.Ảnh hưởng đối với mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị của giáo lý phật giáo trong việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 108)

2.1 .Khái quát quan niệm của Phật giáo về hôn nhân

2.2.1 .Ảnh hưởng đối với mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình

2.2.1. Ảnh hưởng đối với mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình đình

Gia đình được coi là “tế bào”, là nền tảng của xã hội. Vì vậy, xã hội muốn phát triển tốt thì những tế bào ấy phải thực sự khỏe mạnh. Tuy nhiên thực tế ngày nay cho thấy, bên cạnh những điểm tiến bộ, gia đình đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Tỷ lệ ly thân, ly hôn cùng các tệ nạn gia tăng khiến nền tảng xã hội không còn vững chắc.

Có những cuộc hôn nhân thì nguyên nhân dẫn đến mất hạnh phúc là do sự ham thích cái mới, tìm cầu cái mới, không giữ đúng bổn phận và khuôn phép của mình, không chung thủy với nhau. Đối với vấn đề này, trong kinh Đảnh Lễ Sáu Phương (còn gọi là kinh Giáo thọ Thi – ca – la – việt, Trường bộ kinh), đức Phật có dạy: “Nếu một người đàn ông có vợ mà đi đến với một người phụ nữ khác ngoài hôn thú thì điều này có thể là nguyên nhân về sự sa sút của anh ta và chắc chắn anh ta sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác cùng với những phiền toái”. Đối với người phụ nữ cũng tương tự như vậy. Điều này được thể hiện rõ qua đoạn kệ sau trong kinh Đảnh Lễ Sáu Phương :

“Sát sanh và trộm cắp Nói láo, lấy vợ người Kẻ trí không tán thán

Những hạnh nghiệp như vậy”

Có vô số những suy luận từ giáo pháp của Người cho thấy điều khôn ngoan nên theo là phải chung thủy với một người hôn phối, không đam mê nhục dục và đừng chạy theo một người khác sau khi đã có vợ hay có chồng.

ông là sự dính líu của người ấy với một người vợ khác, hoặc một người phụ nữ khác không phải vợ mình. Ngay trong hoàn cảnh thuận lợi, người đàn ông cũng phải nhận thức được những khó khăn, những phiền hà, những đau khổ mà anh ta phải chịu đựng trong việc duy trì một gia đình với chỉ một người vợ mà thôi. Điều đó chắc chắn sẽ được nhân lên gấp nhiều lần khi gặp hoạn nạn.

Như thế, việc duy trì một gia đình với nhiều hơn một người vợ chắc chắn lại là một điều thống khổ cùng cực. Hiểu rõ sự yếu đuối trong tính cách căn bản của con người, Đức Phật đã khuyên hàng Phật tử phải tránh việc ngoại tình và các tà hạnh về tình dục.

Quan điểm của người Phật tử về hôn nhân là một quan điểm hết sức tự do: hôn nhân là một vấn đề hoàn toàn có tính cách cá nhân, không phải là một nghĩa vụ tôn giáo. Không hề có một quy tắc tôn giáo nào trong đạo Phật buộc một người phải lập gia đình, phải sống độc thân hay phải sống một cuộc đời hoàn toàn trinh khiết. Cũng không hề tìm thấy ở đâu trong giáo pháp nhà Phật quy định việc Phật tử phải có con cái để nối dõi tông đường hay ấn định số con mà một người phải sinh ra. Giáo lý nhà Phật cho phép mỗi cá nhân tự do quyết định mọi vấn đề liên quan đến hôn nhân.

Việc ly thân hay ly dị không hề bị cấm đoán trong Phật giáo, mặc dù những giải pháp này hiếm khi trở nên cần thiết nếu giới luật nhà Phật đuợc hàng Phật tử tuân thủ một cách nghiêm túc. Hiển nhiên, vợ chồng phải có quyền tự do sống tách rời nhau nếu họ không thể sống hòa hợp với nhau. Ly thân là một giải pháp được khuyến khích để tránh những sự khốn cùng của đời sống gia đình, nếu xét trên khía cạnh trách nhiệm đối với con cái khi đã có. Hơn thế nữa, Đức Phật còn khuyên không nên kết hôn giữa những người nam và người nữ có sự chênh lệch lớn về độ tuổi, vì lẽ người già và người trẻ khó có thể hòa hợp với nhau cả về tâm lý lẫn sinh lý, dễ gây nên những mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng.

