7. Kết cấu của luận văn
3.2. Những hạn chế của quan điểm của John Stuart Mill về tự do
Do đƣợc viết cách chúng ta đã gần một thế kỷ rƣỡi cho nên tác phẩm
Bàn về tự do của John Stuart Mill không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, chủ trương đấu tranh cho quyền tự do của con người nhưng J.S.Mill lại không bảo vệ sự bình đẳng của các dân tộc có quyền tự do như nhau.
Trong phạm vi quốc gia, dân tộc J.S.Mill đã luận giải về tính tất yếu cũng nhƣ những lợi ích của tự do cá nhân, coi đó là quyền bất khả xâm phạm. Tuy nhiên mở rộng ra quyền tự do, bình đẳng giữa các dân tộc, nhất là việc các dân tộc bị áp bức, bị đô hộ không đƣợc ông bảo vệ trong quyền tự quyết về chính trị. Đây là một trong những mâu thuẫn mà John Stuart Mill không tự giải quyết đƣợc. Có vẻ nhƣ ở đây, J.S.Mill không thấy đƣợc sự thống nhất giữa quyền tự do cá nhân – vấn đề cốt lõi của nhân quyền với
quyền dân tộc tự quyết, không thấy đƣợc chúng có mối liên hệ với nhau và là tiền đề cho nhau. Từ những quyền cơ bản của con ngƣời đƣợc mở rộng thành quyền dân tộc, quyền con ngƣời trừu tƣợng thành quyền của ngƣời dân đƣợc sống trong độc lập tự do. Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc
lập viết “tất cả mọi ngƣời sinh ra đều có quyền bình đẳng…” suy rộng ra câu
ấy có nghĩa là: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sƣớng và quyền tự do”. Nếu quyền con ngƣời đƣợc hình thành từ nhân phẩm vốn có của con ngƣời, là cái tất yếu của con ngƣời thì quyền dân tộc tự quyết xét về mặt pháp lý và đạo lý là quyền tự nhiên của các dân tộc. Từ vấn đề quyền tự do cá nhân mà thấy đƣợc quyền tự do, bình đẳng giữa các dân tộc chính là một đóng góp lớn lao của Hồ Chí Minh vào tƣ tƣởng nhân quyền của nhân loại, một sự sáng tạo tƣ tƣởng nhân quyền của nhân loại ở thế kỷ XX. Sở dĩ có nhƣ vậy là Hồ Chí Minh đã đứng trên lập trƣờng của giai cấp vô sản để luận giải vấn đề quyền con ngƣời nói chung, quyền tự do nói riêng, còn ở đây John Stuart Mill đứng trên lập trƣờng của giai cấp tƣ sản cho nên ông đã không thấy đƣợc điều này. Đây là một hạn chế có tính lịch sử mà nhiều triết gia không vƣợt qua đƣợc. Ngay trong giai đoạn đầu khi mới thành lập, Liên hợp quốc trong quan điểm về quyền con ngƣời cũng vẫn chƣa thấy đƣợc quyền tự quyết của các dân tộc, từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX khiếm khuyết này mới đƣợc phát hiện và điều chỉnh, trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966) đã xác định quyền dân tộc tự quyết là một quyền con ngƣời – quyền tập thể con ngƣời và tất cả các dân tộc đều có quyền dân tộc tự quyết. Việc khƣớc từ hoặc thủ tiêu quyền dân tộc tự quyết là sự vi phạm nhân quyền.
Thứ hai, J.S.Mill tin rằng giải pháp để xây dựng một tương lai tốt đẹp của nhân loại chỉ đơn thuần thông qua thảo luận tự do, thông qua phẩm chất biết sửa sai của con người.
