Một số vấn đề lý luận về pháp luật và vai trò của pháp luật trong nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 34)

B. NỘI DUNG

1.1. Một số vấn đề lý luận về nhà nƣớc pháp quyền, đạo đức và pháp luật

1.1.3. Một số vấn đề lý luận về pháp luật và vai trò của pháp luật trong nhà

trong nhà nước và xã hội.

- Khái niệm pháp luật được hiểu một cách phổ biến nhất "là hệ thống

các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội"

[8, tr.64]. Pháp luật, về bản chất nguyên gốc là mối tương quan giữa con người với con người, giữa con người với tập thể, lâu dần trở thành quy tắc xử sự, mỗi người phải tuân thủ khi giao tiếp với nhau cũng như giao tiếp với xã hội, sau này trở thành một định chế, trở thành khoa học được mọi người tuân theo, được bảo đảm thực hiện và có chế tài khi có sự vi phạm.

Với tư cách là hệ thống các quy tắc xử sự, pháp luật là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu Nhà nước và một kiểu pháp luật tương ứng. Lịch sử xã hội loài người đã có các iểu pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Pháp luật hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần túy của lý tính hay bản tính tự nhiên phi giai cấp của con người như học thuyết pháp luật tự nhiên quan niệm. Pháp luật, như Mác – Ăngghen phân tích, chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, có Nhà nước; bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật cũng mang tính xã hội, bởi vì ở mức độ nhất định, nó phải thể hiện và bảo đảm những yêu cầu chung của xã hội về văn hóa, phúc lợi, môi trường sống… Về mặt này, pháp luật xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội. Pháp luật còn là một bộ phận quan trọng của cấu trúc thượng tầng xã hội.

Theo Lênin, một đạo luật là một biện pháp chính trị. Trong lịch sử, bất cứ giai cấp cầm quyền nào cũng dựa vào pháp luật để thể hiện và thực hiện chính trị của giai cấp mình. Pháp luật trở thành hình thức thể hiện tập trung,

trực tiếp chính trị của giai cấp cầm quyền, là một công cụ sắc bén thể hiện quyền lực của Nhà nước thực hiện những yêu cầu, mục đích, nội dung chính trị của nó.

* Vai trò của pháp luật trong nhà nước và xã hội:

Pháp luật với tư cách là nguyên tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nhà nước và đời sống xã hội nói chung. Pháp luật được thừa nhận và sử dụng là công cụ để tổ chức và quản lý xã hội. Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực chung của xã hội, nó được xã hội uỷ quyền thay mặt xã hội để ban hành pháp luật, vì vậy pháp luật phải phù hợp với ý chí nhân dân, theo tinh thần của Rousseau, nhà nước ban hành pháp luật nhưng phải có sự phê chuẩn của nhân dân và chỉ khi có sự phê chuẩn nó mới trở thành luật. Mọi thành viên trong xã hội dù trên cương vị nào cũng đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Và nếu có sự mâu thuẫn nào giữa pháp luật với các qui phạm xã hội khác thì pháp luật luôn có hiệu lực cao nhất. Vai trò của pháp luật trong nhà nước và xã hội được thể hiện như sau:

Một là, pháp luật là công cụ để thiết lập và tăng cường quyền lực nhà nước, công cụ tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước.

Trước hết, pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của nhà nước. Sự tồn tại và hoạt động của nhà nước phải trên cơ sở của hiến pháp, trong khuôn khổ của hiến pháp- văn bản thể hiện tập trung ý chí của nhân dân. Ngày nay, trên thực tế, sau những cuộc đấu tranh giành chính quyền, lực lượng nào giành được chính quyền cũng luôn tìm cách hợp pháp hóa sự tồn tại của chính quyền đó bằng cách tổ chức bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước trên cơ sở của hiến pháp.

