7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Tự do tƣ tƣởng, tự do thảo luận và tự do tôn giáo
Trong nội dung này J.S.Mill tập chung luận giải về cơ sở cho sự tồn tại tự do tƣ tƣởng và tự do thảo luận, trả lời cho câu hỏi tại sao trong xã hội cần phải có tự do tƣ tƣởng và thảo luận và coi sự tồn tại, hiện diện của tự do tƣ tƣởng và thảo luận trong xã hội nhƣ một tất yếu. Cơ sở của tự do tƣ tƣởng, tự do thảo luận và tự do tôn giáo của cá nhân trong đời sống xã hội theo J.S.Mill đó chính là tính hữu ích của chúng đối với hạnh phúc của mỗi cá nhân và sự tiến bộ của xã hội.Vậy theo J.S.Mill tính hữu ích của sự tồn tại tự do tƣ tƣởng và thảo luận là gì?
Trước hết, J.S. Mill chủ trương rằng con người là có thể sai lầm, do vậy cần tự do tư tưởng để khắc phục nhược điểm này.
Về nguyên tắc, bất kỳ lý thuyết nào, dù đƣợc xem là vững chắc, vẫn có thể là sai. Vì vậy cần thiết phải hình thành tự do tƣ tƣởng và tự do phổ biến tƣ tƣởng hay tự do thảo luận; sự tồn tại của chúng chính là giải pháp cần thiết để con ngƣời khắc phục đƣợc tính sai lầm phổ biến của mình trong quá trình tƣ duy, làm cho các ý kiến có cơ hội đƣợc hình thành một cách chân thực đầy đủ và toàn diện hơn. Ông viết: “Chúng ta không bao giờ chắc chắn đƣợc rằng cái ý kiến mà ta đang cố sức dập tắt là một ý kiến sai lầm; ngay nếu nhƣ chúng ta tin chắc đi nữa thì việc dập tắt nó đi vẫn là một điều xấu xa. Thứ nhất; cái ý kiến đang bị quyền uy cố dập tắt đi đó có thể là đúng. Tất nhiên, những ngƣời muốn dập tắt nó phủ nhận sự thật này nhƣng họ đâu phải thánh thần mà không thể sai bao giờ. Họ không có thẩm quyền quyết định vấn đề cho toàn nhân loại và tƣớc đi phƣơng tiện xét đoán của bất cứ ngƣời nào. Khƣớc từ lắng nghe một ý kiến bởi vì họ tin chắc ý kiến đó là sai lầm, có nghĩa là coi sự tin chắc của họ là chắc chắn tuyệt đối” [44, 50 - 51].
Trên thực tế một lý thuyết chỉ đƣợc coi là chân lý khi mà nó đã đƣợc chứng minh trong thực tiễn. J.S.Mill bác bỏ khả năng kiểm đúng (tức xác nhận tích cực về chân lý của lý thuyết) và tán thành khả năng kiểm sai (xác nhận tiêu cực về chân lý của lý thuyết rằng nó còn đứng vững trƣớc mọi nỗ lực phê phán). Từ đó dẫn đến kết luận: mọi lý thuyết đều cần đƣợc liên tục phê phán để có thể thay thế chúng bằng lý thuyết có cơ sở tốt hơn. Do đó, mọi lý thuyết phải để ngỏ cho sự phê phán, tất nhiên kể cả các lý thuyết và quan điểm chính trị. Từ thực tiễn chứng minh, dù có rất không muốn đi nữa thì một ngƣời có ý kiến vững vàng vẫn có thể thừa nhận khả năng ý kiến của anh ta có thể sai. Về bản chất, nhận thức là một quá trình đi từ chƣa biết đến biết, từ biết sai đến biết đúng, từ biết ít đến biết nhiều, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn và là một quá trình con ngƣời tiệm cận đến chân lý. Ông cho rằng cơ sở để hình thành chân lý “không phải là sức mạnh khả năng hiểu
