Số lượng lao động được tuyển dụng theo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ tìm việc làm cho thanh niên hiện nay (nghiên cứu trường hợp trường cao đẳng nghề công nghiệp hà nội) (Trang 65 - 100)

ĐVT: Họcviên

Thu nhập bình quân của các lao động theo nghề

Bảng 2.9: Thu nhập bình quân của các lao động theo nghề MÃ NGHỀ TÊN NGHỀ THU NHẬP TRUNG BINH (đồng) TỶ LỆ (%) 1 Cắt gọt kim loại 4,100,000 12.3 2 Hàn 7,500,000 22.4

4 Điện công nghiệp 7,000,000 20.9

7 Điện tử công nghiệp 6,000,000 17.9

8 Điện tử dân dụng 4,000,000 12.0

9 Công nghệ thông tin 4,833,333 14.5

TỔNG 33,433,333 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 5 8 4 10 3 14 Cắt gọt kim loại Hàn

Điện công nghiệp Điện tử công nghiệp Điện tử dân dụng Công nghệ thông tin

58

Qua bảng phân tích số liệu về thu nhập bình quân của HVTN theo các nghề được tuyển dụng trong DN ta thấy nghề Hàn có thu nhập cao nhất là 7,500,000đ (tương ứng với 22,4% trong tổng số mức thu nhập trung bình của các nghề được khảo sát). Đối với mức thu nhập chung của xã hội thì đây là mức thu nhập khá cao. Nghề Hàn là nghề “đắt hàng” nhất hiện nay bởi nhu cầu trong và ngoài nước đều cần. Theo như các chuyên gia về đào tạo nhân lục và thì trường lao động nhận định nhu cầu tuyển dụng thợ hàn kỹ thuật cao hiện nay trên thị trường rất lớn, đào tạo học viên đến đâu hết đến đó. Nếu như lao động có trình độ Hàn

Lao động làm việc trong nghề Điện tử dân dụng có mức thu nhập trung bình khoảng 4,000,000 (tương ứng với 22,4%% trong tổng số mức thu nhập trung bình của các nghề được khảo sát ).

Về phía nhà trường

- Nhà trường đã quan tâm và nhận thức đúng đắn những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về giải quyết việc làm, coi đó là yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Các biện pháp hỗ trợ của nhà trường ngày càng được hoàn thiện, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế và dựa trên những nguyện vọng của sinh viên trong trường.Thầy P.C, phó khoa Kiểm định chất lượng cho biết: “ Hàng quý, chúng tôi đều tiến hành khảo sát, thu thập ý kiến của các bạn sinh viên để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cũng như phản hồi về các hoạt động hỗ trợ của nhà trường, từ đó chúng tôi có biện pháp kịp thời giúp các em một cách tốt nhất”.

- Hàng tháng, Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội tiếp nhận nhiều thông báo tuyển dụng, các thông tin về nghề nghiệp từ các đơn vị, doanh nghiệp cho nhiều nghề khác nhau. Các thông báo này được đăng trên

59

khoa hoặc được các giáo viên triển khai trực tiếp đến lớp học (Các thông báo

tuyển dụng; Thông báo gửi khoa về việc tuyển dụng). Các thông tin về nghề

nghiệp và thị trường lao động còn được Nhà trường đăng tải trên website http://www.hnivc.edu.vn, mục HSSV  Hướng nghiệp việc làm. Nội dung các thông báo thể hiện định kỳ 6 tháng HSSV nhà trường được cung cấp tối thiểu 1 lần các thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm

Hàng năm Phòng Đào tạo và Quản lý HSSV của Trường đều có các báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động của thông tin thị trường lao động tư vấn giới thiệu việc làm cho sinh viên (Các báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động

của thông tin thị trường lao động tư vấn giới thiệu việc làm cho sinh viên)

2.5.2. Những hạn chế trong hỗ trợ tìm việc làm cho sinh viên

Nhìn chung, hỗ trợ tìm việc làm cho sinh viên đã tạo nhiều cơ hội cũng như điều kiện cho lao động trẻ có thêm việc làm cải thiện đời sống. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều điều bất cập, tồn tại trong hỗ trợ tạo việc làm cho sinh viên trường nghề:

