.Quan niệm về nghi thức tổ chức lễ ăn hỏi của Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị của giáo lý phật giáo trong việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 65)

2.1 .Khái quát quan niệm của Phật giáo về hôn nhân

2.1.1 .Quan niệm về nghi thức tổ chức lễ ăn hỏi của Phật giáo

Hôn nhân theo từ điển nghĩa là sự liên hệ tương hỗ giữa một người nam và một người nữ. Họ kết hợp với nhau theo một kiểu cách đặc biệt về sự lệ thuộc vào nhau trên pháp lý xã hội với mục đích là cùng nhau tạo dựng và duy trì gia đình. Trong hôn nhân thật sự, người chồng và người vợ nghĩ nhiều đến những người trong gia đình hơn là nghĩ đến chính họ. Họ hy sinh vì lợi ích của gia đình hơn vì lợi ích của chính cá nhân họ. Trong đạo Phật, nếu chưa có đại duyên xuất gia thì không có gì sai trái với việc kết hôn; tuy nhiên, việc lập gia đình phải được xem như là một tiến trình của đời sống và Phật tử tại gia phải coi đây như là cơ hội tốt cho họ thực hành những điều tu tập.

Trong quan niệm của Phật giáo, hôn nhân được bắt đầu từ khi cử hành lễ cưới và lễ cưới được tổ chức tại chùa gọi là lễ Hằng thuận. Lễ Hằng thuận

thống giáo lý, giáo luật gần gũi với đông đảo tầng lớp, hướng con người tới cái thiện, cái tốt đẹp để thay đổi cuộc sống của chính mình. Những giáo lý này ảnh hưởng rất rõ ràng trong hôn nhân của người Việt.

Dù Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu song theo một số nghiên cứu thì nghi thức hôn nhân Phật giáo (Hằng thuận) mới ra đời trong khoảng sáu, bảy mươi năm gần đây. Nhưng cụ thể, đó là vào thời điểm nào, do ai đặt ra, ai là người đầu tiên đến chùa làm lễ cưới thì điều đó, ngay cả những nhân vật gắn liền với Phong trào Chấn hưng Phật giáo như cư sĩ Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm,… vẫn không thể trả lời chính xác.

“Theo nhiều nguồn tư liệu cho rằng, người đầu tiên nghĩ đến việc tổ chức lễ cưới tại chùa là cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật bút hiệu là Đồ Nam Tử (1883 - 1940), quê ở Hải Dương. Ông vốn là một nhà Nho, sau khi quy y theo Phật, với lòng nhiệt thành phụng sự Phật pháp, ông nghĩ việc tổ chức lễ cưới tại chùa sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho đời sống gia đình của người Phật tử, nhất là đời sống đạo đức tâm linh. Năm 1930, Phật tử Tâm Minh tức bác sĩ Lê Đình Thám, đã tổ chức lễ cưới cho con gái đầu lòng là bà Lê Thị Hoành với ông Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm - Huế. Đây là lễ cưới điển hình được tổ chức tại chùa. Đến năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa – Phó Tăng thống GHPGVNTN, Trụ trì tổ đình Ấn Quang đã chính thức đặt tên cho cuộc lễ nêu trên là lễ Hằng thuận.” 46; Tr.1]

Về ý nghĩa của hai chữ "Hằng thuận", có hai quan điểm đưa ra: 1. Hằng thuận nghĩa là tùy thuận chúng sanh mà thực hiện (theo hạnh Bồ tát của chư Tăng); 2. Hằng thuận nghĩa là thường sống với nhau hòa thuận (theo đạo vợ chồng). Trong Hoa ngọc lan, Hòa thượng Thích Chơn Thiện đã nói nhà chùa đã phương tiện thực hiện theo yêu cầu của các gia chủ, và gọi đó là lễ hằng thuận. Hằng thuận vừa mang ý nghĩa phương tiện "Hằng thuận chúng sinh" của nhà chùa, vừa mang ý nghĩa hướng dẫn người đời sống Hằng thuận.

Riêng Trụ trì Viên Giác còn đặt vấn đề: Chữ hằng trong quẻ dịch là đạo vợ chồng. Hằng thuận, nếu hiểu theo nghĩa ấy chính là sống thuận theo đạo vợ chồng, một đạo lý sống chung hòa hợp. Đạo lý sống chung đó nhà Phật thiết lập để cung cấp cho những cặp vợ chồng sống chung hạnh phúc theo năm nguyên tắc đạo đức của người Phật tử (5 giới cấm). Tuy nhiên, nhiều vị trụ trì vẫn ngại dùng chữ Hằng thuận vì hiện nay từ ngữ này vẫn chưa được đặt một cơ sở lý giải vững vàng để trở thành thuật ngữ của Phật giáo.