biết bẩm sinh của con ngƣời” [44, 55] mà chính là “phẩm chất biết sửa lại sai lầm” [44, 56], một phẩm chất vô cùng quan trọng của con ngƣời, nó là “nguồn gốc của mọi thứ đáng trọng trong con ngƣời nhƣ một thực thể có đạo đức” [44, 56]. Phẩm chất biết sửa lại sai lầm của con ngƣời, theo J.S.Mill chỉ đƣợc thực hiện thông qua thảo luận và trải nghiệm. Không phải chỉ có bằng trải nghiệm không thôi mà cũng cần phải có tự do thảo luận; có tự do thảo luận thì mới biết đƣợc trải nghiệm cần đƣợc suy đoán ra sao. Hơn thế nữa không phải lúc nào tự thân các ý kiến nói lên đƣợc giá trị của chính nó mà cần phải có tự do thảo luận để suy xét. J.S.Mill khẳng định rằng nguyên nhân dẫn đến sự suy xét của ai đó thực sự xứng đáng đƣợc tin cậy, đúng đắn đó chính là bởi vì “…anh ta luôn mở trí tuệ ra đón nhận sự phê phán đối với các ý kiến và cung cách cƣ xử của mình. Đó là bởi anh ta luôn lắng nghe tất cả những gì có thể nói ra chống lại anh ta; khai thác thật nhiều lợi ích từ việc đó và giải thích cho bản thân mình rõ, và nếu có dịp thì cho cả ngƣời khác, cái sai lầm của những gì đích thực là sai lầm. Đó là bởi anh ta cảm nhận thấy rằng, cách thức duy nhất để con ngƣời tiếp cận đƣợc với tri thức về đối tƣợng xem xét, là lắng nghe những gì có thể nói về đối tƣợng đó bởi những ngƣời có ý kiến khác nhau và nghiên cứu mọi kiểu cách nhìn nhận đối tƣợng của những ngƣời có tính cách tinh thần khác nhau. Không có một ngƣời minh triết nào thu nhận đƣợc sự thông tuệ bằng bất cứ kiểu nào khác hơn thế, mà bản chất trí tuệ con ngƣời cũng không cho ai trở thành minh triết bằng một cách nào khác hơn đƣợc” [44, 56-57]. Nhƣ vậy, theo J.S.Mill tự do trong quá trình hình thành ý kiến, tƣ tƣởng và thảo luận chính là con đƣờng duy nhất và chắc chắn để đạt đƣợc chân lý bởi thực thể có thể sai lầm là con ngƣời. Đây cũng là con đƣờng duy nhất để tạo ra những nhà minh triết, những tƣ tƣởng lỗi lạc của thời đại. “Sự tự do trọn vẹn trong việc phản bác lại ý kiến của chúng ta chính là điều kiện biện minh cho chúng ta trong việc xem mục tiêu hành động là chân lý; và không có điều kiện nào khác hơn để
con ngƣời, với những khả năng giới hạn của mình, có thể có đƣợc sự đảm bảo hữu lý rằng mình là phải” [44, 55].
Jonh Stuart Mill đã nhận thấy rằng về mặt lý thuyết hầu nhƣ ai cũng thấy đƣợc sự hiển nhiên về tính có thể sai lầm của mình, nhƣng trên thực tế điều này lại không đƣợc chú trọng. Chính vì vậy việc mở rộng tự do tƣ tƣởng, tự do thảo luận lại trở nên vô cùng cần thiết và không thể bị hạn chế để con ngƣời đạt đƣợc chân lý phục vụ cho một cuộc sống hạnh phúc và sự tiến bộ chung của xã hội. Ông viết: “Khốn khổ thay cho lƣơng tri loài ngƣời, là cái sự thật về tính có-thể-sai-lầm lại thƣờng không có đƣợc mấy trọng lƣợng trong thực tiễn xét đoán, dù nó luôn đƣợc cho phép trên lý thuyết; hiện thời thì ai cũng biết rõ là mình có thể sai lầm, nhƣng ít ngƣời chịu nghĩ là cần phải đề phòng tính có-thể-sai-lầm của mình, hay thú nhận rằng bất cứ ý kiến nào mà họ cảm thấy rất chắc chắn lại có thể là một ví dụ về sự lầm lẫn mà họ thừa nhận mình có trách nhiệm” [44, 51]. Với điều này, Mill đã chỉ ra cụ thể những đối tƣợng thƣờng hay “lãng quên” tính có thể sai lầm của con ngƣời và hoàn toàn tin tƣởng vào sự đúng đắn của ý kiến bản thân mình hầu nhƣ là về mọi đề tài đó là:
Thứ nhất: những ông hoàng của chế độ quân chủ chuyên chế Thứ hai: những ngƣời quen đƣợc nuông chiều vô giới hạn
Thứ ba: những ngƣời mặc dù ý kiến của anh ta bị tranh cãi nhƣng lại thƣờng quen với việc họ đƣợc coi là đúng khi thực ra họ sai; đồng thời để khắc phục sự thiếu tự tin vào xét đoán của riêng mình, họ thƣờng ngầm tin tƣởng dựa vào tính không sai lầm của thế giới nói chung.