- Mặc dù đã có những chính sách hỗ trợ tạo việc làm, song còn chưa đồng bộ, nhỏ lẻ nên chưa tạo được kết quả cao. Thầy V.B, cán bộ Kiểm định chất lượng nói: “ Chúng tôi đều cố gắng đem lại cơ hội tốt nhất thuận lợi nhất cho các em sinh viên nhưng quy mô trường cao đẳng nghề còn hạn chế nên chưa đáp ứng hết được mong muốn của sinh viên. Chúng tôi cần sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ các ban ngành, Sở giáo dục và các bên liên quan để đồng bộ hóa hoạt động giải quyết việc làm cho sinh viên”.

- Hỗ trợ tạo việc làm cho sinh viên còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế nên chưa thực sự tạo ra nhiều cơ hội cho sinh viên do cơ chế chưa phù hợp.

- Nhu cầu tìm việc làm của sinh viên rất lớn, nhưng nguồn lực cho việc hỗ trợ tạo việc làm cho sinh viên còn hạn chế hoặc tạo việc làm chưa mang

60

tính bền vững. Bạn L.M chia sẻ: “ Em có tham gia vào ngày hội việc làm do

trường tổ chức nhưng vẫn chưa tìm được cơ hội nghề nghiệp như mong muốn, các doanh nghiệp đến tuyển dụng nhưng không nhiều, ngành Cơ khí lắp ráp như em đang học rất ít cơ hội việc làm do doanh nghiệp đem tới mà đa phần chúng em phải tự tìm kiếm ở các cơ sở sửa chữa bên ngoài”.

- Bản thân sinh viên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nên chưa thích ứng kịp với môi trường làm việc.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan

+Thị trường lao động hiện nay biến đổi không ngừng và rất đa dạng với nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế, do đó, các ngành nghề mới cũng được tạo ra nhiều nhưng chuyên ngành của sinh viên theo học lại không đáp ứng được yêu cầu làm việc của doanh nghiệp.

+Xu thế hội nhập và mở cửa, nhận thức của con người có bước tiến đáng kể, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm phải có chất lượng. Một nền kinh tế mà ở đó không có những lao động có chuyên môn, có tay nghề cao, không có sự đào tạo bài bản thì không thể cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Do vậy, trình độ năng lực của sinh viên là rất quan trọng, đảm bảo đáp ứng cho quá trình phát triển nền kinh tế, đảm bảo giá trị đích thực khi được tham gia vào thị trường lao động

+Nguồn lực đầu tư cho hỗ trợ tạo việc làm còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của sinh viên.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Nhà trường cần đầu tư hơn nữa cho công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, nhất là sinh viên năm nhất và năm cuối; vừa kết hợp giữa việc học kiến thức, thực hành tay nghề và học kỹ năng mềm.

61

+ Bản thân sinh viên chưa có ý thức vận động, tự thân phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện về chuyên môn, kỹ năng, thường hay bằng lòng với những gì mình đã có. Nhất là các bạn chỉ dựa vào truyền thống, kinh nghiệm được các anh chị khóa trước truyền lại, suy nghĩ thiếu sự sáng tạo, ít thay đổi để nắm bắt cái mới.

+ Giữa cung và cầu còn chưa có sự liên kết, dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, do đó, mối quan hệ giữa nhà trường – sinh viên – doanh nghiệp còn tồn tại khoảng cách.

Tiểu kết chƣơng 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng hỗ trợ việc làm cho sinh viên trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội, tôi rút ra một số kết luận:

Về thực trạng tìm kiếm việc làm của sinh viên: đa phần sinh viên đi làm thêm với những công việc bán thời gian từ 30-40h/tuần với mức lương cơ bản trên 2 triệu đồng. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh viên năm cuối đi làm thêm cao hơn hẳn so với sinh viên năm nhất và năm hai, mặc dù các bạn chấp nhận làm thêm những công việc không liên quan tới ngành nghề đang theo học tại trường. Do đó, để tìm được những công việc ổn định, lâu dài, phù hợp với trình độ của sinh viên sau khi ra trường rất cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội.

