B. NỘI DUNG
1.2. Tính tất yếu của việc kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng
1.2.2. Sự cần thiết phải kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh hành vi con người và điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, xét một cách cụ thể Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện kinh tế - xã hội mang tính đặc thù riêng. Không như những quốc gia phương Tây, nơi mà truyền thống pháp lý đã hình thành từ rất sớm, mọi vấn đề đều được giải quyết trên cơ sở pháp luật.
Khác với xã hội phương Tây, xã hội Á đông, trong đó có Việt Nam, đạo đức rất được coi trọng, nó có ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong đời sống và cả trong việc hình thành những qui định trong hệ thống pháp luật cũng như trong việc thực thi pháp luật. Trong thực tiễn truyền thống, người ta ứng xử với nhau trước hết bằng đạo lý, sau đó mới bằng pháp lý, thể hiện trong quan niệm “trăm cái lý hông bằng tý cái tình”. Chính trong những đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử đặc thù ấy, nền văn hóa Phương Đông - văn hóa làng xã với hệ thống các quy phạm đạo đức có điều kiện phát huy vai trò điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng xã hội.
Ở Việt Nam trong xã hội cũ, đạo đức được đặt ra để dành cho vua, quan lại và giai cấp thống trị, pháp luật được đặt ra dành cho dân chúng,
“quan thì xử theo lễ, dân thì xử theo luật”, “lễ nghi không tới thứ dân, hình
pháp luật và đạo đức có ý nghĩa như nhau đối với tất cả mọi thành viên trong xã hội, không có bất cứ ngoại lệ hay sự phân biệt đối xử nào. Tuy nhiên hệ thống pháp luật của ta vẫn chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ, ý thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn chưa cao, chưa đồng đều.
Pháp luật và đạo đức dù cùng là những công cụ điều chỉnh hành vi con người, điều chỉnh các quan hệ xã hội, song chúng không thể thay thế cho nhau. Pháp luật chỉ có thể điều chỉnh được những quan hệ xã hội mà hành vi của các chủ thể bị chi phối bởi các yếu tố lý trí, ý chí con người. Còn đối với những quan hệ xã hội mà hành vi của các chủ thể bị chi phối bởi yếu tố tình cảm, lương tâm, chẳng hạn quan hệ tình bạn, tình yêu, tình làng nghĩa xóm… lại thuộc về lĩnh vực đạo đức, pháp luật hông phát huy được tác dụng điều chỉnh. Vì vậy, một mình yếu tố pháp luật chưa bao giờ là đủ. Theo quan điểm
của chủ tịch Hồ Chí Minh thì đạo đức là gốc, pháp luật là chuẩn, gốc có
vững thì cây mới xanh tốt; đạo đức, lệ có vững thì pháp luật mới được đảm bảo. Có pháp luật nhưng nếu hông có lương tâm thì người ta sẽ bất chấp luật, lách luật, bẻ cong luật…; hoặc ngược lại, có những hành vi pháp luật không cấm, nhưng nếu trái với đạo đức xã hội thì không nên làm. Kết hợp đạo đức và pháp luật trong mối quan hệ hỗ trợ của nó thì hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội cao hơn.
Như trên đã phân tích, cả đạo đức và pháp luật đều có những thế mạnh riêng và điểm yếu riêng. Thế mạnh của pháp luật là khả năng điều chỉnh rõ ràng, dứt khoát, theo ý chí của giai cấp cầm quyền đối với các quan hệ xã hội cơ bản của đất nước. Sự điều chỉnh này thống nhất trên một phạm vi rộng theo những trình tự, cơ chế luật định, đặc biệt là sự đảm bảo thực hiện pháp luật bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước với hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật: Tòa án, Quân đội, Cảnh sát, Nhà tù… Trong hi đó, thế mạnh của đạo đức lại là khả năng tham gia điều chỉnh tất cả mọi mối quan hệ xã hội, mọi
góc độ tình cảm trong đời sống giữa cá nhân và nhà nước, cá nhân với cá nhân và cá nhân với chính bản thân mình. Bằng cơ chế điều chỉnh từ bên trong, đạo đức tác động đến đời sống tình cảm, danh dự, uy tín của con người để từ đó hình thành nhiều cách xử sự phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội, thực hiện chúng bằng niềm tin nội tâm, sự tự giác và sức ép của dư luận xã hội. Bên cạnh đó, đạo đức có thể hỗ trợ cho pháp luật để các văn bản pháp luật ban hành ra phù hợp với thực tiễn và đi vào cuộc sống một cách thuận lợi hơn. Đồng thời pháp luật có thể giúp ghi nhận, củng cố những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp và cổ vũ, bảo vệ những giá trị đạo đức mới.
Như vậy, kết hợp đạo đức và pháp luật trong quá trình xây dựng NNPQ ở Việt Nam là một tất yếu. Ý thức đạo đức cá nhân luôn luôn là nhân tố hết sức quan trọng thúc đẩy việc thực hiện pháp luật. Pháp luật chỉ có thể được thực hiện nghiêm chỉnh khi mỗi cá nhân trong xã hội đều là những người có ý thức đạo đức tốt, mỗi người đều tự ý thức được một cách sâu sắc vai trò, bổn phận, trách nhiệm của mình trong đời sống cộng đồng. Bởi vậy, xây dựng NNPQ cũng chính là làm cho đạo đức xã hội được coi trọng và phát huy vai trò tích cực của nó. Bằng việc xây dựng NNPQ, các quan niệm, quan điểm đạo đức xã hội, đặc biệt là các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được giữ gìn, bảo lưu và phát huy vai trò tích cực của nó trong điều kiện mới, góp phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội mới văn minh nhưng luôn giữ vững truyền thống, tạo lập nền tảng văn hóa tinh thần vững chắc cho công cuộc hợp tác, hội nhập quốc tế.
Như vậy, bên cạnh những ưu thế vốn có, cả pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định; song giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Do vậy, cả đạo đức và pháp luật đều cần được coi trọng. Đặc biệt trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN hiện nay, chức năng của cả đạo đức và pháp luật phải được thực hiện trong sự kết hợp chặt chẽ với nhau.