GIẤC MƠ VÀ NHỮNG Ý NIỆM SIÊU HÌNH
3.2.1. Motif ngƣời đẹp chết yểu và ảo ảnh về thế giới bên kia
Cũng giống như motif nhân vật điên, hồn ma trên trần thế, người đẹp chết yểu cũng là một motif thường xuyên xuất hiện trong văn học kí ảo. Cái mới của
Emily Bronte ở đây là cơ đã khơng đi theo lối mịn trong khi xây dựng kiểu nhân vật này. Cũng miêu tả một cô gái đẹp nhưng Emily lại lựa chọn miêu tả cá tình hồn tồn khác. Ở đây, cái đẹp gắn với sự hoang dã và bản năng nguyên thuỷ. Ta hãy làm một phép so sánh với nhân vật của Edgar Poe để thấy rõ hơn sự sáng tạo của nữ nhà văn này.
Trong quan niệm của Poe, cái đẹp khơng chỉ nằm trong một ngoại hính đẹp mà cịn ở trì tuệ sắc sảo. Trong truyện ngắn Legeia, Poe đã dành khá nhiều công
sức để miêu tả chân dung người con gái có nhan sắc lý tưởng: “Đó là một nhan sắc có sức cuốn hút làm uỷ mị, làm tê liệt tâm hồn con người giống như thuốc phiện… nước da nàng trắng như màu ngà, gợi cho ta cái cảm giác tĩnh lặng nghỉ ngơi. Vầng thái dương trông thanh tú làm sao, mái tóc đen nhánh mượt mà, xoăn lên và kết bìm một cách tự nhiên, và để mơ tả cho xứng có lẽ phải dùng đến ngơn từ của thi hào Homer đã dùng khi miêu tả một loài hoa dạ lan hương. Rồi cái sống mũi thon thả mà chỉ có ngơn từ Do thái mới lột hết cái vẻ duyên dáng của nó. Gương mặt nàng đầy đặn, làn da mịn màng, hài hoà với cái mũi hếch giống như mũi chim ưng - vừa xinh xắn vừa có vẻ kiêu sa. Tơi cũng khó qn cái miệng ngọt lịm của nàng - khúc khải ca của những gí say đắm nhất, đường cong diễm lệ của làn môi trên, vẻ mềm mại nồng nàn của vành môi dưới, đôi má lúm đồng tiền. Hàm răng đều đặn và sáng bóng lên… Màu đen trong con ngươi của mắt nàng là màu huyền kí diệu cùng với hai hàng mi đen nhánh rất dài. Đơi lơng mày tuy có khác về đường nét, nhưng vẫn cùng chung màu sắc. Tất nhiên, “vẻ khác lạ” của đôi mắt không hẳn là sự khác biệt của bản chất, của sự cấu tạo, của đường nét, mà vượt lên trên tất cả chình là sự biểu cảm. Ơi, ngơn từ nhiều khi cũng bất lực, khơng nói hết được điều ta muốn nói” (chuyển dẫn theo [22; 50]). Khơng chỉ có vậy, trì tuệ của nàng cịn toả sáng hơn cả dung mạo: “càng ngày người vợ trẻ của tôi càng tỏ ra độc đáo và đáng khâm phục dưới mắt tơi. Tơi nói tri thức của nàng hiếm thấy ở phụ nữ thí
cũng đồng nghĩa rằng: nàng đã sánh được với các bậc tri thức nam giới, những người đã dày công học tập nghiên cứu, đã thành công trên nhiều lĩnh vực, khoa học nhân văn, vật lý và toán học”. Theo nguyên tắc nhân quả, Legeia đẹp và tài năng như vậy, khi cô chết người chồng mới đau khổ tột độ để dẫn đến tâm trạng bệnh hoạn và những hành vi lập dị, điên rồ. Anh đến sống ẩn dật trong một tu viện hoang tàn. Rồi lấy vợ nhưng lại bỏ mặc cô vợ mới, chỉ ngày đêm tưởng nhớ Legeia. Trong thân thể của người vợ mới đã chết, anh lại thấy sự hồi sinh của nàng.
Như vậy, motif “người đẹp chết yểu” trong tác phẩm của Edgar Poe có liên hệ mật thiết với motif “nhân vật buồn thương người tính đã mất”. Ở điểm này, chúng ta thấy có sự tương đồng trong tác phẩm của Emily Bronte nhưng hiệu quả mĩ học rùng rợn đã giảm bớt đi nhiều. Catherine đẹp nhưng là một vẻ đẹp hoang dã gắn liền với tình cách hợm hĩnh và kiêu kí. Cũng như Legeia, Catherine được trời phú cho một dung mạo tươi tắn, đến tuổi mười lăm thí trở thành “nữ hồng tuyệt sắc của một vùng”, được học hành nhưng cái thiên hướng táo tợn và tai ngược mạnh mẽ và dai dẳng hơn bất cứ sự khai hoá văn minh nào. Có thể nói, trì tuệ khơng tương xứng với ngoại hính của cơ. Và cũng theo luật nhân quả, cơ thìch hợp nhất với Heathcliff - một con người bán khai và táo tợn. Cho nên, khi cô chết đi, Heathcliff đã gần như khơng cịn tồn tại. Y ngày đêm mơ thấy hính bóng cơ và tin rằng linh hồn Catherine vẫn lẩn quất đâu đó ở lâu đài Đồi Gió Hú. Suốt mười tám năm trời, y ăn, ngủ, dạo chơi cùng với nàng, dù nàng không hề hiện hữu qua một thực thể tồn tại gây kinh hoàng cho bạn đọc. Nàng chỉ là ảo ảnh hay ảo giác đối với sự bệnh hoạn của Heathcliff.
Cái chết là một chủ đề ưa thìch trong các văn bản kí ảo. Các mối bận tâm về cái chết, về cuộc sống sau khi chết, về các tử thi và ma cà rồng, đều gắn bó với đề
tài tình yêu. Emily Bronte cũng đã khai thác chủ đề này theo cách của riêng cơ. Vì lẽ đó, vào lúc ra đời, các quan điểm xung quanh tác phẩm này hầu như là phủ định. Các nhà phê bình ngụ ý rằng, tác giả của một cuốn tiểu thuyết như vậy hẳn phải là một người mất trí (hay điên rồ) và bị ám ảnh bởi sự tàn ác và man rợ. Nhân vật chính ln nghĩ đến cái chết và về một cuộc sống hạnh phúc là được hợp nhất với người mình yêu ở thế giới bên kia. Thiên đường cũng trở thành vô nghĩa đối với Catherine một khi cơ khơng được ở bên cạnh Heathcliff. Chính những tham vọng địa vị xã hội đã dẫn cô đi đến một quyết định sai lầm. Từ đây, mọi thù hận và rắc rối bắt đầu xảy ra. Cơ cưới Edgar vì anh sở hữu nhiều điều mà Catherine khơng thể tìm thấy ở Heathcliff. Nhưng sự lựa chọn ấy cũng mang đến nhiều đau khổ và day dứt cho cơ. Từ hình ảnh một cơ gái sơi nổi nhiệt thành, cô đã biến thành một cái xác vô hồn quẩn quanh trong những bức tường của ấp Thrushcross. Việc Heathcliff trở lại sau ba năm biệt tích càng khiến cơ khổ sở và hành hạ mình trong những giằng co giữa hai người đàn ơng. “…nhưng khi mợ bình thản thì trong sự thay đổi ấy dường như lại có vẻ đẹp siêu phàm. Ánh chớp loé của đôi mắt đã nhường chỗ cho một vẻ dịu dàng mơ mộng và buồn man mác. Tưởng như chúng khơng nhìn vào vật xung quanh nữa mà bao giờ cũng sõi vào phía bên kia, tít xa phía bên kia - có thể nói là ngồi cõi dương gian này”.
Cái thần sắc kì lạ do trạng thái tâm thần đã phủ nhận những dấu hiệu hồi phục và in lên nàng con dấu của định mệnh. Những lúc mê sảng, Catherine không nguôi nhớ về tuổi thơ và những ngày tháng rong chơi trên những dải đồng hoang. Quãng thời gian xa Heathcliff và ở bên Edgar chỉ còn là sự trống rỗng trong tâm trí cơ. “Trong khi nằm đó, đầu kê sát chân bàn kia, mắt lờ mờ nhận ra cái khung vng màu xám của cửa sổ, tơi ngỡ mình đang ở trong cái giường quây ván gỗ sồi bên nhà, và tim nhói đau một nỗi buồn to lớn nào đó mà lúc tỉnh giấc, tôi không sao nhớ ra nổi. Tơi ngẫm nghĩ, tự moi óc để nhớ ra cái đó là cái gì, và thật kỳ lạ, toàn bộ bảy năm vừa qua của đời tơi hố ra một khoảng trống. Tôi không nhớ đã
có những năm ấy hay khơng. Tơi thấy mình là một đứa bé con, ba tơi vừa được an táng và nỗi khổ sở của tôi là do anh Hindley ra lệnh cách ly tôi với Heathcliff… thế rồi vụt nhớ, nỗi đau đớn vừa rồi chìm chìm vào một tuyệt vọng đến cực độ. Tơi khơng hiểu sao mình lại khốn khổ ghê gớm đến thế, đó hẳn là một cơn loạn trí nhất thời, vì hầu như chẳng có ngun nhân gì. Nhưng giả sử hồi mười hai tuổi, tôi bị rút ra khỏi Đồi, khỏi mọi mối liên hệ thời thơ ấu, khỏi toàn bộ thế giới của tơi là Heathcliff thuở đó. Và đùng một cái, trở thành bà Linton, nữ chủ nhân ở ấp Thrushcross, vợ một con người xa lạ, một kẻ lưu đày, và từ dạo đó bơ vơ, tách ra khỏi những cái gì đã từng là thế gới của tơi. Chị có thể hình dung một thống nhìn vào cái vực thẳm nơi tơi đã rớt xuống… Ơi, tơi đang cháy rực người lên đây! Tơi ước gì mình đang ở ngồi trời! Tơi ước gì mình là một con bé; bán khai và táo tợn, và tự do… Tôi chắc một khi ở giữa đám thạch nam trên những ngọn đồi kia, tôi sẽ lại là chính mình” [11; 158-9]. Trong cơn hấp hối, căn phịng ảm đạm, đầu óc rối loạn, Catherine hốt hoảng mường tượng ra những hình ảnh ma quái. Hết ngắm bóng tối bên ngồi, cơ lại chuyển trạng thái và lảm nhảm những điều khó hiểu. Cơ không ngừng nghĩ đến cái chết và mong muốn được đến với thiên đường của riêng mình - ở đó cuộc đời là vơ hạn về độ dài, tình u là vô hạn trong đồng cảm, niềm vui là vô hạn trong viên mãn và là nơi cơ có thể tái hợp với người mình yêu một cách vĩnh viễn. Đối với nhân vật này, sự sống chỉ là sự chuẩn bị cho cái chết, thực tại là nhà tù giam giữ một linh hồn khao khát tự do và siêu thoát. Cái chết rõ ràng là một sự giải thoát đối với tâm hồn kỳ lạ này. Thế nên, Catherine mong mỏi giờ phút được thoát khỏi cái nhà tù tan nát (ấp Thrushcross) đang vây hãm mình: “… điều làm tơi khó chịu nhất là cái nhà tù tan nát này. Tôi mong sao thoát ra để đến với cái thế giới huy hoàng kia và ln ln ở đó, khơng phải chỉ thấy nó mờ mờ qua hàng nước mắt và khao khát nó qua bức tường của một trái tim đâu, mà thật sự ở cùng nó và bên trong nó… Tơi sẽ vượt qua và vượt lên trên tất cả các người, một trời một vực” [11; 200].
Suốt hai tháng trời, Linton chăm sóc vợ như một bà mẹ tận tâm chăm sóc đứa con một của mính. Cuối cùng, cô cũng chiến thắng được cơn sốc ác liệt ấy. Nhưng đằng sau cái nhín lơ đãng là một tâm hồn u uất vẫn không quên nghĩ đến một thế giới xa xăm với những nguồn vui bất tận. Đáp lại những tình cảm nồng nàn của chồng, Catherine đã dập tắt mọi niềm hy vọng lạc quan của anh. Cơ nói: “… những lời than khóc đó cũng khơng thể ngăn tơi tới chỗ chật hẹp của tơi ngồi kia, nơi yên nghỉ của tôi, nơi tơi sẽ phải tới trước khi xn tàn! Nó kia kìa - xin nhớ là khơng phải ở giữa những người thuộc gia đính Linton, dưới mái nhà thờ đâu, mà là ở ngoài trời, với một tấm bia đá… Anh có thể có được cái anh chạm tới bây giờ, nhưng linh hồn tôi sẽ ở đỉnh đồi kia trước khi anh đặt tay lên người tôi lần nữa…Em sẽ chẳng bao giờ lên trên đó (những ngọn đồi vàng óng hoa nghệ tây, gió thổi dịu dàng sau mùa đơng băng giá), trừ một lần nữa thơi. Lúc ấy, mình sẽ để em đấy và em sẽ ở lại mãi mãi. Mùa xuân sang năm mình sẽ lại khao khát có em, ở dưới mái nhà này, và mình sẽ ngối lại mà nghĩ rằng hơm nay mình thật sung sướng” [11; 162]. Cuối cùng, Catherine cũng đã được toại nguyện. Chỉ những người ở lại là đau khổ với những tình cảm ích kỷ khi mà họ tiếc nuối sự giải thoát đầy ơn phước của cô đến thế. Cái chết của Catherine được Nelly Dean miêu tả như sự trở về với cõi thiên thai “Trán mợ phẳng phiu, mí mắt khép chặt, môi như mỉm cười; không một thiên thần nào trên trời có thể đẹp hơn mợ lúc này. Và tôi cũng chia xẻ sự yên tĩnh vô biên bao quanh chỗ mợ nằm, tâm linh tôi chưa bao giờ ở trong một trạng thái thánh thiện hơn là khi tơi đăm đăm nhìn cái hình ảnh thanh lịch của sự an nghỉ thần tiên… Tôi thấy ở đây một sự an nghỉ mà cả cõi trần lẫn địa ngục đều không phá nổi, và tôi cảm thấy một bảo đảm về kiếp sau bất tận khơng chút bóng tối - cõi vĩnh cửu mà họ đã bước vào, ở đó cuộc đời là vơ hạn về độ dài, tình u là vơ hạn trong đồng cảm và niềm vui là vô hạn trong viên mãn” [11; 106].