Nhu cầu, mong muốn của sinh viên rất đa dạng. Họ mong muốn được làm đúng ngành nghề sau khi ra trường, muốn có mức thu nhập ổn định từ 6- 10 triệu đồng/tháng, muốn được làm việc trong cơ quan nhà nước, trong doanh nghiệp nước ngoài với những công việc phù hợp với sở thích, ngành nghề đào tạo. Đây đều là những nhu cầu chính đáng với mong muốn tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

Có sự khác biệt về những điểm hạn chế của sinh viên khi mong muốn làm việc tại các nơi khác nhau.Theo đó, sinh viên mong muốn làm nhà nước thường cho rằng mình thiếu kinh nghiệm làm việc.Sinh viên mong muốn làm

62

ở doanh nghiệp tư nhân thì cho rằng mình thiếu các mối liên hệ với nhà tuyển dụng.sinh viên mong muốn làm ở doanh nghiệp nước ngoài thì cho rằng mình thiếu kinh nghiệm làm việc, thiếu thông tin tuyển dụng, thiếu các mối liên hệ với nhà tuyển dụng, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu.

CTXH trong trường học đang thực hiện dưới dạng bán chuyên do Đoàn thanh niên thực hiện bao gồm các hoạt động tìm hiểu nhu cầu của sinh viên và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng; đồng thời tư vấn, tham vấn cho sinh viên để họ có những quyết định đúng đắn, hợp lý; cuối cùng là cầu nối kết nối các nguồn lực trong xã hội để đưa cơ hội việc làm đến gần hơn với sinh viên.

63

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TÌM VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ

NỘI DƢỚI GÓC ĐỘ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI 3.1. CTXH thể hiện vai trò tìm hiểu nhu cầu của sinh viên

Ở bất cứ phương pháp nào của CTXH, hoạt động đầu tiên luôn là tìm hiểu vấn đề và hoàn cảnh nảy sinh vấn đề, các yếu tố liên quan tới vấn đề.Đây là hoạt động vô cùng quan trọng để xác định vấn đề trọng tâm của đối tượng cần hỗ trợ.

Vai trò nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của sinh viên là việc NVCTXH thâm nhập vào trường học, thu thập thông tin, phân tích tình huống và chuyển những phân tích đó thành những kế hoạch và chương trình hành động trợ giúp.

Việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề bức xúc không chỉ đối với

bản thân sinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội.Có một việc làm đúng với ngành nghề đào tạo luôn là mơ ước của hầu hết không chỉ đối với các sinh viên tốt nghiệp ra trường mà ngay cả đối với các em còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, cao đẳng.

Qua khảo sát nhu cầu tìm việc làm của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội ta thấy:

Thứ nhất: Mong muốn, nguyện vọng của sinh viên khi tìm việc làm đó là được làm đúng ngành nghề đào tạo,phù hợp với sở thích chuyên môn, mức lương ổn định và làm việc trong các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, NVCTXH cần có những tư vấn và tham vấn chọn nghề phù hợp với trình độ và năng lực.Mỗi sinh viên đều có mong muốn và nguyện vọng riêng.Cần phải tìm hiểu nhu cầu của họ để tư vấn, tham vấn các chương trình học nghề phù

64

hợp cho đối tượng. Điều này tránh tình trạng việc tham gia theo học chỉ mang tính chất phong trào và không có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Thứ hai: Nghề học phải đảm bảo đầu ra

Phần lớn các em sinh viên học nghề đều có mong muốn có việc làm ổn định ngay sau khi kết thúc học nghề. Nếu đảm bảo được đầu ra cho các đối tượng học nghề thì sẽ thu hút được số đông thanh niên tham gia học nghề. Hơn nữa, nhà trường cần có tính toán phù hợp để tuyển sinh và đòa tạo nghề ; cần hướng đến những nghề vừa nhu cầu cao trong xã hội nhưng cần đảm bảo được chất lượng của lao động sau khi học xong bởi nếu lao động yếu tay nghề cũng gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm.

3.2. CTXH thể hiện vai trò tƣ vấn, tham vấn cho sinh viên

Hoạt động tư vấn, tham vấn việc làm cho thanh niên không phải vấn đề mới, có thể thấy ở các quốc qia khác trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản hay Ấn Độ- những nước có những lao động lành nghề nổi tiếng bậc nhất- họ rất quan tâm đến hướng nghiệp cho người trong độ tuổi lao động.