Xã hội phát triển thông qua một mạng lưới các mối quan hệ thường là đan xen vào nhau và liên thuộc lẫn nhau. Mỗi mối quan hệ ấy là một cam kết toàn tâm toàn ý nhằm hỗ trợ và bảo vệ người khác trong một nhóm hay một cộng đồng. Hôn nhân đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cái mạng lưới bền chắc của những mối quan hệ mang lại sự hỗ trợ và bảo vệ ấy. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp cần phải được tăng trưởng và phát triển dần dần dựa trên sự hiểu biết chứ không phải từ sự ép buộc, dựa trên sự chung thủy chân thành chứ không phải từ sự đam mê chiều chuộng đơn thuần.

Xét về mặt thế tục, hôn nhân là một định chế mang lại một nền tảng bền vững cho sự phát triển văn hóa, là một sự kết hợp đầy hứng thú giữa hai cá nhân cần được nuôi dưỡng, nhưng hôn nhân không nên được xem là giải pháp để trốn tránh sự cô đơn, không thể dẫn xuất từ sự chiếm đoạt hay sự sợ hãi.

Trong hôn nhân, mỗi bên phát triển một vai trò bổ sung, mang lại sức mạnh và sự can đảm về đạo đức cho nhau, mỗi bên biểu thị sự nhận biết về giá trị và hỗ trợ về tài năng của người đối ngẫu. Phải không được có bất kỳ ý nghĩ nào về việc người đàn ông hay người đàn bà là vượt trội, mỗi người chỉ là bổ sung cho người kia, một người đối ngẫu bình đẳng, thể hiện lòng tử tế, sự rộng lượng, thái độ bình tĩnh và tinh thần dâng hiến.

Gia đình đóng vai trò là tế bào của xã hội, nhưng bản thân nó lại giống như một xã hội thu nhỏ. Vợ chồng đến với nhau là do cái duyên, ở với nhau là do nợ, không có duyên nợ tất không gặp được nhau.

Do vậy, quan hệ đạo đức trong gia đình là cái khởi đầu cho quan hệ đạo đức trong xã hội. Trong kinh Thi Ca La Việt, Phật dạy bổn phận làm chồng có 5 điều đối với vợ và làm vợ cũng có 5 điều đối với chồng; bổn phận làm cha mẹ có 5 điều đối với con cái và con cái cũng có 5 điều đối với cha mẹ. Chẳng

Vợ thờ chồng có năm việc:

Một là chồng đi đâu về phải đứng dậy nghênh tiếp; Hai là khi chồng đi khỏi phải lo mọi việc nấu nướng, quét dọn chờ chồng về; Ba là không được có lòng dâm dục với người khác, chồng có trách mắng cũng không được có thái độ trách mắng lại; Bốn là hãy làm theo lời chồng răn dạy, có nhặt được vật gì cũng không được che giấu; Năm là khi chồng ngủ nghỉ, phải lo sắp xếp xong rồi mới ngủ.

Trong kinh Tăng chi bộ, nhân một vị gia chủ có một người con gái sắp được gả về nhà chồng, người gia chủ ấy thỉnh đức Phật ban cho con gái của mình một vài lời khuyên và đức Phật đã khuyên rằng:

“Cô dâu mới về nhà chồng có thể gặp những khó khăn, vì thế nàng dâu phải tuân thủ những nguyên tắc sống trong gia đình nhà chồng, phải kính trọng bố mẹ chồng, phục vụ bố mẹ chồng một cách chu đáo như là bố mẹ ruột của mình, phải tôn trọng và kính mến những người thân và bạn hữu bên nhà chồng, như vậy là cô dâu mới đã tạo nên một bầu không khí an vui và hòa hợp trong gia đình chồng. Đồng thời cần phải tìm hiểu những bản tính của chồng, biết rõ những hành động, tính khí của chồng và cộng sự với chồng ở mọi lúc mọi nơi trong nhà mới của chồng. Phải lịch sự, tử tế và biết những thu nhập của chồng, quản lý chi tiêu một cách hợp lý”.

Chồng đối với vợ cũng có năm điều:

Một là đi đâu phải cho vợ biết; Hai là việc ăn uống đúng giờ, cung cấp áo quần cho vợ; Ba là phải cung cấp vàng bạc châu báu; Bốn là những vật ở trong nhà nhiều ít đều phải giao phó cho vợ; Năm là không được ngoại tình, bằng cách nuôi dưỡng, hầu hạ, chuyển tài sản.