Có thể nói rằng J.S.Mill luôn đặt niềm tin của mình vào con ngƣời với tƣ cách là một hữu thể có tƣ duy, có nhiều phẩm chất tốt đẹp; một trong những phẩm chất đó của con ngƣời là phẩm chất tự biết sửa chữa sai lầm. Và trong tác phẩm này, J.S.Mill đã thể hiện niềm tin đó của mình khi ông cho rằng sự tốt đẹp của tƣơng lai nhân loại đƣợc tạo dựng thông qua đối thoại và trải nghiệm, thông qua thảo luận tự do, thông qua phẩm chất tự biết sửa chữa sai lầm. Thực tế lịch sử của hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX và các cuộc chiến tranh khác đang diễn ra hiện nay đã chứng minh rằng một niềm tin nhƣ của John Stuart Mill vào các phẩm chất trên là chƣa đủ để đảm bảo cho một tƣơng lai tốt đẹp của nhân loại. Xây dựng một tƣơng lai tốt đẹp cho nhân loại là đòi hỏi của mỗi thời đại, để thực hiện đƣợc mong ƣớc này ngoài niềm tin nhƣ thế ra thì đòi hỏi loài ngƣời còn cần phải có những hành động cụ thể, thiết thực nhằm ngăn chặn những ai và những gì đi ngƣợc lại lý tƣởng chung của nhận loại là tự do, bình đẳng, bác ái và đƣợc sống trong hạnh phúc. John Stuart Mill đã không nhận thấy rằng, sự phát triển của quyền con ngƣời nói chung và quyền tự do nói riêng gắn liền và là thành quả của cuộc đấu tranh giai cấp, của hoạt động cách mạng xã hội, phản ánh quá trình nhân loại vƣơn lên tự giải phóng mình. Do vậy hiển nhiên những vấn đề đó bao giờ cũng là điểm nóng của cuộc đấu tranh giai cấp, đặc biệt thể hiện trên bình diện đấu tranh tƣ tƣởng. Đứng ở phƣơng diện lợi ích của giai cấp thống trị xã hội, các giai cấp cầm quyền luôn luôn coi quyền và lợi ích của họ là trong tầm chiến lƣợc và sách lƣợc nhằm ổn định và phát triển xã hội mà họ đại biểu. Đƣơng nhiên do những giới hạn lịch sử khách quan, mỗi giai cấp thống trị ở mỗi thời kỳ lịch sử chỉ có thể đáp ứng và đảm bảo quyền con ngƣời ở một mức độ, một nấc thang nhất định. Sự phát triển của lịch sử đã biện minh cho sức mạnh vô địch của nhu cầu về quyền và tự do của con ngƣời. Quyền với tính cách là một nhu cầu độc lập đã tạo ra động lực mạnh mẽ trong hoạt động của con ngƣời chống áp bức, bất công nhằm xây dựng một xã hội công bằng và tự do hơn. Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, không
có con đƣờng nào khác, các quyền con ngƣời chỉ có đƣợc thông qua hoạt động đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và cải tạo xã hội. Hầu hết các phạm trù “dân chủ”, “tự do”, “bình đẳng” dƣới chế độ Tƣ bản chủ nghĩa đều bị hạn chế bởi tình trạng bất bình đẳng về kinh tế. Học thuyết Mác - Lênin khẳng định quyền tự do, bình đẳng của con ngƣời là một sản phẩm lịch sử, mang tính lịch sử, không có quyền bình đẳng trừu tƣợng, muốn có bình đẳng thực sự, thì việc xóa bỏ đặc quyền giai cấp là chƣa đủ mà phải cao hơn nữa là tiến tới xóa bỏ bản thân giai cấp - nguồn gốc sinh ra mọi sự bất bình đẳng. Và chỉ có một xã hội, trong đó sự phát triển tự do của mỗi con ngƣời là điều kiện cho sự tự do của tất cả mỗi ngƣời - nói cách khác là trong xã hội Cộng sản, thì các quyền con ngƣời mới thật sự đƣợc đảm bảo, con ngƣời mới đƣợc giải phóng hoàn toàn. Điều này không có nghĩa phủ nhận những giá trị nhân quyền hiện đại mà là một sự nhắc nhở những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc đảm bảo và thúc đẩy nhân quyền. Quyền con ngƣời không thể thoát ly tính lịch sử và tính giai cấp. Nhƣ vậy ở đây trong quan niệm về quyền tự do Mill đã không thấy đƣợc vai trò của chính trị, xã hội và lịch sử. Đối với ông có lẽ tự do là một phạm trù mang mầu sắc của đạo đức là nhiều hơn tính chính trị, tính giai cấp.
Thứ ba, mặc dù khẳng định cơ sở cho việc hạn chế quyền lực tác động của xã hội tới các hành vi của cá nhân là tự vệ nhằm bảo đảm hài hòa, tối đa lợi ích giữa xã hội và cá nhân nhưng trong tác phẩm, J.S.Mill không đi sâu vào những phương thức hạn chế quyền lực của nhà nước.