Và qua các tài liệu tham khảo, tôi xin rút ra một khái niệm chung nhất: Hằng thuận là hòa thuận mãi mãi.

Và để hiểu rõ được tình yêu cao cả trong tư tưởng nhà Phật, ta có thể thấy những vần kệ chứa chan yêu thương của một thiên tử được ghi chép trong bài pháp Đế Thích Vấn Đạo, để thấy tình yêu quả là kỳ lạ, thậm chí là điên dại, phi thường mà mỗi chúng ta đều khó có thể cắt nghĩa:

Ôi Suriya Vaccasa Ta đảnh lễ Timbaru Bậc phụ thân của nàng Ðã sanh nàng thiện nữ Nguồn hạnh phúc của ta Như gió cho kẻ mệt Như nước cho kẻ khát Nàng là tình của ta Như pháp với Ứng Cúng Như thuốc cho kẻ bệnh Như đồ ăn kẻ đói Thiên nữ với nước mắt Hãy dập tắt lửa tình!

Tẩm mình hồ nước mát Có cánh sen, nhụy sen Cũng vậy, ta muốn chìm Chìm sâu vào ngực nàng Như voi bị xiềng xích Hất móc câu, gậy nhọn Ta điên vì ngực nàng Hành động ta rối loạn Tâm ta bị nàng trói

Di chuyển thật vô phương… Như người tu sung sướng Chứng Bồ-đề tối thượng Kiều nữ, ta sung sướng Ðược nhập một với nàng Nếu Thiên chủ Sakka Cho ta một ước nguyện Ta ước nguyện được nàng

Vì ta quá yêu nàng.[30. Tập 2]

Đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân, dù con trai hay con gái thì ai cũng mong mỏi rằng muốn thấy mặt nhau trong đời này, và cũng muốn thấy mặt

nhau trong đời sau. Do bởi mong muốn đó, mà duyên nghiệp vợ chồng được

định hình, không phải một kiếp mà có thể kinh qua vô số kiếp. Đó cũng là điều dễ hiểu để lý giải tại sao có những đôi lứa thương nhau vài năm rồi mới cưới, hoặc có những lứa đôi tuy chỉ mới gặp nhau trong thoáng chốc nhưng tình cảm đã nhanh chóng thăng hoa. Nói theo ngôn ngữ thời nay thì tình cảm

Cũng gần tương tự như thế, kinh Khởi Thế Nhân Bổn có ghi: “Phái nữ nhìn phái nam hết sức kỹ lưỡng, phái nam nhìn phái nữ hết sức kỹ lưỡng. Vì họ nhìn nhau kỹ lưỡng như vậy nên tình dục khởi lên, ái luyến đối với thân thể

bắt đầu”[31. Tập 2]

Ở đây, tuy không thể đi sâu phân tích về giá trị, về sự tương đồng hay dị biệt của hai loại tình cảm vừa nêu, nhưng điều dễ dàng nhận thấy, sự liên hệ gắn kết giữa hai cá thể mà nôm na gọi là vợ chồng, cũng nằm trong sự chi phối và vận hành của nghiệp. Vì lẽ, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.

Cụ thể hơn, sự phân định ranh giới giữa nam và nữ cũng như sự lôi cuốn, hấp dẫn lẫn nhau giữa các cá thể cũng do bởi sự chi phối của dòng nghiệp lực. Ở nghĩa giản đơn nhất, tất cả mọi tư duy, toan tính, lời nói, việc làm,… của con người đều có thể gọi chung là nghiệp. Với Phật giáo, nghiệp không phải tất định, vì mỗi cá nhân có thể thay đổi hoặc cải thiện, chuyển hóa nghiệp bằng chính nỗ lực của riêng mình.

Cũng vậy, đành rằng đến với nhau là do duyên nghiệp, nhưng mỗi cá nhân hoàn toàn tự chủ để xây dựng một mô thức hạnh phúc theo tiêu chu n chung; hoặc có thể tự do chấm dứt, nếu như mối quan hệ hôn nhân kia không đem đến hạnh phúc cho cả hai người. Vì như kinh đã dẫn, con người vốn dĩ là chủ nhân của nghiệp.

