Nội dung kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 97)

B. NỘI DUNG

1.3. Nội dung kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nƣớc

nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Lý luận và thực tiễn cho thấy, không có pháp luật, hông có đạo đức tồn tại độc lập mà chúng tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó, tương trợ lẫn nhau. "Trên thực tế, không một lĩnh vực quan hệ xã hội nào từ lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế - kinh doanh, quân sự, hành chính pháp lý mà lại không có quan hệ ít nhiều với đạo đức, từ các phạm trù của đạo đức: thiện, ác, tốt, xấu, công bằng, nhân đạo, lương tâm, vinh, nhục..." [36, tr.15]. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy rằng sự kết hợp đạo đức và pháp luật phải được thể hiện, được chứa đựng trong một hình thức tồn tại hợp pháp, để cả đạo đức và pháp luật phát huy được vai trò trong điều chỉnh các quan hệ xã hội; bên cạnh đó không được vi phạm nguyên tắc pháp chế, vi phạm nguyên tắc hiến định là nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

Bất kỳ một hệ hống pháp luật hay một nền đạo đức nào cũng luôn phản ánh các đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, truyền thống lịch sử, tín ngưỡng... của dân tộc đó. Bởi vậy, mỗi dân tộc có những quan niệm, chuẩn mực đạo đức riêng, hệ thống pháp luật phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của dân tộc mình. Chỉ có kết hợp hài hòa các giá trị của cả đạo đức và pháp luật, mới có thể tác động tích cực nhất tới con người, nhằm xây dựng con người có văn hóa pháp lý cao, có phẩm chất đạo đạo đức lành mạnh, tích cực trong cộng đồng xã hội.

Nội dung kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng NNPQ thể hiện ở những phương diện sau đây:

Một là, hoạt động xây dựng pháp luật luôn đặt trên nền tảng những giá

trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc; góp phần giữ gìn và phát huy

Có thể nói bất kỳ một hệ thống pháp luật nào bao giờ cũng ra đời, tồn tại và phát triển trên một nền tảng đạo đức nhất định. Thực tiễn cho thấy, đạo đức có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các qui định trong pháp luật. Những quan điểm, tư tưởng, các chuẩn mực đạo đức đóng vai trò là tiền đề tư tưởng chủ đạo trong việc xây dựng nên các qui định của pháp luật.

Sự tác động của đạo đức đến hoạt động xây dựng pháp luật thể hiện ở chỗ: Trên cơ sở các quan điểm, tư tưởng đạo đức, các nhà làm luật đặt ra các qui phạm pháp luật không trái với đạo đức xã hội, mà phù hợp với những quan điểm, tư tưởng đạo đức ấy, và cao nhất là thể chế hóa chúng thành những qui phạm pháp luật.

Có thể nói, hơn bao giờ hết, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường, hợp tác và hội nhập quốc tế, các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam đang đứng trước những thách thức gay gắt. Bởi vậy, việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức phải đảm bảo một mặt nhằm giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, mặt khác nhằm loại trừ những quan niệm, qui tắc đạo đức lạc hậu, phản tiến bộ, trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc giữ gìn các giá trị truyền thống là nhằm tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển. Nói cách khác, giữ gìn các giá trị truyền thống là để phục vụ phát triển chứ hông được cản trở phát triển. Việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiến tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng bản lĩnh, cốt cách, tâm hồn người Việt, nhất là đối với thế hệ trẻ, những người ít chịu ảnh hưởng bởi truyền thống, đang có xu hướng xa dần truyền thống.

Đồng thời, pháp luật ghi nhận, củng cố và bảo vệ những quan niệm, quan điểm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức truyền thống tiến bộ.