Với giả thiết các ý kiến đƣợc đông đảo thừa nhận đều là sai, dựa trên thực tiễn con ngƣời có thể sai lầm thì tự do tƣ tƣởng và thảo luận chính là giải pháp duy nhất để con ngƣời một mặt khắc phục đƣợc hạn chế đó, mặt khác từng bƣớc tiến tới chiếm hữu cái chân trong việc hình thành ý kiến. Vậy với giả thiết ngƣợc lại đó là ý kiến đƣợc đông đảo thừa nhận chung không những là đúng mà còn là toàn bộ chân lý thì tự do tƣ tƣởng và thảo
luận lúc này còn có vai trò gì không? Luận giải vấn đề này J.S.Mill vẫn tiếp tục khẳng định tính hữu ích của tự do tƣ tƣởng và thảo luận làm cho ý kiến đúng trở thành một chân lý sống động. Ông viết: “Anh ta buộc phải chú ý rằng, dù cho ý kiến ấy có thể đúng đến đâu đi nữa, nếu nó không đƣợc thảo luận thoải mái, thƣờng xuyên và đầy đủ thì nó sẽ bị coi là một giáo điều đã chết chứ không phải là một chân lý sống động” [44, 87]. Nếu một ý kiến đƣợc coi là đúng đắn mà không đƣợc thƣờng xuyên thảo luận, cứ mặc nhiên thừa nhận nhƣ sự học thuộc lòng thì sớm hay muộn, ý kiến đúng đắn đó cũng trở thành một thành kiến. Tính chân thực, sự sống động của nó bị mất đi, bị mai một, không còn giữ nguyên đƣợc nhƣ ban đầu và đây không phải là cách duy trì chân lý cũng nhƣ là hiểu biết về chân lý. Ông cho rằng trong trƣờng hợp các ý kiến đƣợc đông đảo dân chúng thừa nhận là đúng đắn mà không có tự do thảo luận thì sẽ làm cho không những căn cứ của ý kiến, mà ngay cả bản thân ý nghĩa của nó nữa cũng rất thƣờng bị bỏ quên, ngôn từ chuyển tải ý nghĩa không còn nói lên đƣợc ý tƣởng hoặc chỉ nói lên một phần nhỏ và “thay vì một tƣ tƣởng sáng rõ và niềm tin sống động, chỉ còn lại vài câu giữ đƣợc bằng cách học thuộc lòng, hoặc có còn lại đƣợc phần nào ý nghĩa chăng nữa, thì cũng chỉ là cái vỏ bên ngoài của nó, còn cái bản chất tinh tế hơn đã bị mất đi rồi” [44, 96]. Vì vậy, ở đây chúng ta thấy rằng, theo J.S.Mill trong mọi hoàn cảnh ngay khi con ngƣời là sai lầm hay khi con ngƣời đã đạt đƣợc tính chân thực trong quá trình hình thành ý kiến thì luôn luôn vẫn cần phải có tự do tƣ tƣởng và tự do thảo luận trong việc hình thành ý kiến. Điều này có lợi chứ không có hại cho quá trình nhận thức của con ngƣời, nó không cản trở con ngƣời tiếp cận và sở hữu chân lý mà ngƣợc lại nó giúp con ngƣời tiến tới chân lý một cách chắc chắn hơn, sống động hơn và toàn diện hơn .
Thứ hai: phê phán kiểu suy luận dựa vào tính hữu ích để khẳng định chân lý của ý kiến, từ đó J.S.Mill khẳng định tính hữu ích hay tính
đúng đắn của chân lý, trong mọi trường hợp đều vẫn cần phải được tự do thảo luận.
Trực tiếp sống trong thời đại, mà theo Mill đƣợc mô tả là đức tin thiếu thốn mà hoài nghi hoành hành. Mọi ngƣời không tin chắc lắm, rằng các ý kiến của họ là chân lý, nhƣng lại không biết phải làm sao nếu không có chúng. Việc bảo hộ cho một ý kiến khỏi sự công kích chung của dƣ luận không dựa đƣợc bao nhiêu vào tính chân lý của nó, mà phần nhiều dựa vào tính quan trọng, sự hữu ích của nó đối với xã hội. Thực chất của khuynh hƣớng này theo J.S.Mill là dựa trên cơ sở tính hữu ích chứ không phải tính phù hợp để khẳng định ý kiến đƣợc thừa nhận chung là đúng, từ đó bác bỏ tự do tƣ tƣởng, thảo luận trong việc hình thành ý kiến. J.S.Mill đã bác bỏ luận điểm này và coi đó là sự tự lừa phỉnh để trốn tránh trách nhiệm tự xƣng là không-bao-giờ- sai trong việc phán xét ý kiến; đồng thời ông khẳng định, cho dù ý kiến có tính hữu ích nhƣ thế nào chăng nữa đối với xã hội thì bản thân nó cũng chỉ là một ý kiến và cũng cần phải đƣợc thảo