Có nhiều công cụ, phương tiện để thực hiện việc kiểm soát và hạn chế quyền lực nhà nước, trong đó pháp luật là công cụ, phương tiện quan trọng bậc nhất. Pháp luật qui định sự phân công, phân cấp giữa các cơ quan trong

bộ máy nhà nước. Nói cách khác, pháp luật qui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, nhân viên nhà nước. Một cơ quan hông thể làm tất cả mọi việc cho dù đó là cơ quan tối cao. Nhờ có các qui định cụ thể trong pháp luật, các cơ quan, nhân viên nhà nước xác định được một cách rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của mình, nắm bắt được hình thức, phương pháp, trình tự thủ tục tiến hành hoạt động. Thông qua pháp luật, các cơ quan, nhân viên nhà nước biết được một cách rõ ràng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, họ được làm gì, hông được làm gì, phải làm gì, phải làm như thế nào… Thông qua pháp luật để kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, nhân viên nhà nước, xác định được tính chất hợp pháp, bất hợp pháp trong hành vi của họ. Pháp luật qui định chế độ kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Pháp luật qui định vai trò của công dân và các thiết chế xã hội trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhân viên nhà nước… Pháp luật qui định quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, miting, biểu tình, lập hội…, quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi lạm quyền, xâm hại quyền lợi của nhân dân. Pháp luật qui định chế độ trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước với nhau cũng như giữa chúng với nhân dân. Dựa vào pháp luật có thể đánh giá hả năng hoàn thành nhiệm vụ, qui kết tình trạng trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ hay lạm quyền, vượt quyền trong hành vi của nhà chức trách, nhờ đó có điều kiện để ngăn chặn, giảm thiểu, xóa bỏ những hiện tượng này. Pháp luật qui định thời gian nắm giữ quyền hạn, chức vụ; pháp luật qui định điều kiện tuyển dụng, phẩm chất tư cách của nhân viên nhà nước, chế độ thi cử, thăng, giáng, khảo hạch, thuyên chuyển, điều động… đối với họ. Như vậy, một mặt, pháp luật tạo nên khung pháp lý, hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, mặt khác, pháp luật là công cụ quan trọng để giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước.

Hai là, pháp luật là cơ sở để xây dựng hoàn thiện bộ máy nhà nước, để nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước.

Để bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả thì nó cần phải được tổ chức và hoạt động trên cơ sở của pháp luật và trong khuôn khổ của pháp luật. Có thể nói, pháp luật là công cụ quan trọng nhất để tổ chức bộ máy nhà nước, qui định con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, nhân viên nhà nước, xác lập mối quan hệ công tác giữa các cơ quan, nhân viên nhà nước với nhau, giữa cơ quan, nhân viên nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong xã hội… Nhờ có pháp luật, việc tổ chức bộ máy nhà nước trở nên khoa học, bộ máy nhà nước trở nên nhịp nhàng, đồng bộ, tránh được sự chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ trống trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Đồng thời, pháp luật là công cụ để nhà nước tổ chức và quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Quản lý xã hội là công việc hó hăn, phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện trên cơ sở một hệ thống thể chế rõ ràng, minh bạch. Dưới góc độ này, pháp luật thiết lập khuôn khổ, giới hạn cho hoạt động của bộ máy nhà nước, thiết lập hình thức, phương pháp, nguyên tắc, cách thức hoạt động, giúp cho các cơ quan, nhân viên nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội một cách dễ dàng, có hiệu quả.

Ba là, pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người, bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng trong xã hội.

Ngày nay, quyền con người đã trở thành một giá trị chung được cả loài người công nhận. Và trong điều kiện xã hội dân chủ, pháp luật thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền ấy.

