Montesquieu về nhà nƣớc trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật
Quan niệm của Montesquieu về nhà nước và tư tưởng tam quyền phân
lập trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật là một trong những tư tưởng
tiến bộ đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nước Pháp lúc bấy giờ nói riêng, Châu Âu nói chung. Tư tưởng của ông cùng với tư tưởng quyền lực và sự phân chia quyền lực nhà nước của J.J. Rousseau thành bộ đôi khai sáng trong thời đại suy tàn của chế độ phong kiến phương Tây. Không thể phủ nhận tính ưu việt của tư tưởng về nhà nước phân quyền nói riêng, mô hình nhà nước tư sản nói chung trong tiến trình phát triển của xã hội có giai cấp. Trên cơ sở đó, chúng ta kế thừa có chọn lọc những giá trị phù hợp với quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đó là xây dựng nhà nước pháp quyền mang tính xã hội chủ nghĩa. Quan niệm của Montesquieu về nhà nước trong
tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật có nhiều giá trị ý nghĩa kể cả về mặt lý
luận và thực tiễn đối với việc xây dựng nhà nước của mỗi quốc gia.
Trước hết, Montesquieu trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật đã tiếp
Montesquieu coi nền tảng pháp lý của nhà nước ấy chính là tinh thần của pháp luật. Tinh thần của luật, theo ông là cái quy luật cần phải có trong pháp luật. Tác giả đã coi pháp luật như là những quan hệ tất yếu, luật với nghĩa đó có ở mọi hiện tượng nhưng đối với con người phải thực hiện tính chất pháp lý, tức là phải hợp quy luật. Trên tinh thần đó, Montesquieu đã luận bàn khá sâu sắc về chức năng quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước. Theo đó Montesquieu có khuynh hướng coi sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật có tính lịch sử. Sự phong phú của các đạo luật và thể chế không phải là kết quả của sự tùy tiện, hoang tưởng của con người mà nó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Xuất phát từ lập trường pháp lý tự nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên và sự vận động, phát triển xã hội, Montesquieu đã lên tiếng bảo vệ, bênh vực các quyền tự nhiên và đề cao vai trò của con người. Ông cho rằng nhà nước phải có nghĩa vụ đảm bảo cho mọi thành viên các phương tiện sinh tồn, như thức ăn, quần áo và những thứ có lợi cho sức khỏe con người, bảo vệ cuộc sống của con người. Có
thể khẳng định, trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật , Montesquieu đã
đặc biệt đề cao vai trò của pháp luật. Bởi đó, pháp luật trong quan niệm của Montesquieu đã trở thành nhân tố quan trọng duy trì các hoạt động trong xã hội của nhà nước. Tinh thần của pháp luật hay chính là bản chất của hệ thống luật
pháp đã trở thành điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc trong tác phẩm Bàn
về tinh thần pháp luật. Điểm khác nhau trong quan điểm về luật pháp giữa Montesquieu với Hobbes, Locke hay Rousseau ở chỗ: Montesquieu có xu hướng đề cao tính khách quan, minh bạch, rõ ràng của pháp luật trên hệ thống văn bản hay thường gọi là các luật thành văn chứ không phải là sự thỏa thuận của những khế ước. Những lý luận về nhà nước và pháp luật của Montesquieu phản ánh thực tế xã hội đang đứng trước nhu cầu cần thiết phải phá bỏ quyền lực chuyên chế để tiến tới một thiết chế quyền lực mới, quyền lực phục vụ và bảo đảm cuộc sống của con người. Điều này có ý nghĩa lớn không chỉ đối với
thực tế xã hội lúc đó mà còn trong thực tiễn quản lí nhà nước và pháp luật của các nước trên thế giới trong bối cảnh hiện nay.
Thứ hai, Tác giả Bàn về tinh thần pháp luật đã bước đầu xác lập quan
điểm về một nền dân chủ pháp quyền, không phải là dân chủ vô chính phủ, mà là một nền dân chủ có sự chế ước lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội, một nền dân chủ được cụ thể hóa và đảm bảo bằng pháp luật.