luận. Ông viết: “Nhƣng những ngƣời tự mãn nhƣ vậy không ý thức đƣợc rằng, cái giả thiết tính không-bao-giờ-sai ấy chỉ dịch chuyển từ điểm này sang điểm khác. Tính hữu ích của một ý kiến tự thân nó cũng chỉ là một ý kiến: nó có thể đƣợc tranh biện và đƣợc mở ngỏ cho thảo luận, nó cũng đòi hỏi sự thảo luận ở mức độ nhƣ bản thân ý kiến. Nếu ý kiến bị quy kết không có đầy đủ cơ hội tự bảo vệ, ngƣời ta cũng phải viện đến sự phán xét không-bao-giờ-sai để quyết định một ý kiến là có hại, cũng giống nhƣ để quyết định nó là sai” [44, 61]. J.S.Mill tiếp tục làm rõ luận điểm này thông qua mối quan hệ giữa tính chân lý và tính hữu ích của ý kiến. Theo ông giữa tính chân lý và tính hữu ích của ý kiến không thể tách rời, mâu thuẫn nhau, một ý kiến đƣợc coi là hữu ích thì trƣớc hết nó phải đúng, phải thỏa mãn tính chân lý, tính chân lý của ý kiến là tiền đề cần thiết nảy sinh tính hữu ích của ý kiến. Không thỏa mãn tính chân lý thì học thuyết không có tính hữu ích, do vậy trong mọi trƣờng hợp thì tự do tƣ tƣởng và thảo luận luôn phải đƣợc thực hiện. Ông viết: “Tính chân lý của một ý kiến là bộ phận của
tính hữu ích của nó. Nếu chúng ta muốn biết một giả thiết liệu có đáng tin hay không, thì lẽ nào lại có thể loại trừ việc xem xét nó có đúng hay không? … không có tín điều nào mâu thuẫn với chân lý mà lại có thể thực sự hữu ích đƣợc.... khi giải quyết vấn đề tính hữu ích không bao giờ lại chịu để cho nó hoàn toàn trừu tƣợng hoá, tách rời khỏi tính chân lý mà trái lại, chính vì trƣớc hết học thuyết phải là chân lý thì việc hiểu biết hay tin tƣởng vào nó mới trở thành thực sự cần thiết” [44, 61-62], tức không cho rằng quan điểm sai, trong những hoàn cảnh nhất định, là có lợi cho xã hội hơn là quan điểm đúng. Vì lẽ chỉ có tri thức đúng đắn mới có thể có lợi cho xã hội. J.S.Mill cũng khẳng định rằng sức sống của một chân lý không phải là ở tính hữu ích của ý kiến mà chính là tính đúng đắn của ý kiến; “Cái ƣu thế thực sự của chân lý là ở chỗ một khi ý kiến là đúng, nó có bị dập tắt một lần, hai lần hay nhiều lần, nhƣng trải qua nhiều thời đại rồi thì sẽ có những ngƣời phát hiện lại nó, cho tới lúc một trong những phát-hiện-lại đó gặp đƣợc hoàn cảnh thuận lợi tránh khỏi bị ngƣợc đãi, đủ thời gian cứng cáp để nó đứng vững đƣợc trƣớc các mƣu toan kế tiếp nhằm dập tắt nó” [44, 75]. Với những lập luận trên thì theo J.S.Mill tự do tƣ tƣởng và thảo luận là không thể bị hạn chế.
Thứ ba: J.S.Mill khẳng định, quan điểm được coi là đúng hoặc sai, trong mọi trường hợp tự do thảo luận đều có lợi chứ không có hại.
Theo Mill, trong mọi trƣờng hợp, xã hội chỉ đƣợc hƣởng lợi khi quan điểm hiện hành bị phê phán: nếu nó là sai, không đứng vững, ta có cơ hội thay thế nó bằng quan điểm tốt hơn; nếu nó đứng vững, thì sự phê phán giúp củng cố lòng xác tín sống động của ta về nó và cảm nhận đƣợc cái chân một cách minh triết hơn và ấn tƣợng hơn về cái chân sống động khi cái chân va chạm với cái ngụy. Sự xác tín luôn bao hàm việc hiểu biết về mọi phản bác có thể có về nó; nếu không quyết định đƣợc đúng sai thì sự phê phán có lợi ở chỗ hai phía có thể bổ sung và điều chỉnh cho nhau; mỗi ý kiến không phải là một chân lý vẹn toàn, đúng hơn chúng là một phần của chân lý, có thể là phần lớn hơn và cũng có thể là phần nhỏ hơn; chúng va chạm với nhau, bổ khuyết cho nhau để tiến tới một
chân lý hoàn hảo, toàn vẹn. J.S.Mill viết: “ …Sự va chạm với sai lầm đối nghịch là cần thiết để cho sự hiểu biết thêm sáng tỏ và cảm nhận chân lý thêm sâu sắc…