Pháp luật chính là sự thừa nhận một cách chính thức của nhà nước đối với đạo đức. Với tư cách là hệ thống qui tắc xử sự do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, pháp luật tác động mạnh mẽ đến đạo đức, nó góp phần

củng cố, bảo vệ và phát huy những giá trị đạo đức tố đẹp và làm cho các chuẩn mực đạo đức trở nên phổ biến trong toàn xã hội. Việc pháp luật ghi nhận, củng cố các quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức diễn ra theo hai cách: Một là, ghi nhận trực tiếp, nâng lên và thể chế hóa thành luật; hai là, ghi nhận gián tiếp thông qua việc pháp luật qui định “nghiêm cấm các hành vi trái với đạo đức xã hội”.

Hai là, pháp luật loại trừ những quan niệm, tư tưởng đạo đức lạc hậu, đồng thời góp phần làm hình thành những quan niệm đạo đức mới, tiến bộ, phù hợp với điều kiện xã hội hiện nay.

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có tính bảo thủ tương đối mạnh mẽ, các quan niệm đạo đức truyền thống ăn sâu bám rễ trong tâm lý mỗi người dân, nó trở thành thói quen sử xự được lặp đi lặp lại của mỗi cá nhân, mỗi giá đình, dòng họ hay của cả cộng đồng. Việc trong thói quen ứng xử ấy có những quan niệm, tư tưởng đã lạc hâu, bảo thủ thì cũng hông dễ gì ngày một ngày hai mà từ bỏ, bởi lẽ có những quan niệm, qui tắc hành xử đã tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm nay.

Trong những trường hợp này, pháp luật với tính cách là những qui phạm mang tính bắt buộc, đảm bảo thực hiện, được xem là phương tiện hữu hiệu để loại bỏ những tư tưởng đạo đức lạc hậu. Điều này thể hiện ở chỗ, một mặt thông qua tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các chuẩn mực đạo đức cũ đã lỗi thời (tục cưới xin linh đình, bắt buộc sinh con trai…); có những qui định xử phạt rõ ràng nếu vi phạm. Mặt khác, pháp luật ghi nhận những chuẩn mực đạo đức mới, khuyến khích các chủ thể hưởng ứng, thực hiện theo những chuẩn mực đạo đức mới tiến bộ hơn.

Ba là, kết hợp đạo đức và pháp luật phải góp phần ngăn chặn sự suy thoái, xuống cấp của đạo đức.

Suy thoái đạo đức là hiện tượng mà những chuẩn mực đạo đức xã hội trở nên kém giá trị, mất tác dụng, hông còn ý nghĩa trong điều chỉnh suy

nghĩ và hành vi của con người, không còn phát huy sự ảnh hưởng tích cực trong đời sống xã hội, hông còn ý nghĩa là rào cản, ngăn ngừa những hành vi bất chính, bất thiện...

Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, pháp luật là công cụ hữu hiệu để diệt trừ cái ác, ngăn chặn sự băng hoại của đạo đức. Bằng việc ghi nhận thành pháp luật các quan niệm, quan điểm đạo đức, nhà nước bảo đảm cho các quan niệm, quan điểm đạo đức đó được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. Đặc biệt, bằng việc xử lý nghiêm minh những kẻ có hành vi đi ngược với các giá trị đạo đức xã hội, trừng trị nghiêm khắc những kẻ có hành vi phi nhân cách, pháp luật góp phần bảo vệ và giữ gìn các giá trị đạo đức của xã hội, ngăn chặn sự tha hóa xuống cấp của đạo đức.

