biến thái mang bản sắc phương Đơng trong dịng văn học kì ảo. Trong khi đó, ở phương Tây, văn học dân gian cũng lưu truyền các câu chuyện huyễn tưởng rùng rợn về hồn ma và cái chết: hồn ma, ma cà rồng lang thang trong đêm, theo hơi sương hay những đêm trăng trịn hiện hình thành người hoặc nhập vào chó sói hay những con rơi khổng lồ để đi hút máu người… Những huyền thoại dân gian đó là nguồn suối chất liệu trực tiếp cho nhiều nhà văn xưa và nay viết nên những tác phẩm kì ảo đặc sắc.
Motif “nhân vật từ cõi chết trở về” có lẽ là một trong những motif có tính phổ biến cao nhất trong dịng văn học kì ảo. Do tính chất mơ hồ, huyền bí dễ cho hiệu quả cao trong việc tạo nên hiệu ứng hoang mang ngờ vực nên motif này có tần xuất sử dụng rất cao. Motif này được thể hiện thông qua nhiều dạng thức khác nhau: đầu thai, nhập hồn, những cái chết lâm sàng hay hiện tượng người chết sống lại vượt thoát khỏi nhà mồ, hồn ma trở lại cõi trần thông qua các dấu hiệu vật chất, sự trả thù của các oan hồn, hồn ma báo mộng… Trong tiểu thuyết của Emily Bronte, motif này xuất hiện dưới dạng thức hồn ma trở lại cõi thế qua các dấu hiệu
phi vật chất của cuộc sống hiện tại. Bóng ma Catherine khơng hiện hữu trong một thực thể vật chất mà tỏ ra cái thói đồng bóng thơng thường của một con ma, nó khơng biểu lộ dấu hiệu gì là đang tồn tại. Trong giấc mơ hay trong hiện thực, chính nhân vật lẫn người đọc vẫn cịn chưa xác định rõ, Lockwood, một vị khách của Đồi
Gió Hú, đã gặp ma: “… tay tơi lại nắm phải những ngón của một bàn tay nhỏ nhắn,
giá băng . Tôi ngợp trong cái khủng khiếp cao độ của cơn ác mộng, tôi cố rút bàn tay lại nhưng bàn tay kia níu chặt lấy…”[11; 36]. Con ma nhỏ xuất hiện bên cửa sổ giường Lockwood trong đêm bão nán lại trại Đồi ấy là Catherine. Nếu như người đọc cịn đang hồi nghi về hiện tượng siêu nhiên đó thì biểu hiện mê tín của Heathcliff (tương phản kỳ lạ với vẻ khôn ngoan bề ngồi của ơng ta) khi ông ta trèo lên giường và giựt mở toang cửa sổ mắt cáo trong một cơn xúc động không sao kiềm chế nổi chính là bằng chứng chứng minh rằng giấc mơ mà Lockwood đã trải qua chẳng phải là một giấc mơ mà là sự có thật của bóng ma Catherine: “Vào đây! Vào đây! Ông ta nức nở. Cathy, lại đây em. Ôi, vào đây nào…! Ôi! người yêu dấu của trái tim ta; Rút cục hãy nghe anh lần này, Catherine!” [11; 40]. Và con ma tỏ ra đồng bóng như thói thường của một con ma, mặc cho Heathcliff khóc gọi nó khơng biểu lộ hay để lại một dấu vết gì chứng tỏ mình đang tồn tại.
Sự xuất hiện với tần số cao của motif “nhân vật từ cõi chết trở về” trong sáng tác của nhiều tác gia (Edgar Poe, Horace Walpole, Braham Stoker, Anne Radfcliffe…) cho thấy hứng thú rõ rệt của các nhà văn trong giai đoạn đầu hình thành dịng văn học kì ảo đối với đề tài siêu nhiên huyền bí. Điều này cũng cho thấy mối quan hệ kế thừa giữa văn học kì ảo với tiền thân của nó là tiểu thuyết Gothic cuối thế kỉ XVIII. Nếu như tiểu thuyết Gothic thường lấy sự tưởng tượng kì dị đối lập với lí trí làm đối tượng thẩm mĩ nhằm tạo ra những ảo giác ghê rợn, những phản xạ lẫn lộn nhiều chiều “hư - thực”, “quá khứ - hiện tại”… thì tư duy siêu thực, phi lí bắt đầu chi phối mạnh mẽ ở các tác phẩm kì ảo.Chẳng hạn, trong
dạng đề tài “nhân vật từ cõi chết trở về của Edgar Poe thường đề cập đến các vấn đề tình u, hơn nhân, cuốc sống gia đính. Thường sự trở về ở đây là linh hồn người vợ đã chết. Sau cuộc hôn nhân hạnh phúc ngắn ngủi, người vợ đột ngột qua đời để lại tiếc nuối cho người chồng. Và những con người đau khổ này chìm đắm trong âu sầu, vùi mình trong cơ quạnh, hoang vắng với những tồ lâu đía âm u, kì qi. Edgar luôn sắp xếp một cách khéo léo một dạng vật chất tồn tại bên cạnh người chồng (sau khi người vợ xấu số qua đời) để tiện cho sự trở về của linh hồn người đã khuất, ví như: thi thể vừa chôn trong mồ, người vợ kế, đứa con ra đời ngay sau khi mẹ nó chết. Cộng với một bối cảnh u ám đầy tử khí, hiệu quả rùng rợn càng được nhân lên gấp bội. Cái chết cứ như một định mệnh đeo bám người phụ nữ trẻ đẹp trong quan niệm của Poe. Ở Đồi Gió Hú, chúng ta cũng bắt gặp
cùng một quan niệm như vậy nhưng được thể hiện dưới một hình thức khác. Linh hồn người đã chết trở về bên cạnh và ám ảnh người tình cịn sống. Khơng có sự nhập hồn, xác chết đội mồ dậy hay sự đầu thai của linh hồn người đã khuất song hồn ma Catherine vẫn bất tử trong lòng người nhờ sự mơ hồ, hư huyễn của nó trong giới hạn của hiện thực. Với tiểu thuyết này, bóng ma có một ý nghĩa quan trọng vì nó chỉ ra rằng có cái gì đó vượt lên trên Đồi và những dải đồng hoang chứ không đơn giản là những cảm nhận về cái huyền bí. Thực sự có một bóng ma vẫn đang ám ảnh trại Đồi và điều này đánh lừa bạn đọc bằng cách khiến họ tin rằng vẫn tồn tại điều gì đó cao siêu hơn thay vì giới hạn trong phạm vi của câu chuyện. Một lý do khác nữa là Emily đang cố gắng hướng người đọc vào tình yêu mà Catherine dành cho Heathcliff. Việc cô xuất hiện bên cửa sổ để đến với Heathcliff cho thấy sức mạnh của một tình yêu cuồng nhiệt, say mê, vượt ra ngồi khơng gian, thời gian và vượt lên trên cả cái chết. Điều thú vị là cô chẳng bao giờ vào nhà qua cửa sổ ấy mà chỉ chờ đợi bên ngồi. Ẩn ý ở đây là cơ khơng muốn quay trở lại cái thế giới buồn tẻ này nữa mà có ý chờ đợi Heathcliff đến với cơ.
Những bóng ma cũng được đưa vào Đồi Gió Hú nhằm giải thích tính cách
nhân vật và duy trì sức hấp dẫn của tiểu thuyết. Bronte viện tới các bóng ma hiện hình để cố gắng đưa ra cho người đọc cách hiểu tường tận hơn về cá tính của Nelly Dean. Chúng ta nghe kể rằng cô là một người vơ cùng mê tín, nhưng khơng phải chờ đến khi cô cảm thấy sự hiện hữu của một cái gì đó siêu thường người đọc mới hiểu đầy đủ về nỗi sợ hãi và niềm xác tín của cơ. “Tơi như nom thấy người bạn thuở thiếu thời ngồi trên lớp đất khô héo, cái đầu vuông vức, đen nhánh cúi về phía trước, bàn tay bế nhỏ xúc đất bằng một mảnh đá đẽo… Ảo ảnh đó tan đi trong nháy mắt; nhưng ngay lập tức tôi cảm thấy một nỗi khao khát không cưỡng nổi muốn đến Đồi” [11; 139].Nelly đã hết sức sửng sốt trước những trải nghiệm ấy, và thực tế là óc dị đoan của cơ đã chế ngự và thúc giục cô tới Đồi cho thấy cô đã động lịng trắc ẩn vì tình bạn với Hindley như cách cơ nhìn nhận cậu hai mươi ba năm trước đó. Dạng thức ảo giác đặc sắc này trong tiểu thuyế tạo ra những cú “sốc” về tâm lí và khơi gợi óc tị mị đốn đợi của độc giả. Bên cạnh kinh nghiệm về bóng ma Catherine Linton mà Lockwood đã đối diện, có một vài trường hợp mà ta cảm giác được mối nguy hiểm và kích động thật sự. Trên đoạn đường về gần tới Đồi Gió Hú, Nelly mường tượng thấy bóng ma Hindley “Ĩc dị đoan giục tôi tuân theo
quy tắc ấy. Giả sử cậu ấy chết rồi thì sao, tơi nghĩ - hoặc giả sắp chết đến nơi! Ví như đó là cái chết báo hiệu. Càng gần đến nhà tôi càng xao xuyến và khi tôi trông thấy nó, tơi run hết cả chân tay” [11; 139]. Đoạn trích này thật lý thú và hấp dẫn, và người đọc hẳn phải băn khoăn tự hỏi chính xác đã có chuyện gì xảy đến với Hindley rồi, và chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Nelly đúng. Trong chương XI, có dấu hiệu của cái chết bởi vì Edgar đã nhận ra rằng cái chết đang đến gần với cậu. Đây có thể điềm báo mà bóng ma Nelly thấy đã tiết lộ với cô. Không phải là cái chết đang đến với Hindley mà là đang đến với Edgar.