Tư vấn là việc NVCTXH cung cấp thông tin cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, làm việc với những nhà chuyên môn khác để giúp họ có những dịch vụ tốt hơn.

Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn ( người có chuyên môn, kĩ năng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) và thân chủ ( là người có khó khăn cần được giúp đỡ) thông qua sự trao đổi chia sẻ thân mật, chân tình ( dựa vào nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình [10, tr.21,22].

NVCTXH đóng vai trò là người tham vấn trong vấn đề lựa chọn việc làm phù hợp cho thanh niên, ngoài ra còn lực lượng chủ yếu khác như thầy

65

cần dựa vào tình hình thực tế của cơ sở dạy nghề đã và đang triển khai những nghề nào. Dựa vào nhu cầu của thị trường hiện tại đang cần những nghề gì, đang thiếu những nghề gì, và nghề nào trên thị trường hiện nay đang có xu hướng phát triển.Hiện nay thanh niên đang rất cần tham vấn, tư vấn về nhiều mặt của cuộc sống như các kĩ năng mềm chứ không riêng gì việc học nghề và tìm việc làm.

Vai trò của NVCTXH trong trường học với tư cách là một nhà tham vấn, tư vấn thể hiện tầm quan trọng trong việc định hướng, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên về lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn, hợp lý, phù hợp với mong muốn của bản thân cũng như mong đợi của xã hội.Tuy nhiên, khó khăn khi thực hiện tư vấn, tham vấn đó là nguồn nhân lực CTXH quá mỏng so với nhu cầu tìm việc làm.Một NVCTXH không thể làm công tác tư vấn, tham vấn cho tất cả sinh viên tromg trường. Nhận thấy được sự hạn chế của việc tư vấn, tham vấn các chính sách, chủ trương việc làm và tuyển dụng đến các đối tượng sinh viên, NVCTXH đã có sự phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể có liên quan trực tiếp đến đối tượng thanh niên, sinh viên như Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên hay Hội Phụ nữ,…để mở ra cơ hội giúp các bạn trẻ tìm được việc làm phù hợp.

Thứ nhất: Tư vấn, tham vấn về hướng nghiệp

Rất nhiều bạn trẻ băn khoăn không biết mình nên theo học nghề gì hay ngành nghề mình lựa chọn có phù hợp với trình độ năng lực bản thân hay không cũng như việc làm sau khi ra trường có đảm bảo hay đáp ứng được nhu cầu xã hội hay không? Đây là những câu hỏi mà các bạn thanh niên rất quan tâm.

NVCTXH sẽ lồng ghép việc tư vấn, tham vấn vào hoạt động của Đoàn, Hội như sau:

66

Tổ chức các buổi sinh hoạt có sự tham gia của các chuyên gia hay các bạn cựu sinh viên đã có kinh nghiệm thực tế sẽ chia sẻ những kinh nghiệm, tư vấn, tham vấn cho các bạn sinh viên tiếp cận với thông tin về ngành nghề họ đang theo học mà còn mơ hồ chưa hiểu hoặc không biết về nghề đó.

Chia sẻ về vấn đề này: “ Lúc đầu mình không nghĩ ra hoạt động tư vấn qua cách này. Qua những buổi sinh hoạt Đoàn, các bạn sinh viên đều trao đổi với nhau xem học nghề này ra sẽ làm gì, làm ở đâu, cơ hội việc làm cho nghề này có nhiều không, những bạn ra trường có tìm được việc phù hợp không? Từ đó Đoàn trường quyết định tổ chức những buổi tọa đàm xoay quanh về chủ đề hướng nghiệp và mời những người có nhiều kinh nghiệm tham gia chia sẻ thông tin cho các bạn sinh viên”( chị T.T, cán bộ Đoàn

trường).

Thứ hai: Tư vấn và tham vấn về các chính sách hỗ trợ tìm việc làm hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ tìm việc làm cho thanh niên hiện nay (nghiên cứu trường hợp trường cao đẳng nghề công nghiệp hà nội) (Trang 65 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)