Đối với đời sống vợ chồng, Đức Phật đã nói rõ về vị trí, vai trò của người chồng và người vợ trong gia đình. Theo đức Phật, người chồng là người chủ, là trụ cột trong gia đình để cho vợ và con nương tựa, người chồng

là tấm gương sáng soi khắp những nổi lòng u n khúc của vợ. Người chồng phải luôn luôn biết thương yêu, đối xử công bằng, đứng đắn và chăm chỉ để kiến lập gia đình, đem lại sự kính thuận và tinh tấn của người vợ. Ảnh hưởng của người chồng đối với người vợ, đối với công việc trong gia đình không phải là nhỏ.

Đối với người vợ, trong gia đình họ là người đem nguồn sống nhân từ, bác ái đượm nhuần khắp cõi lòng và thân thể con cái, là giọt nước cam lồ để an ủi những nỗi lòng lo lắng cho chồng. Ảnh hưởng, giá trị của người vợ đối với gia đình, xã hội không phải là một sự quá thấp kém như nhiều người lầm tưởng, nếu là người vợ hiểu biết và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Để cho đời sống hôn nhân được hạnh phúc thì cả người vợ và người chồng đều phải thực hiện nghiêm túc những bổn phận và trách nhiệm của mình, giữ được mối tương hệ tốt đẹp với nhau.

Đây là mối quan hệ hai chiều sòng phẳng, nó khác hẳn với tư tưởng quan hệ một phía: Quân, Thần, Phụ, Tử và coi khinh phụ nữ (không có Mẫu) của Nho giáo. Ngẫm ra, người ta chỉ cần thực hiện đúng lời dạy của Đức Phật thì thiết nghĩ gia đình trong thiên hạ sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều.

Trong gia đình, quan hệ vợ chồng là điểm xuất phát, làm cơ sở cho các mối quan hệ khác, vì thế nó rất quan trọng. Thực tế không ít trường hợp gia đình hạnh phúc, hoặc bất hạnh và điều đó để lại di chứng cho thế hệ sau cũng xuất phát từ mối quan hệ này. Ngay những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hạnh thì những thiệt thòi của chúng đã ghi vào tâm khảm - những thiệt thòi ấy, những mặc cảm ấy thường có khi cả đời chúng cũng không thể xóa được và cũng không có gì để bù đắp được! Tác giả đã từng đi tìm hiểu về số phận của những con người hư hỏng... thì thấy rằng, phần lớn đều xuất phát từ những gia đình bất hạnh. Mọi người cũng biết rằng, tình yêu là mơ mộng,

nhưng hôn nhân là trách nhiệm và đây thực sự là việc chiến lược của một đời người…”. Với tầm quan trọng như vậy, nên Phật có dạy về 4 loại sống chung:

Đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ. Đê tiện nam sống chung với Thiên nữ. Thiên nam sống chung với đê tiện nữ. Thiên nam sống chung với

Thiên nữ” 42]

Khi đưa ra 4 loại sống chung, Phật giảng cả một đoạn dài về vấn đề này, chủ yếu Ngài lấy Ngũ giới để làm tiêu chí cho chúng. Cuối cùng Ngài khẳng định một cuộc sống lý tưởng (Thiên nam sống chung với Thiên nữ) là cả hai người đều phải có đạo đức tốt và sống lương thiện.

Một điều đặt ra là, không phải ngay từ đầu người ta đã có ph m chất của một Thiên nam hay Thiên nữ, mà cái này phải tu luyện, nhiều khi phải tu luyện gian khổ để trở thành lối sống và nếp sống. Như vậy, trong một gia đình, tất cả mọi người chí ít cũng phải lấy Ngũ giới là tiêu chí để giữ mình. Chỉ đơn cử, không ít những trường hợp vì say rượu sinh ra những hậu quả không lường trước được như cha giết con, chồng hại vợ,… anh em chia lìa, kiện cáo lẫn nhau để rồi gia đình tan nát.

Từ thực tế, những sóng gió xảy ra trong gia đình, phần lớn bắt nguồn từ những tật xấu, mà người đàn ông phần lớn là kẻ đi đầu. Theo khảo sát của riêng cá nhân, nguyên nhân rạn nứt của các gia đình đều có liên hệ đến sự xuất hiện của người thứ ba, thì ở đây, chu n mực đạo đức một vợ một chồng, đóng vai trò quan trọng.