Cở sở của nó xuất phát từ nguyện vọng muốn được xóa bỏ chế độ chuyên chế, lập nên một nền cai trị mới vì lợi ích của đa số. Ông cho rằng ở chế độ chuyên chế, luật pháp tập trung trong tay một người nên bản chất của nó là lạm quyền, không đảm bảo quyền tự nhiên vốn có của con người.
Là người tạo ra cơ sở bước đầu cho tư tưởng về nền dân chủ pháp quyền, Montesquieu khai thác triệt để khái niệm dân chủ và cho rằng đó là cơ sở đảm bảo pháp lí cho quyền công dân. Ông còn đưa ra những tư tưởng về việc loại trừ những cực đoan bất công tư hữu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng, đó là những quan điểm về nhà nước mang tính nhân đạo sâu sắc. Khái niệm dân chủ pháp quyền mà Montesquieu luận giải có nét tương đồng với khái niệm “nhà nước công dân” mà nhiều nước trên thế giới hiện nay đang sử dụng. Nền dân chủ ấy ngày nay được thể hiện ở chỗ, nó thực hiện việc duy trì sự ổn định xã hội, đem lại hòa bình cho công dân, bằng biện pháp kết hợp giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp trong thực thi quyền lực, nhất là quyền bầu cử của nhân dân. Nền dân chủ tiến bộ hướng đến bình đẳng, tự do, công lý cho công dân mà Montesquieu đòi hỏi, hiện đang là tiêu chí xây dựng của nhiều nhà nước trên thế giới.
Thứ ba, trong quan niệm về nhà nước, Montesquieu có công lao khi đặt vấn đề kiểm soát và cân bằng quyền lực chính trị.
Trong xu thế bàn về quyền lực nhà nước, T. Hobbes chủ trương tập trung quyền lực tối cao và bất khả phân vào tay nhà nước. J. Locke khởi thảo học thuyết phân quyền với việc phân chia quyền lực nhà nước thành lập pháp,
hành pháp và liên minh, trong đó cộng đồng xã hội giữ quyền phán xử. Montesquieu được các nhà nghiên cứu đánh giá cao ở tính tiên phong trong việc đề ra và giải quyết những vấn đề cơ bản của lý luận về nhà nước xét từ khía cạnh quyền lực nhà nước. Nếu như ở J. Locke là sự tập trung nhiều tới sự phân quyền chứ chưa bàn tới việc kiểm soát các quyền đó như thế nào, thì Montesquieu đưa ra cơ chế chống lạm quyền, chú ý kiểm soát quyền lực nhà nước.
Montesquieu bổ sung thuyết phân quyền của Locke bằng việc thêm quyền tư pháp tạo thành bộ ba quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Ba cơ quan thực hiện ba quyền này luôn trong thế đối trọng, kiểm soát và chế ước lẫn nhau. Thành công đó đã đưa lý thuyết phân quyền của Montesquieu lên ngang tầm một học thuyết về nhà nước. Theo cơ chế phân quyền, các nhánh quyền lực độc lập nên sự lạm quyền được kiểm soát. Hơn nữa, với cơ chế phân quyền, không một nhánh quyền lực nào có thể được coi là đại diện duy nhất cho chủ quyền nhân dân. Mỗi nhánh quyền lực chỉ đại diện cho chủ quyền nhân dân trên một phương diện nhất định: Nghị viện sẽ đại diện cho chủ quyền nhân dân trên phương diện lập pháp, chính phủ trên phương diện hành pháp, và tòa án trên phương diện tư pháp. Do đó, không một cơ quan nào có thể thao túng được toàn bộ quyền lực của dân chúng. Tư tưởng này của Montesquieu đã mở ra một trang mới trong lịch sử nhà nước về mặt tổ chức, đánh dấu bằng sự bắt đầu của một cơ cấu nhà nước hiện đại. Đó là một cơ cấu tổ chức nhà nước khoa học và hiện thực mà ngày nay nó có mặt ở nhiều thể chế chính trị trên thế giới. Với lý thuyết về sự phân quyền, Montesquieu đã tạo ra bước ngoặt có tính cách mạng trong lịch sử phát triển chính trị học. Nhà triết học, luật gia vĩ đại Ch. Montesquieu với tư cách là người đầu tiên của thế hệ Khai sáng thứ nhất đã có ảnh hưởng hết sức to lớn lên cuộc cách mạng tư sản Pháp.