Trong mối quan hệ công dân và nhà nƣớc để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời nhằm tạo điều kiện để xây dựng một xã hội phồn vinh đòi hỏi các quyền và nghĩa vụ của công dân cũng nhƣ nhà nƣớc phải đƣợc xác định, liệt kê cụ thể và phải đƣợc pháp điển hóa. Lĩnh vực nào, hoạt động nào cá nhân đƣợc phép và không đƣợc phép và lĩnh vực nào, hoạt động nào xã hội đƣợc phép can thiệp. Trong xã hội dân sự, quyền con ngƣời không tách rời với nghĩa vụ. Có một thực tế trong cấu trúc xã hội
đối kháng giai cấp là khi con ngƣời sinh ra đã có một mong muốn tự nhiên là hơn ngƣời khác, một trong những biểu hiện rõ nét nhất của nó chính là tham vọng điều khiển, chỉ huy những ngƣời xung quanh. Và họ dễ dàng tìm thấy một thứ công cụ để hiện thực hóa ƣớc muốn ấy, đó chính là quyền lực nhà nƣớc. Quyền lực nhà nƣớc có một đặc điểm quan trọng là vô hạn định và luôn ẩn chứa một mối nguy hại cho loài ngƣời. Hơn thế nữa, còn tồn tại một quy tắc bất biến là: ở đâu có quyền lực thì ở đó luôn ẩn chứa nguy cơ của sự lạm quyền. Vấn đề hạn chế quyền lực nhà nƣớc đã đƣợc các nhà triết học thời kỳ khai sáng bàn đến thông qua học thuyết Tam quyền phân lập của Môngtesskiơ, Rútxô, Lốccơ… ở thế kỷ XVII – XVIII. Giữa quyền lực của nhà nƣớc và quyền tự do cá nhân có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó quyền lực nhà nƣớc là điều kiện cần thiết để bảo vệ và phát huy quyền tự do, dân chủ của công dân. Một nhà nƣớc dân chủ là một nhà nƣớc mà ở đó quyền tự do nói riêng và các quyền công dân nói chung đƣợc đảm bảo và phát triển. Tự do không thể tách rời quyền lực nhà nƣớc, bàn đến tự do trong xã hội là phải đặt nó trong quan hệ với quyền lực nhà nƣớc, nếu tự do thoát khỏi quyền lực nhà nƣớc thì đó là tự do trừu tƣợng, tự do thoát ly khỏi cơ sở tồn tại xã hội và nhƣ thế nó sẽ không thể thành hiện thực. Tuy nhiên vấn đề này lại không đƣợc John Stuart Mill đề cập đến trong tác phẩm Bàn về tự do. Sau này trong quá trình phát triển tƣ tƣởng của mình, ông đã khắc phục điều đó, năm 1861 J.S.Mill đã viết và xuất bản tác phẩm Chính thể đại diện nhằm mục đích để luận giải và làm sáng rõ vấn đề quyền lực nhà nƣớc và giới hạn quyền lực nhà nƣớc trong mối quan hệ với công dân; đồng thời trong tác phẩm Sổ tay kinh tế chính trị học ông cũng đã đƣa ra một danh mục dài
những gì nhà nƣớc phải làm và những gì nhà nƣớc không đƣợc làm nhằm bảo vệ quyền tự do của con ngƣời.
Thứ tư, J.S.Mill xây dựng tự do và luận chứng cho tự do trên nền tảng của chủ nghĩa công lợi, tích hữu ích là cơ sở quan trọng nhất quyết định sự tồn tại của tự do, điều này dường như chưa đủ.
Jonh Stuart Mill đã dựa trên cơ sở lợi ích để xác định hành vi nào của cá nhân phải chịu sự tác động, quy định và kiểm soát của xã hội và hành vi nào của cá nhân thì đƣợc tự do, không bị kiểm soát bởi pháp luật. Theo J.S.Mill thì cá nhân tuyệt nhiên không phải chịu trách nhiệm trƣớc xã hội về những hành vi thuộc lợi ích trực tiếp của cá nhân; còn lãnh vực nào có liên quan trực tiếp đến lợi ích của ngƣời khác thì xã hội có quyền can thiệp. Ông viết: “Chừng nào mà cƣ xử nào đó của một cá nhân gây phƣơng hại đến quyền lợi của những ngƣời khác, xã hội có quyền xét xử sự việc đó… Thế nhƣng không có chỗ cho việc đƣa ra vấn đề nhƣ thế, khi hành vi cƣ xử của một cá nhân không ảnh hƣởng đến quyền lợi của ai khác ngoài bản thân anh ta, hoặc chỉ ảnh hƣởng đến ngƣời khác nếu họ thích. Trong mọi trƣờng hợp nhƣ thế, xã