Tóm lại, kết hợp giữa đạo đức với pháp luật là nhằm làm cho pháp luật và đạo đức trở nên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau, gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển. Sự kết hợp này được thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó pháp luật phải hàm chứa trong nó giá trị đạo đức, pháp luật phải ghi nhận và thể chế hóa các quan điểm, tư tưởng đạo đức tiến bộ thành các chuẩn mực xử sự chung của mọi người. Ngược lại, đạo đức phải hỗ trợ cho quá trình thực hiện các quy định của pháp luật vào trong cuộc sống thông qua sự nhận thức, ý thức tự giác về nghĩa vụ và bổn phận của công dân đối với việc giữ gìn ổn định trật tự chung xã hội nói chung và đối với việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Có như vậy mới phát huy một cách tích cực nhất hiệu quả điều chỉnh của cả pháp luật và đạo đức – với tư cách là hai hệ thống qui phạm quan trọng nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ KẾT HỢP ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta đã và đang thu được những thành tựu quan trọng. Dân chủ trong xã hội ngày càng được mở rộng và mang tính thực chất; hệ thống pháp luật đang ngày càng trở nên hoàn thiện; quyền lực nhà nước được tổ chức và kiểm soát bởi pháp luật; các quyền con người, quyền công dân ngày càng được tôn trọng, bảo đảm, pháp luật ngày càng phát huy vai trò to lớn, tích cực trong việc điều chỉnh hành vi con người, quản lý xã hội. Bên cạnh đó, các quan niệm, quan điểm, các chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng đang được củng cố, phát huy vai trò tích cực của mình đối với pháp luật.

Ra đời vào những thời điểm khác nhau của lịch sử, pháp luật và đạo đức luôn là phương tiện điều chỉnh phổ biến và cơ bản nhất đối với hành vi và các mối quan hệ xã hội của con người. Vị trí, vai trò, tính chất của sự kết hợp giữa pháp luật và đạo đức được nhân thức, khai thác, sử dụng không hoàn toàn giống nhau, chúng luôn có sự biến đổi qua từng thời kỳ lịch sử.

2.1.1. Khái quát lịch sử kết hợp đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội ở Việt Nam.

Trong lịch sử Việt Nam, tư tưởng về đường lối trị nước được hình thành và phát triển cùng với sự hoàn thiện của bộ máy nhà nước phong kiến. Sự kết hợp giữa tư tưởng “đức trị” với “pháp trị” trong đường lối trị nước đã có ngay từ hi đất nước giành được độc lập, gắn với các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần. Nhưng điều đó thể hiện rõ nhất ở thời Lê sơ, với việc kế thừa chủ trương “đức chủ, pháp bổ” của nhà Trần - một triều đại từng bước

đề cao địa vị của Nho giáo trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Đường lối trị nước ở thời Trần so với thời Lý là một bước phát triển mạnh mẽ. Đó hông còn đơn thuần là đường lối “đức trị” với tinh thần “từ bi bác ái” của nhà Phật như thời Lý, mà là đường lối kết hợp “đức trị” với “pháp trị” trên tinh thần “đức chủ, pháp bổ”. Ở thời Trần, mặc dù Nho giáo chưa phát triển đến mức thịnh trị, nhưng do nhu cầu xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, cho nên nhà Trần phải dựa vào Nho giáo. Yếu tố chủ đạo trong tư tưởng trị nước của Nho giáo là đạo đức, tức là dùng đạo đức xã hội và chuẩn mực đạo đức cá nhân (tam cương, ngũ thường) để điều chỉnh mối quan hệ và hành vi của các cá nhân trong xã hội. Ở thời kỳ này, đường lối “đức trị” giữ vị trí chủ đạo trong cách cai trị của nhà Trần. Nội dung “đức trị” thời kỳ này thể hiện tập trung ở hai vấn đề: một là, sự tu thân sửa đức của nhà vua làm gương cho dân chúng, là cơ sở giáo hoá toàn xã hội; hai là, sự chăm lo của nhà vua và những người đứng đầu đến đời sống của người dân thông qua các chính sách giáo hoá, dưỡng dân và chăm lo đời sống vật chất của nhân dân. Ý thức được tầm quan trọng của yếu tố đạo đức trong nhân cách nhà vua, các vua nhà Trần đã đặc biệt chú trọng đến việc tu thân sửa đức của bản thân và giáo dục con cái về đạo đức để có được những người kế vị sáng suốt. Điều này được thể hiện thông qua việc uốn nắn, nhắc nhở, quở phạt của Thượng hoàng đối với các vị vua đương triều cũng như việc vua Trần Thái Tông đích thân viết bài minh để dạy hoàng tử về trung hiếu, hoà tốn, ôn, lương, cung, iệm, v.v... nhằm rèn giũa nhân cách, lý tưởng cho người kế vị. Tuy nhiên, giai cấp thống trị thời nhà Trần mặc dù giương cao ngọn cờ và kiên trì nguyên tắc “đức trị”, coi “đức trị” là đường lối chủ đạo trong cách trị dân trị nước, nhưng đó hông phải là đường lối đức trị thuần túy mà đã có sự kết hợp nhất định với “pháp trị” theo tinh thần “đức chủ, pháp bổ” như đã nói ở trên.

Đến thời Lê sơ, chủ trương trị nước phải có pháp luật và lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân được thực hiện nghiêm chỉnh. Nếu ở nhà Trần đường lối

“đức trị” là chủ đạo có sự hỗ trợ của pháp luật thì đến thời Lê sơ, vai trò của pháp luật đã được nâng lên ngang tầm với yếu tố đức trị. Nói cách hác, đó là đường lối trị nước đức trị kết hợp với pháp trị theo đúng nghĩa của nó. Vua Lê Thái Tổ khẳng định: “Từ xưa đến nay trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa đặt ra pháp luật, để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ, biết thế nào là thiện ác, điều thiện thì làm, chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp” [23, tr.291]. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu lên ngôi, việc lập pháp đã được vua Lê Thái Tổ đặc biệt chú trọng. Năm 1428, ông đã hạ lệnh cho các quan bàn định pháp lệnh cai trị quân dân. Nổi bật trong đường lối pháp trị của Lê Thái Tổ là việc đề cao pháp luật mà trọng tâm là việc thưởng phạt nghiêm minh. Hình phạt dưới thời Lê Thái Tổ mặc dù chưa chặt chẽ, song, có thể nói là rất nghiêm khắc. Năm 1429, Lê Thái Tổ đã hạ lệnh cho các quan ở inh đô và lộ, huyện, xã rằng, “Kẻ nào du thủ du thực, đánh cờ đánh bạc, thì quan ty và quân dân bắt nộp để trị tội. Đánh bạc thì chặt 5 ngón tay, đánh cờ thì chặt một phân ngón tay, những kẻ không phải là việc quan mà vô cớ tụ họp uống rượu thì xử phạt 100 trượng” [23, tr.298]. Mặt khác, dù rất coi trọng pháp luật trong việc trị nước, nhưng nhà Lê sơ hông để các yếu tố pháp trị chiếm ưu

thế triệt để. Ngay từ đầu, triều Lê sơ đã đề ra chủ trương, một mặt ấn định

luật lệ, măt hác là chế tác lễ nhạc... Đến thời vua Lê Thánh Tông, đường lối

trị nước dựa trên sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị đã có được bước phát triển mạnh mẽ. Dưới sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo với những quy tắc cơ bản về cương, thường mà chính những quan niệm này của Nho giáo đã được tầng lớp cai trị triều Lê sơ vận dụng thành những điều huấn, và được nâng lên ở tầm quy phạm pháp luật trong bộ luật nổi tiếng dưới thời Lê Thánh Tông - Bộ luật Hồng Đức. “Các qui phạm đạo đức được thể hiện trong tất cả

các chương, điều của Bộ luật Hồng Đức, hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp” [23, tr.132]. Sự thịnh trị của triều đại này dưới thời Lê Thánh Tông đã chứng minh tính hợp lý của đường lối trị nước kết hợp giữa đức trị và pháp trị, đáp ứng được đòi hỏi của thời đại. Nhờ đó, triều đại này đã trở thành triều đại phong kiến trung ương tập quyền nổi tiếng nhất trong lịch sử chế độ phong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)