Tư tưởng của Ch. Montesquieu thể hiện tinh thần nhân đạo khi ông yêu cầu loại trừ bất công tư hữu. Suốt cuộc đời đấu tranh không mệt mỏi cho tự
do của dân chúng, hạnh phúc nhân dân, Montesquieu với tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật đã để lại cho nhân loại một sự ảnh hưởng lớn lao không những ngay chính thời đại của mình mà tới tận ngày nay. Đúng như tâm nguyện của ông được thể hiện trong lời tựa mở đầu của tác phẩm: “Tôi sẽ vô cùng sung sướng nếu có cách làm cho mọi người tìm ra lý do để thích thú với nhiệm vụ của mình, để yêu vua, yêu tổ quốc, yêu luật pháp của mình, làm cho mọi người cảm nhận sâu hơn nhiều niềm hạnh phúc ngay trong xứ sở, trong nền cai trị, trong cương vị công tác của mình. Tôi sẽ là người sung sướng nhất đời nếu có cách gì làm cho mọi người cầm quyền tăng thêm tri thức về những việc họ phải quản lý, và làm cho mọi người thừa hành thêm hứng thú khi họ
tuân lệnh.” [39, 32-33] Tuy nhiên, những tư tưởng về nhà nước của Montesquieu trong tác phẩm
Bàn về tinh thần pháp luật vẫn không tránh khỏi những hạn chế mang tính thời đại. Có thể chỉ ra một số hạn chế sau:
Hạn chế thứ nhất, Montesquieu chưa nhận thức được vai trò của sự phát triền kinh tế- xã hội đối với lịch sử nói chung cũng như đối với sự ra đời, phát triển và hoàn thiện của nhà nước, pháp luật. Ông chưa thấy được sự hình thành xã hội trên cơ sở những điều kiện lịch sử - vật chất nhất định của nó, tức là chưa thấy được vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng trong đời sống xã hội. Tác giả Bàn về tinh thần pháp luật cũng chưa thấy
sự phát triển kinh tế như là nguyên nhân sâu xa của sự ra đời nhà nước. Tác giả coi các chính thể như là cái gì đã có sẵn, thực tế. Từ đó ông cho rằng các nguyên tắc pháp luật phải phù hợp với chúng. Hơn nữa, Montesquieu coi sự biến dạng, tha hóa của các nguyên tắc pháp luật như là nguyên nhân căn bản của sự thay đổi các thể chế nhà nước trong lịch sử, mà Montesquieu chưa nhận thấy các nguyên nhân: sự phát triển kinh tế, đấu tranh giai cấp, lợi ích của các tập đoàn đứng đằng sau việc hình thành các chính thể. Điều này đã dẫn ông tới quan niệm duy tâm về lịch sử nói chung.
Hạn chế thứ hai, là Montesquieu chưa lý giải khoa học về bản chất, nguồn gốc của nhà nước và pháp luật. Mặc dù trong học thuyết pháp quyền của Montesquieu có luận giải về nguồn gốc của sự mất tự do và bất bình đẳng. Nhưng ông vẫn chưa thấy được vấn đề mâu thuẫn giai cấp và sự phân chia giai cấp trong xã hội là nguồn gốc trực tiếp dẫn tới sự ra đời của nhà nước, pháp luật và bản chất giai cấp là đặc trưng căn bản của nhà nước. Ở điểm này, Montesquieu đã không vượt qua được những hạn chế của lịch sử và lập trường giai cấp của bản thân để đi tới quan niệm về tính giai cấp của nhà nước mặc dù trong thời đại ông mâu thuẫn giai cấp đã hết sức sâu sắc. Ông cũng chưa tìm thấy nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân sâu xa của tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Do đó đã dẫn tới những hạn chế nhất định trong việc khắc phục bất bình đẳng xã hội trong quan niệm của ông.