Hôn nhân là một quy ước xã hội, một định chế do loài người đặt ra vì sự thịnh vượng và hạnh phúc của loài người, để phân biệt xã hội con người với bầy đàn thú vật cũng như để giữ gìn trật tự và sự hòa hợp trong quá trình duy trì nòi giống. Mặc dù kinh văn Phật giáo không nói tới các chủ đề độc thê hay đa thê, người Phật tử được khuyên nên giới hạn trong cuộc sống một vợ

đình nhưng Người có đưa ra những lời khuyên cần thiết về việc làm thế nào để có một cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Việc nam nữ thanh niên đến tuổi trưởng thành thì hoàn toàn có thể tự do tìm đến nhau,tìm hiểu nhau và xây dựng một tình yêu đẹp. Ngày nay, người trẻ đến với tình yêu chỉ vì nhu yếu, cần được yêu và cần có người để yêu, để thỏa mãn bản năng, để cho có chỗ dựa tinh thần, để trang trí cho cái tôi, để khỏa lấp nỗi cô đơn trống trải, để làm cho giống hay đối phó với những người xung quanh. Họ dần quên đi ý nghĩa cao đẹp của tình yêu, đó là sự hiến tặng và chia sớt, là sự nâng đỡ và bao dung. Yêu nhau, họ chỉ mang đến cho nhau những cảm giác thỏa mãn trong nhất thời nhưng lại gieo rắc nỗi khổ niềm đau cho nhau triền miên khôn xiết. Có thể nói rằng, bản chất của tình yêu và hôn nhân không có gì xấu.

Trong kinh Đại Bảo Tích đức Phật đã nhận định rằng: “Nếu một người đàn ông có thể tìm được một người vợ, người phụ nữ thích hợp và hiểu biết; người phụ nữ có thể tìm được một người đàn ông thích hợp và hiểu biết, cả hai thực sự may mắn".

Như vậy là đức Phật đã không bác bỏ vấn đề hôn nhân gia đình mà còn đề xướng hôn nhân dựa trên sự tìm hiểu lẫn nhau, hiểu biết về nhau giữa nam và nữ, sự phù hợp lẫn nhau giữa hai người rồi mới đi tới hôn nhân chứ không phải là hôn nhân do sự ép buộc hoặc là vì những lý do không chính đáng. Nếu hai người không phù hợp với nhau mà vẫn phải chung sống với nhau thì như vậy là không may mắn cho họ, họ sẽ rất khó có được hạnh phúc trong đời sống hôn nhân của mình và không những vậy còn ảnh hưởng đến gia đình hai bên, cũng như con cái sau này.

Yêu cũng phải học. Vì nếu chỉ có bản năng ham thích và cuồng nhiệt thôi, chỉ có sự đòi hỏi và vắt kiệt năng lực nhau thôi, thì sớm muộn gì tình yêu ấy cũng sẽ lụi bại. Chán chường rồi từ bỏ. Từ bỏ không được thì làm khổ

nhau. Nhiều người trẻ lớn lên chỉ biết có học hành, chỉ biết kiếm tiền, chỉ biết làm đẹp bề ngoài, chỉ biết gây sự chú ý cho người khác, chứ họ không có khả năng lắng nghe, cảm thông hay nhường nhịn ai cả. Họ không nghĩ rằng muốn thương yêu ai đó thì phải buông bỏ bớt cái tôi ích kỷ của mình. Yêu nhau mà suốt ngày chỉ quấn chặt vào nhau chứ chẳng quan tâm gì đến những mối liên hệ xung quanh hay bất cứ những giá trị cơ bản nào khác của một sự sống cân đối, thì ta đã tự cô lập tình yêu của mình rồi. Không biết nuôi dưỡng những yếu tố phi tình yêu thì cũng tức là ta đang hủy diệt chính tình yêu của mình.

Vì vậy, Đức Phật khuyên chúng ta nên thực tập giới, giữ lằn ranh không thể vượt qua, chỉ nên trao thân với người đã thực sự là vợ hay chồng của mình, người mà mình đã thực sự thấu hiểu và sẵn sàng chia sớt những khó khăn và cả những nguyện vọng lớn lao trong cuộc đời với mình. Nếu không, tình yêu sẽ rất dễ giới hạn trong nhục dục, và ta sẽ chịu đau đớn dai dẳng khi mình không giữ được người đó. Giữ giới chính là giữ gìn cho nhau.

Tình yêu mà được xây dựng trên nền tảng của sự vị kỷ, của sự lợi dụng, của sự thỏa mãn nhục dục, thì tình yêu ấy không có sức sống, không có thật. Đó chỉ là sự trá hình. Vì khi yêu thương thật lòng một ai đó thì ta sẽ không bao giờ để cho họ khổ, chứ nói gì muốn làm cho họ khổ.

Hai người thương yêu nhau và tiến đến hôn nhân là một nhân duyên lớn. Hôn nhân này hạnh phúc hay khổ đau là phụ thuộc vào ph m chất đạo đức, nhân cách của đôi vợ chồng. Trong đời sống hôn nhân có rất nhiều vấn đề nảy sinh, có nhiều chuyện nằm ngoài dự tính của con người, nếu như hai người đã trang bị sẵn sàng những đức tính bao dung, cần mẫn, chân thành, nhẫn nại và khiêm tốn, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau, có trách nhiệm về đời sống của nhau thì chắc chắn cuộc hôn nhân của hai người sẽ mãi mãi hạnh phúc.

Phật đã dạy, “Vạn sự tùy duyên”, con người cần phải có duyên mới gặp được nhau, còn duyên còn yêu nhau, hết duyên kẻ ở người đi, ắt chia lìa. Trong sự tái sinh luân hồi, sẽ tồn tại nhân – quả, ân oán đời trước sẽ theo duyên này đến đời sau. Thời Đức Phật còn tại thế có câu chuyện, hai mẹ con nhà họ thất lạc nhau, lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi họ gặp nhau không còn nhận ra nhau là mẹ con nữa mà đem lòng yêu nhau.

Đến ngày họ làm lễ thành hôn, lúc đó, Đức Phật đi qua và đã khuyên ngăn cuộc tình đó, Đức Phật gọi đó là Nghiệp Duyên. Nhưng bị họ chống đối quyết liệt, họ phải đến với nhau cho bằng được. Cuối cùng Ngài sử dụng Thiên nhãn thông giúp cho họ thấy quá khứ của chính mình, hai mẹ con đã nhận ra nhau.

Trong đạo Phật thì kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà là một, một sự chuyển đổi, hoán đổi và liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực không thay đổi.

Lấy ví dụ: Hai vợ chồng thương nhau sống với nhau hạnh phúc, nhưng bỗng nhiên người vợ hay người chồng lại có thêm người khác bên ngoài. Đó là nhân quả của duyên và nợ. Điều này bị xã hội vô cùng lên án đó là vi phạm đạo lý làm người, là tội lỗi nặng nề. Phật giáo thì xem đó như là món nợ mà người đó phải trả, hoặc chính họ tạo ra một nghiệp mới (nợ). .

Đến với đạo Phật, phải biết chuyển đổi tình cảm và nợ duyên đó thành phước lành giúp cho mình tinh tấn trong việc phụng sự đạo Pháp mới mong được giải thoát được nợ duyên đó. Để hướng đến cuộc sống an lạc, hạnh phúc ngay tại đời này.

Còn đối với những người không thấm nhuần giáo lý cao siêu nhiệm mầu của Đức Phật thì xem nó như là một trò chơi tình ái và dục vọng, vì vậy

mà nghiệp vẫn còn, và tự chuốc lấy khổ đau, khi gia đình ly tán, ghen tuông, kiện tụng đeo đẳng đời sống của ta,... Và do vậy, luân hồi duyên và nợ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất hạnh trong đời sống hôn nhân. Có những cuộc hôn nhân mà hai người chưa thực sự hiểu biết về nhau, có thể là do sự gán ép của cha mẹ hai bên, cũng có thể là do chính bản thân hai người không làm chủ được hành vi của mình, trong một phút nông nỗi đã để lại hậu quả đáng tiếc nên buộc phải kết hôn với nhau.

Có những cuộc hôn nhân mà hai người không thực sự yêu nhau, một trong hai người đến với người kia với ý đồ lợi dụng người kia, khi người kia không còn giá trị lợi dụng nữa thì tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc cũng dần dần mất theo.

Và cũng có những người thật sự thương yêu nhau, đến với nhau bằng cả tấm chân tình, tuy nhiên trong đời sống hôn nhân của họ, do nhân cách đạo đức chưa được hoàn thiện, chưa biết hi sinh vì nhau, người này lại không biết cảm thông, chia sẻ với người kia, không biết tự hạ mình,… dẫn đến sự bất hòa trong gia đình.

Bên cạnh đó cũng có những cuộc hôn nhân không hạnh phúc là do vấn đề kinh tế. Có thể là do đôi vợ chồng không có năng lực làm kinh tế, khiến cho đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, cũng có thể là do người phụ nữ trong gia đình không biết cách quản lý tài chính, không biết hạch toán chi tiêu.

Một khi đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn thì thường làm cho người ta trở nên khó tính, trở nên cau có, dễ dẫn đến bất hòa, khiến cho cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị của giáo lý phật giáo trong việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)