Vai trò quan trọng này của pháp luật thể hiện trước hết ở việc pháp luật ghi nhận các quyền, tự do, dân chủ của con người. Đồng thời, pháp luật qui định các biện pháp nhằm bảo vệ quyền con người khỏi bị xâm hại từ phía các chủ thể khác, kể cả nhà nước. Để đảm bảo quyền, tự do, dân chủ của con

người, đòi hỏi quyền lực nhà nước phải bị hạn chế và có sự kiểm soát. Mặt khác, sự xâm hại các quyền và tự do cá nhân đều phải bị trừng trị nghiêm khắc. Như vậy, có thể khẳng định rằng, chỉ trên cơ sở pháp luật, bằng các qui định của pháp luật thì các quyền con người mới được bảo đảm, bảo vệ và có điều kiện để được hiện thực hóa.

Tuy vậy, quyền con người, tự do cá nhân cũng cần trong khuôn khổ và phải có điểm dừng, nó không thể được hiểu là được làm tất cả những gì mình muốn hay muốn làm gì thì làm. “Nếu một công dân làm điều trái luật thì anh ta không còn tự do nữa vì nếu để anh ta tự do làm thì mọi người đều được làm trái luật cả” [33, tr.99]. Quyền, tự do cá nhân phải có sự kết hợp hài hòa với lợi ích chung của cộng đồng, mỗi người vừa tôn trọng cái chung, vừa có điều kiện để tự do hành động nhằm đạt được sự thỏa mãn nguyện vọng và lợi ích riêng của mình. Vì vậy, vấn đề quyền, tự do cá nhân luôn phải được đặt trong sự tôn trọng quyền, tự do của người khác, tôn trọng và tuân thủ những qui tắc chung của cộng đồng.

Nói cách khác, quyền tự do của mỗi người phải bị giới hạn bởi quyền tự do của người khác. Pháp luật là phương tiện để mỗi cá nhân phải ràng buộc đối với cá nhân khác và xã hội. Đồng thời, quyền, tự do, dân chủ của cá nhân phải luôn đi èm với nghĩa vụ. Một mặt cá nhân được làm tất cả trừ những việc bị pháp luật cấm, mặt khác, họ hông được làm những gì có hại cho người khác, cho cộng đồng.

Bốn là, pháp luật chính là khuôn mẫu ứng xử cho mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Để xã hội tồn tại trong trạng thái ổn định, trật tự, các quyền, lợi ích của các thành viên trong cộng đồng được bảo đảm và bảo vệ, đòi hỏi xử sự của mỗi người phải dựa trên những chuẩn mực nhất định, theo những khuôn mẫu nhất định. Có nhiều loại chuẩn mực cho hành vi con người, trong đó pháp luật là một loại chuẩn mực quan trọng.

Pháp luật mô hình hóa các quan hệ xã hội thành các khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi ứng xử của con người, để họ bắt chước làm theo khi ở trong điều kiện hoàn cảnh nhất định. Nó định hướng hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội trong những điều kiện nhất định; nó qui định những mục tiêu cơ bản, những giới hạn, những điều kiện và những hình thức ứng xử trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống. Pháp luật như là “hành lang”, “đường biên” cho ứng xử của con người, nó nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước qui định để mọi người (chủ thể) có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép. Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp một tình huống cụ thể nào đó. Dưới góc độ xã hội, có thể nói, pháp luật là kết quả của sự “chọn lọc” và “đào thải” một cách tự nhiên các cách xử sự trong xã hội, trải qua bao biến cố xã hội, bỏ qua và vượt lên những yếu tố ngẫu nhiên, không hợp lý, để giữ lại những cách xử sự phổ biến, hợp lý, khách quan.

Tóm lại, nói một cách tổng thể nhất, pháp luật là công cụ để thiết lập và tăng cường quyền lực nhà nước, công cụ để tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước; là khuôn mẫu ứng xử của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội; là công cụ quan trọng nhất để điều tiết các quan hệ xã hội, định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội; là cơ sở để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm và bảo vệ quyền con người, bảo đảm dân chủ, công bằng và bình đẳng trong xã hội; cùng với các công cụ quản lý xã hội khác, pháp luật giữ vai trò quan trọng đảm bảo sự phát triển ôn định, bền vững của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)