Một hạn chế tiếp theo của Montesquieu trong quan niệm về nhà nước, đó là khi xây dựng tư tưởng tam quyền phân lập, Montesquieu đã đề cập một cách sơ bộ đến tinh thần kìm chế đối trọng quyền lực như: tổ chức hai viện để viện nọ kìm chế viện kia, quyền ngăn cản của hành pháp đối với lập pháp. Nhưng cách kìm chế đối trọng trong học thuyết của ông rất mờ nhạt. Thêm nữa học thuyết đó của ông chỉ dừng lại ở sự phân chia quyền lực của các cơ quan nhà nước, tức là giai cấp chứ chưa làm cho quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân. Và như vậy, cũng như các học thuyết nhà nước ngoài marxit khác, học thuyết về nhà nước của ông vẫn chưa phải là một học thuyết nhà nước của một giai cấp cách mạng thời đại, đó là giai cấp vô sản.
Cuối cùng, quan niệm về nhà nước của Montesquieu có xu hướng mang tính lí tưởng, thậm chí hơi ảo tưởng và rơi vào chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng. Về việc loại trừ bất công tư hữu, về trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo các phương tiện sống cho công dân trong quan niệm của Montesquieu có tính chất không tưởng.
Con đường xóa bỏ bất bình đẳng mà Montesquieu đưa ra cũng mang tính chất lí tưởng. Ông chủ trương khước từ con đường cách mạng, thay vào đó là
con đường cải tạo hòa bình, tin vào lòng tốt của giai cấp hữu sản để đi tới một xã hội lý tưởng. Montesquieu đã thể hiện những hạn chế nhất định trong quan niệm địa – chính trị, địa – khí hậu. Ông nhấn mạnh sự ảnh hưởng của phong tục tập quán, khí hậu, đất đai, dân số đối với pháp luật. Ta thấy, trong quản lí đất nước cần tính đến các đặc điểm về đất đai, khí hậu, phong tục tập quán để có biện pháp tốt nhất thì đúng, nhưng đề cao nó một cách thái quá thì lại không phù hợp.
Vượt qua những hạn chế đó, thì quan niệm về nhà nước của Montesquieu, trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam vẫn có giá trị to lớn.
Học thuyết về Nhà nước pháp quyền ra đời từ thế kỉ XVIII với một quá trình thăng trầm, thậm chí có lúc bị quên lãng trong một thời gian dài. Ở những nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô và Đông Âu trước đây, người ta không nói đến nhà nước pháp quyền mà chỉ nói đến nhà nước chuyên chính vô sản. Cho đến 1988, ở Liên Xô mới bắt đầu nói đến khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, trước đó Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng đầu là Đặng Tiểu Bình đã nói tới việc sử dụng hình thức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong quá trình mở cửa, cải cách nền kinh tế - xã hội Trung Quốc. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc (1978) khẳng định: “Để đảm bảo dân chủ nhân dân, nhất định phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, chế độ hóa, pháp luật hóa dân chủ, tăng cường tính ổn định và liên tục của hệ thống pháp luật. Đồng thời phải thực hiện sự liên hoàn trong xây dựng và thực thi pháp luật, đó là: phải có hệ thống pháp luật để thực hiện nghiêm chỉnh, chấp pháp phải nghiêm khắc, vi phạm phải bị trừng phạt theo đúng quy định. Bắt đầu từ hôm nay cần chuyển công tác lập pháp cho Quốc hội và Thường vụ Quốc hội. Các cơ quan tư pháp và viện kiểm soát phải giữ tính độc lập của mình; phải trung thành với luật pháp và chế độ, trung thành với lợi ích nhân dân, trung thành với sự thật; đảm bảo sự công bằng cho mọi
người trước pháp luật, không cho phép bất cứ người nào có đặc quyền đứng trên pháp luật” [Dẫn theo 52, 283].
Tại Việt Nam, khái niệm nhà nước pháp quyền được nhắc đến lần đầu tiên tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (22/11/1991) và được khẳng định rõ hơn trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam những năm gần đây. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà