.Luật Hôn nhân và Gia đìn hở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị của giáo lý phật giáo trong việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 51)

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, hôn nhân gia đình là một hiện tượng mang tính lịch sử. Nó phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Hôn nhân gia đình phụ thuộc rất lớn vào các hình thái kinh tế - xã hội, khi một hình thái kinh tế xã hội này chuyển sang hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn thì hôn nhân gia đình cũng có bước chuyển mình, mô hình hôn nhân gia đình sau bao giờ cũng cao hơn mô hình hôn nhân gia đình trước. Ở mỗi chế độ xã hội khác nhau và trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua nhà nước và bằng pháp luật quy định chế độ hôn nhân gia đình phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Ở Việt Nam, theo quan điểm của Đảng và nhà nước, hôn nhân gia đình ghi nhận tại điều 64 Hiến pháp. Được hiểu như sau:

Hôn nhân: là sự giao kết giữa nam và nữ trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng theo quy định của pháp luật, nhằm chung sống với nhau suốt đời để xây dựng gia đình hạnh phúc.

Gia đình: là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, do quan hệ huyết thống, do quan hệ nuôi dưỡng, trên cơ sở đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, cùng quan tâm, giúp đỡ nhau về vật chất, tinh thần, xây dựng và nuôi dạy các thành viên trẻ trong gia đình dưới sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội.

Hôn nhân và gia đình là một hiện tượng xã hội, nên trong quá trình hôn nhân gia đình hiện nay ở nước ta phát sinh nhiều quan hệ về thân nhân và tài sản giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Để điều chỉnh các quan hệ này, Nhà nước phải ban hành các quy phạm pháp luật về hôn nhân, gia đình. Tổng hợp các quy phạm pháp luật về hôn nhân, gia đình tạo thành ngành Luật Hôn nhân và Gia đình.

Luật Hôn nhân và Gia đình như là tập hợp các quy tắc chi phối sự thành lập và sự vận hành của gia đình. Có ba dữ kiện cơ bản liên quan đến gia đình mà từ việc phân tích ba dữ kiện ấy, người làm luật đề ra các quy tắc của mình: sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhằm xây dựng cuộc sống chung; sự sinh con và việc giáo dục con. Vai trò của luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình được xác định tùy theo kết quả xác định mối quan hệ giữa Nhà nước và gia đình, hay đúng hơn, tùy theo mức độ tự chủ của gia đình đối với Nhà nước, trong quá trình hình thành và phát triển của các dữ kiện ấy.

1.2.1. Khái quát nội dung cơ bản của luật Hôn nhân và Gia đình từ năm 1945 – 1986

Sau cách mạng tháng 8/1945, mô hình gia đình Việt Nam có những thay đổi sâu sắc. Ðại gia đình, biểu tượng của chế độ phong kiến, bị loại ra khỏi luật viết; thay vào đó là mô hình gia đình hộ gồm có vợ chồng và các con. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Nhân dân Việt Nam được hưởng hòa bình chưa bao lâu thì Đế quốc M âm mưu phá bỏ Hiệp định Gionevo và biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới phục vụ cho những mưu đồ quân sự của M . Đất nước ta tạm thời bị chia cắt ra làm hai miền với hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau. Trong khi nhân dân miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc M và bè lũ tay sai, quân dân miền Bắc quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương vững chắc cho miền Nam.

Bên cạnh đó, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tác động mạnh mẽ vào các mặt của đời sống xã hội, trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong khi đó, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu vẫn còn tồn tại, đè nặng lên tư tưởng của người dân kìm hãm sự phát triển của con người. Tình

hình hôn nhân và gia đình đó không thích hợp với việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng mới là cái tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa. Vì vậy, đã đến lúc cần phải xây dựng một chế độ hôn nhân và gia đình phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa, trước hết là phải ban hành một Luật Hôn nhân và Gia đình.

Xuất phát từ thực tế đó, Luật Hôn nhân và Gia đình cần phải thực hiện mục đích là xây dựng những gia đình dân chủ hòa thuận, hạnh phúc, trong đó, mọi người đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái. Kế thừa những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình thời kỳ trước, để đạt được những mục đích như trên, Luật hôn nhân và gia đình 1959 đã được xây dựng trên cơ sở bốn nguyên tắc cơ bản sau đây:

– Nguyên tắc hôn nhân tự do và tiến bộ – Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng

– Nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong gia đình – Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái.

Nhằm thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình mới, Luật hôn nhân và gia đình 1959 đã quy định nguyên tắc mới: nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Trước đây, mặc dù đã xác định được nhiệm vụ là xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, phản dân chủ của pháp luật hôn nhân và gia đình phong kiến, nhưng Nhà nước ta chưa có quy định về việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Đây là một hạn chế của pháp luật thời kỳ trước đó. Việc Luật hôn nhân và gia đình 1959 quy định nguyên tắc một vợ một chồng bảo đảm cho hạnh phúc gia đình bền vững, đồng thời phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này còn được thể hiện trong quy định về điều kiện kết

Một thành tựu đặc biệt mà luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 đã đề cập được đến đó chính là vấn đề bình đẳng giới trong gia đình. Lịch sử phát triển xã hội loài người đã chứng minh những biến đổi về cơ cấu và chức năng của gia đình luôn gắn liền với sự thay đổi về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đánh dấu một thời kì mới trong quá trình phát triển xã hội của dân tộc ta. Quyền bình đẳng nam, nữ và chế độ hôn nhân một vợ một chồng được Nhà nước công nhận và quy định tại Hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946 và trong luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, thể hiện sự tiến bộ xã hội, góp phần thúc đ y việc hình thành và từng bước hoàn thiện quyền dân chủ trong quan hệ gia đình Việt Nam. Điều 1 luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 quy định: “Nhà nước đảm bảo việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ, một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hòa thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ”.

Hôn nhân tự nguyên tiến bộ, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác bao hàm hai khía cạnh, đảm bảo quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam nói chung và luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 nói riêng, trên cơ sở nam nữ được bình đẳng trong việc thực hiện quyền kết hôn cũng như ly hôn theo quy định của pháp luật.

Theo quy định luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, kết hôn được hiểu là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Theo quy định tại Điều 2 luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959: “Xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái”, đồng

thời theo quy định tại Điều 3 luật này: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, dánh đập hoặc ngược

đãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ”. Quyền kết hôn là quyền gắn với nhân thân của mỗi

bên nam nữ, quyền này được ghi nhận và bảo vệ. Theo quy định tại Điều 4 luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959: “Con trai và con gái đến tuổi, được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào được ép buộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc cản trở”. Sự tự nguyện của hai bên là điều kiện kết hôn luật định; nếu thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên nam nữ thì các bên không đủ điều kiện để kết hôn, trường hợp đã xác lập quan hệ hôn nhân ấy sẽ không được thừa nhận.

Đảm bảo cho các bên nam nữ được tự do kết hôn cho nên việc tự nguyện quyết định chuyện hôn nhân của mỗi bên nam nữ là yêu cầu quan trọng được nhà làm luật ghi nhận và bảo vệ. Theo đó, mỗi bên nam nữ đều bình đẳng trong việc bày tỏ ý chí của mình về việc đồng ý hay không đồng ý xác lập quan hệ hôn nhân với người kia. Luật Hôn nhân và Gia đình cũng ghi nhận quyền tự do của hai bên nam nữ khi xác lập quan hệ hôn nhân, đồng thời nghiêm cấm tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ, tục nối dây, ép người khác kết hôn trái ý muốn của họ hoặc các hành vi lợi dụng việc xem tướng số hay các hình thức mê tín dị đoan khác để cản trở việc thực hiện quyền tự do kết hôn của các bên nam nữ.

Tình nghĩa vợ chồng là tình cảm phù hợp với đạo lý. Làm vợ, chồng của nhau phải hiểu rõ và hành động theo tình cảm, bổn phận và nghĩa vụ của mình, và lợi ích của vợ, chồng và lợi ích của các con, lợi ích của gia đình. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 có quy định cụ thể về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, săn sóc nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ, nuôi dạy con cái, lao động sản xuất, xây dựng gia

nghề nghiệp, tự do hoạt động chính trị, văn hóa và xã hội (Điều 14). Việc xác lập quan hệ vợ chồng không làm ảnh hưởng tới nghề nghiệp của mỗi bên. Ngược lại, vợ chồng có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển về chuyên môn, nghề ngiệp, năng khiếu, tư chất của bản thân theo nguyện vọng và khả năng của mỗi bên.