hội và pháp luật phải đảm bảo tự do tuyệt đối cho cá nhân” [44, 170-171]. Tuy nhiên lợi ích ở đây đƣợc J.S.Mill hiểu nhƣ thế nào? Theo J.S.Mill thì lợi ích đƣợc xác định ở đây là lợi ích chính đáng của cá nhân lẫn của xã hội. Nhƣng, thế nào là lợi ích chính đáng và làm sao xác định đƣợc nó? Ông bảo, đó là những lợi ích nhất định đƣợc pháp luật quy định rõ rệt hoặc do sự đồng thuận mặc nhiên giữa mọi ngƣời. Chính ở đây, J.S.Mill gặp trở ngại, khó khăn duy nhất và thực sự. Thật thế, phạm vi của nguyên tắc tự do phụ thuộc trực tiếp vào việc xác định lợi ích chính đáng. Nếu khái niệm này đƣợc định nghĩa quá rộng về phía cá nhân hay về phía xã hội, nguyên tắc tự do sẽ mất tính chặt chẽ. Thật vậy, theo định nghĩa rộng, thái độ chính trị hay tôn giáo không phù hợp với xã hội có thể bị xem là tổn hại đến lợi ích của những ngƣời khác, do đó, phải bị hạn chế, và ngƣợc lại. Để bảo vệ các quyền tự do cơ bản đã nêu (tự do tƣ tƣởng, tự do ngôn luận, tự do trong lối sống và tự do lập hội) trƣớc sự can thiệp của nhà nƣớc, lẽ ra ông phải cần có một học thuyết về những quyền của cá nhân, độc lập với những quy ƣớc của các xã hội riêng lẻ, cho phép ông nhân danh nguyên tắc tự do để ngăn cấm sự vi phạm. Học thuyết ấy phải đề ra đƣợc tiêu chuẩn để quyết định lợi ích nào
là lợi ích chính đáng của cá nhân và của xã hội. Ông không mang lại một tiêu chuẩn nhƣ thế! Trái lại, còn có vẻ ông nhƣờng cho từng xã hội xác định lợi ích chính đáng bằng các quy ƣớc. Nhƣng, nếu nhớ đến mục tiêu của ông là bảo vệ tự do của cá nhân trƣớc sự chuyên chế của đa số, thì làm sao ông lại có thể nhƣờng việc định nghĩa về lợi ích chính đáng cho từng xã hội riêng lẻ đƣợc? Mill ý thức rõ về nan đề ấy, nhƣng ông vẫn thấy không cần thiết phải đề ra một tiêu chuẩn để xác định lợi ích chính đáng của cá nhân và xã hội và tin rằng vẫn có cơ sở để bảo vệ đƣợc ba quyền tự do cơ bản nói trên. Để làm rõ điều này ông đã dựa vào chủ nghĩa công lợi để xác định tiêu chuẩn cho lợi ích chính đáng của cá nhân và xã hội. Nói cách khác, J.S.Mill không có công cụ lý luận nào khác hơn để đặt cơ sở cho tự do và lợi ích chính đáng ngoài quan niệm về công lợi. Vì thế, ông thấy không cần thiết phải đề ra một tiêu chuẩn nhằm xác định các lợi ích chính đáng của cá nhân. Ông đòi hỏi phải tôn trọng ba quyền tự do căn bản nói trên không xuất phát từ giả định về quyền tự nhiên mà từ khẳng định rằng: việc tôn trọng và bảo vệ các quyền ấy không những không có hại mà có lợi cho xã hội và hạnh phúc của cộng đồng. Ở đây Mill đã xây dựng mối quan hệ giữa nguyên tắc tự do và nguyên tắc công lợi, trong đó nguyên tắc tự do đƣợc hình thành trên nền tảng nguyên tắc công lợi. Tuy nhiên mối quan hệ giữa nguyên tắc tự do và nguyên tắc công lợi không chỉ dừng ở đó. Nó còn biểu hiện nhiều khuynh hƣớng khác nhau nhƣ khuynh hƣớng cho rằng nguyên tắc tự do là đồng đẳng với nguyên tắc công lợi nên không thể lấy nguyên tắc công lợi làm cơ sở cho nguyên tắc tự do; cũng lại có khuynh hƣớng nhấn mạnh rằng, nguyên tắc tự do không chỉ có một giá trị công cụ cho việc thực hiện hạnh phúc tập thể mà có giá trị riêng, độc lập với mục đích này, do đó lập luận của J.S.Mill chƣa đủ vững chắc. Do tính bất định và mơ hồ của khái niệm hạnh phúc tập thể, nên có thể diễn ra sự xung đột giữa hai nguyên tắc (tự do và công lợi), và trong trƣờng hợp đó, lấy gì đảm bảo rằng nguyên tắc
công lợi không chiếm ƣu thế và quyền tự do cá nhân lại không bị giới hạn