Một trong những nguyên nhân chính của sự bất hòa trong hôn nhân là sự nghi ngờ và mất lòng tin ở nhau. Để cho gia đình thực sự hòa hợp, thực sự là mái ấm hạnh phúc thì cả người chồng lẫn người vợ phải tỏ bày sự tin tưởng lẫn nhau và cố gắng không có những điều bí mật giữa hai người. Những điều giấu kín thường tạo nên sự nghi ngờ, nghi ngờ dẫn đến ghen

tuông, ghen tuông tạo nên hờn giận, hờn giận tạo nên hận thù và hận thù có thể dẫn đến sự chia lìa, làm khổ nhau và thậm chí là tàn hại lẫn nhau.

Hơn thế nữa, đời sống vốn dĩ đã bất an, và thực sự càng bất an hơn khi bản thân bị lệ thuộc hoặc nằm trong sự chi phối của rượu, bia. Không túy lúy say sưa được xem như phương thức tồn tại tối ưu trong thời đại ngày nay. Một người nam cư sĩ chỉ cần sa đà vào một trong các thói xấu ấy, hạnh phúc gia đình sẽ có nguy cơ tuột khỏi tay bạn và chắp cánh bay xa.

Nếu một cặp vợ chồng có thể chia sẻ nỗi đau khổ và niềm vui trong đời sống hàng ngày cho nhau thì họ có thể tiếp thêm sức sống cho nhau, đem đến hạnh phúc cho nhau và giảm thiểu tối đa những lời than vãn, trách móc. Những vấn đề được đem ra bàn thảo với nhau sẽ mang lại cho họ niềm tin để sống cùng nhau trong sự hiểu biết và thương yêu nhau.

Vợ chồng cần có sự thoải mái với nhau khi đương đầu với những vấn đề và những khó khăn trong cuộc sống. Những cảm giác bất an và dao động sẽ biến mất và cuộc sống sẽ càng có ý nghĩa hơn, hạnh phúc, thú vị hơn nếu như cả vợ và chồng đều sẵn lòng chia sẻ gánh nặng của nhau.

Một trách vụ nhằm giữ lửa hạnh phúc lứa đôi là người chồng phải tôn trọng và khéo léo chiều chuộng người thương của mình. Tiêu chu n tôn trọng và chiều chuộng vợ có vẻ như không lạ lùng trong thời đại ngày nay, nhưng ở thời xưa, đó là điều cách mạng. Vì ở xã hội Ấn độ thời cổ, người phụ nữ có một vị trí khá khiêm nhường. Kính trọng vợ, không bất kính đối với vợ là động thái tích cực được khẳng định trong kinh.

Ở đây, không bất kính với vợ còn được hiểu là tôn trọng tất cả những người thân liên quan đến vợ như cha mẹ vợ hoặc những người thân bên ngoại. Không chỉ dừng lại ở đó, một người chồng lý tưởng phải biết mua cho vợ những nhu yếu ph m cần dùng và những vật dụng mà nàng ưa thích. Vì một

sống, nên sự lãng mạn yêu thương của hai người dễ bị bào mòn theo năm tháng, nếu như không biết cách hâm nóng tình cảm, thì cuộc sống lứa đôi sẽ tẻ nhạt, lụi tàn.

Những món quà hợp thời, đúng lúc luôn là niềm hạnh phúc bất ngờ

dành cho người vợ thương yêu. Sắm đồ nữ trang cho vợthực sự là một tiêu

chu n dành cho người chồng lịch lãm, mà giá trị của tiêu chu n ấy, vượt khỏi mọi khoảng thời gian.

Hiện nay trên khắp thế giới đang dấy lên phong trào đòi nam nữ bình quyền, bình đẳng nam nữ, điều này là hoàn toàn phù hợp. Song, mỗi giới có một đặc tính riêng, một khả năng riêng, có một thiên chức riêng nên không thể hiểu sự bình quyền, bình đẳng là nữ giới phải hoàn toàn giống như nam giới được.

Bình quyền và bình đẳng chỉ có thể hiểu theo một khía cạnh, một góc độ nào đấy mà thôi. Thánh Gandhi đã từng nhận xét rằng: “Tôi tin tưởng vào sự giáo dục đúng đắn của người phụ nữ. Nhưng tôi thật sự tin rằng người phụ nữ sẽ không đóng góp cho xã hội bằng cách rập khuôn hoặc chạy đua cùng nam giới. Cô ta có thể chạy đua, nhưng cô ta sẽ không vươn tới những hoài bão lớn lao của mình. Cô ta có khả năng bằng một người nam bắt chước. Cô ta phải là phần bổ sung của người đàn ông”. [87; Phần 2]

Do hiểu một cách máy móc đối với vấn đề bình quyền, bình đẳng về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị của giáo lý phật giáo trong việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)