Ảo ảnh về một thiên đường của riêng mình với tình yêu vĩnh cửu và sự hợp nhất lâu bền của Catherine có thể sánh với mong ước tự do vươn tới thế giới ngập tràn những tia sáng ấm áp của cô gái (người tù) trong bài thơ “Người tù” (The Prisoner) của nữ tác giả này:
… Và ảo ảnh hiện ra, và những đổi thay đốt cháy tôi bằng những khát khao
… Thí khi đó, sự thật vơ hính và chưa từng được biết sẽ hé lộ
Cảm nhận của tơi về thế giới bên ngồi khơng cịn nữa, tơi hiểu được điều cốt lõi trong nội tâm
Đơi cánh nội tâm tự do tím được nơi trú ngụ
Đo cả vịnh sâu - thách thức cả những giới hạn cuối cùng … Nỗi thống khổ càng lớn, càng sớm được chúa trời ban phúc; Bị đẩy vào lửa thiêu địa ngục, hay bừng sáng trong tia sáng thiên đường
Nếu đó là sứ giả của cái chết thì ảo ảnh là thần thánh…”
[44]
Quan niệm về sự sống ngắn ngủi và tự do là bất diệt trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm thơ của nữ nghệ sĩ Emily Bronte. Trong câu thơ trên “Nếu đó là sức giả
của thần chết thì ảo ảnh là thần thánh” (If it but herald death, the vision is divine!)
tương tự những lời hấp hối của Catherine: “The thing that irks me most is this shattered prison [my body] … I’m tired of being enclosed here. I’m wearying to escape into that glorious world, and to be always there… I shall be in comparably beyond and above you all” (điều làm tơi khó chịu nhất là cái nhà tù tan nát này. Tơi mệt mỏi vì bị giam giữ ở đây. Tôi mong sao thoát ra để đến với cái thế giới huy hoàng kia và ln ln ở đó… Tơi sẽ vượt qua và vượt lên trên tất cả các người, một trời một vực). Như vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu đều đi đến một nhận xét: Emily là một người thần bí. Những ý niệm siêu hình được tìm
thấy trong một số sáng tác thơ của cơ, trước khi viết Đồi Gió Hú, là nguồn cảm
hứng mạnh mẽ gợi ý cho tiểu thuyết nay ra đời. Đó là những bức tranh tính u bất chấp cái chết mà chỉ một thế kỉ sau mới được chào đón và quan tâm đáng kể. Trong bức tranh người đọc cũng bắt gặp những nét u hoài, phảng phất gắn liền với những cảm xúc cơ độc của nhân vật trữ tình. Trong bài thơ Me thinh this heart, cô viết:
Me thinks this heart should rest awhile So stilly round the evening falls The veiled sun sheds no parting smile
Nor mirth nor music wakes my Halls
Yet their lives passed in gloomy woe And hopeless comes its dark decline
And I lament because I know That cold departure pictures min
…
Buổi chiều tà buông xuống quá tĩnh mịch Ánh dương mờ không mỉm cười từ biệt
Không niềm vui không tiếng nhạc đánh thức những hành lang … Những sự sống chấm dứt trong phiền muộn u sầu
Những tuyệt vọng đến cùng sự tàn tạ mơ hồ Và tơi than khóc bởi ví tơi biết
Sự ra đi hờ hững như chớp loé trong giây lát [44]
Ở chương này, mở ra một chiều kích mới về một Emily Bronte tài hoa mệnh bạc: cái kì ảo ở đây chuyên chở cả những quan niệm thần bí, những nỗi ám ảnh về thiên đường và địa ngục với những vấn đề nhân văn về tự do và tình u đơi lứa của con người. Bởi vậy những yếu tố siêu hình trong Đồi Gió Hú vẫn chưa thể giải thích hết được và cho tới nay vẫn còn tồn tại nhiều điều bí ẩn thách thức và hấp dẫn giới nghiên cứu phê bình.
Đồi Gió Hú là một câu chuyện tình. Song ở chương này luận văn cũng chỉ ra
rằng những giấc mơ như biểu hiện của tác động siêu nhiên là một trong những đặc