Ví dụ cuối cùng về sự xuất hiện hồn ma xảy ra ở cuối truyện, sau khi Catherine và Heathcliff đã chết. Người ta kể rằng nhiều người đã bắt gặp họ chạy cùng nhau khắp những cánh đồng hoang. Nó là sự lặp lại cuộc sống sau khi chết. Và trong trường hợp này, tình yêu mà Catherine và Heathcliff dành cho nhau vẫn tiếp tục tồn tại dù rằng cả hai đều đã chết: “…Nếu ông hỏi dân vùng này họ sẽ sẵn sàng đặt tay lên Kinh Thánh mà thề rằng ơng ta vẫn đi dạo, có người nói là đã gặp ơng ta ở nhà thờ, trên đồng hoang và thậm chí ở cả trong nhà này… Cái lão già ngồi bên bếp lửa kia quả quyết rằng từ khi ông chết, đêm mưa nào lão cũng thấy hai người từ cửa sổ phòng ơng ta nhìn ra… Một buổi tối, trời đen kịt đe doạ có giơng, tơi gặp thằng bé với một bầy cừu và hai con chiên quá khát khơng thể dắt đi. Nó thút thít: “Có ơng Heathcliff và một người đàn bà ở ngồi kia kìa, dưới mỏm đồi ấy, nó thút thít. Cháu khơng dám đi qua họ” [11; 410]. Tầm quan trọng bậc nhất của việc trông thấy ma là ở chỗ nó có thể có thực. Bằng chứng nằm ở những dải đồng hoang - nơi dạo chơi ưa thích đối với Catherine và Heathcliff. Những bóng ma quan trọng bởi vì chúng thể hiện rằng tình yêu họ dành cho nhau kéo dài bất tận, bất chấp cả cái chết.
Dấu hiệu quan trọng nhất thể hiện sự tồn tại của những bóng ma đó nằm ở chỗ bầy cừu cũng không muốn tiếp tục đi cùng cậu bé. Chúng ta ln tin rằng động vật có giác quan thứ sáu giúp chúng có thể phát hiện ra ma quỉ và những linh hồn lang thang, khả năng mà người bình thường như chúng ta khơng có được. Bronte đã sử dụng ý tưởng bầy cừu để người đọc có thể thấy được viễn cảnh đồng hoang và mối quan hệ giữa Catherine và Heathcliff thực sự mãnh liệt như thế nào.
Những bóng ma xuất hiện suốt chiều dài Đồi Gió Hú, được nhà văn giới
thiệu nửa hư nửa thực trong lúc thế giới của tiểu thuyết có thể ln được hiểu là một thế giới có thật. Những hồn ma nào đó, chẳng hạn như linh hồn Catherine khi xuất hiện trước Lockwood ở chương III, có thể được giải thích là những cơn ác
mộng chứ không phải là một sự kiện siêu nhiên thuần tuý. Việc nom thấy bóng ma Heathcliff của dân làng trong chương XXXIV có thể bị coi là sự mê tín. Cho dù bóng ma có thật hay khơng, chúng cũng là biểu tượng hố sự hiện về của quá khứ trong hiện tại và cái cách mà ký ức lưu giữ trong lòng người và tràn ngập trong cuộc sống thường nhật của họ.
* * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tóm lại, trong chương này, nhiệm vụ của chúng tơi là phân tích và đối sánh để làm rõ cái kì ảo đã thâm nhập vào các nhân vật trong tiểu thuyết Đồi Gió Hú
của Emily Bronte. Đặc trưng này thể hiện qua cách lựa chọn và khai thác các đề tài trong tác phẩm của nhà văn. Tuy nhiên, để tiện cho việc nghiên cứu, phải có một sự chia tách tạm thời để làm rõ từng bình diện tạo nên cái kì ảo trong khi xây dựng nhân vật và các mối quan hệ xung quanh các nhân vật ấy và cả tác động của nó tới độc giả. Kiểu nhân vật mắc bệnh độc tưởng, mối quan hệ vượt qua cái chết, hồn ma trên trần thế là các thành tố chủ yếu làm nên cái kì ảo.Vẻ siêu nhiên ở Đồi Gió Hú tạo ra một khơng khí thuộc thế giới tinh thần đặc thù, biểu hiện ở những giấc mơ, và cả những ý niệm siêu hình, pha màu sắc tơn giáo - đó là điểm mà luận văn sẽ phân tích ở chương sau.
Chương ba