Những quy định này nhằm đảm bảo quyền bình đẳng trên thực tế giữa vợ và chồng. Trên quan điểm bình đẳng giới, những hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân ph m của nhau giữa vợ và chồng phải được nhìn nhận từ hai phía, hành vi của chồng đối với vợ và hành vi của vợ đối với chồng. Những dạng hành vi đó dưới góc độ giới được gọi là bạo lực trên cơ sở giới. Việc xóa bỏ bạo lực trong gia đình, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ là một yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia.

Bên cạnh đó, quyền được làm cha mẹ là một quyền nhân thân quan trọng của con người, gắn liền với từng người, bình đẳng như nhau giữa nam và nữ, được pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để cá nhân thực hiện quyền đó. Quyền làm cha mẹ gắn liền với những thiên chức tự nhiên của người đàn ông và phụ nữ, đặc biệt là quyền mang thai, sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ là một chức năng không thể thay thế được của người phụ nữ. Thiên chức đó của người mẹ luôn được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống của dân tộc, của nhân loại.

Quyền sinh con được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện đối với vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp pháp và đối với cả người phụ nữ độc thân. Con được sinh ra trên cơ sở hôn nhân hợp pháp hoặc ngoài quan hệ hôn nhân đều có quyền lợi như nhau. Để bảo vệ quyền của trẻ em, quyền làm cha, làm mẹ, pháp luật Hôn nhân và Gia đình quy định chế định xác định cha, mẹ, con. Chế định này hướng tới bảo vệ quyền. lợi ích hợp pháp của cả người cha, người mẹ, nhưng trước hết là lợi ích của đứa trẻ.

Đối với trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái thì theo Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) đã khẳng định: “Thừa nhận trách nhiệm chung của cả vợ lẫn chồng trong việc nuôi dạy và phát triển con cái, lợi ích của con cái phải được nhận thức rõ là ưu tiên hàng đầu trong mọi trường hợp” (điểm b, Điều 5). Điều đặc biệt quan trọng là Công ước đã chỉ rõ: “Quyền và trách nhiệm như nhau với vai trò làm cha mẹ trong mọi vấn đề liên quan đến con cái, bất kể tình trạng hôn nhân như thế nào” (điểm d, Điều 16). Như vậy, trách nhiệm của cha mẹ đối với con là như nhau trong mọi trường hợp: khi hôn nhân đang tồn tại, sau khi ly hôn, khi không có quan hệ hôn nhân hoặc trong hôn nhân trái pháp luật. Điều 17 luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái. Con cái có nghĩa vụ kính yêu, săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”. Nam và nữ gắn bó với nhau trong hôn nhân, cùng được làm cha, mẹ nên việc nuôi nấng, giáo dục con cái do mình sinh ra hay nhận nuôi là trách nhiệm và nghĩa vụ. Vợ chồng bình đẳng như nhau trong quá trình yêu thương, giúp đỡ chúng trưởng thành.

Với quan điểm kế thừa và phát triển, những quy định của luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 đã góp phần tạo điều kiện để chị em phụ nữ trong giai đoạn này có những cơ hội nhất định tham gia vào các hoạt động lao động, sáng tạo, vượt ra khỏi những trói buộc của gia đình phong kiến và từng bước khẳng định chỗ đứng vững chắc trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Đồng thời, cũng xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo tính khả thi đối với quyền bình đẳng của phụ nữ trong thực tiễn cuộc sống.

Tiếp theo luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 là luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, tiếp tục được coi hộ gia đình như là mô hình chính thức trong xã hội xã hội chủ nghĩa và tiếp tục hoàn thiện hệ thống liên quan đến nghĩa vụ

coi quan hệ nghĩa vụ giữa cha me và con là quan hệ nghĩa vụ hỗ tương: con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ (Ðiều 21); con từ 16 tuổi trở lên còn ở chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập riêng, thì phải đóng góp vào nhu cầu của gia đình (Ðiều 23). Luật cũng có nhắc đến quan hệ giữa ông bà và cháu (Ðiều 27), nhưng không coi họ như các thành viên của cùng một gia đình hộ: quan hệ ông bà – cháu được luật chi phối trong hoàn cảnh bi kịch – cháu không còn cha mẹ. Cũng trong hoàn cảnh đó mà luật quan tâm điều chỉnh quan hệ anh – chị - em. Sự thành lập gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị của giáo lý phật giáo trong việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)