Cuộc đời, sự nghiệp của Ch.Montesquieu và tác phẩm Bàn về tinh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về nhà nước của ch montesquieu trong tác phẩm bàn về tinh thần pháp (Trang 28)

thần pháp luật

1.3.1. Cuộc đời của Ch. Montesquieu

Ch. Montesquieu sinh ngày 18/01/1689 trong một gia đình dòng dõi quý tộc lâu đời tại Bóocđô ở Tây Nam nước Pháp. Cha ông là một quý tộc sa sút, không giàu có và sống nhờ hoa lợi bên vợ. Mẹ ông xuất thân từ một dòng dõi quý tộc họ Penel người Anh. Mẹ của ông là một phụ nữ thông minh, rất sùng đạo và có thiên hướng bí ẩn. Bà mất năm Montesquieu mới lên 7 tuổi. Người có ảnh hưởng tới Montesquieu nhiều hơn cả là người chú ruột của ông – Giăng đơ Sơcongđơ – người đã từng là Chủ tịch Nghị viện Bóocđô.

Montesquieu được học luật từ nhỏ. Khi còn là học sinh trung học, ông tỏ ra khá say mê văn học và triết học cổ điển. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học luật năm 1714, ông vào làm tại Nghị viện Bóocđô do thừa hưởng chức vụ từ

người chú của mình. Cũng năm đó ông trở thành thành viên của viện Hàn lâm Pháp. Chế độ phong kiến ở châu Âu nói chung và ở Pháp nói riêng trong giai đoạn này đang bước vào thời kỳ suy tàn. Nhà nước chuyên chế lúc đó trở thành lực cản cho sự phát triển xã hội. Chính điều kiện sống và đặc biệt hơn 10 năm trên cương vị Chủ tịch Tòa án Bóocđô đã giúp cho Montesquieu hiểu sâu sắc hơn về thực chất chế độ chuyên chế phong kiến đương thời ở Pháp. Năm 1728, Montesquieu quyết định từ bỏ các chức vụ để dành thời gian chuyên tâm vào công việc nghiên cứu lý luận. Ông đi tới nhiều nước châu Âu và lưu tại Anh hai năm cuối. Trong thời gian ở Anh, ông có điều kiện tìm hiểu trực tiếp nền quân chủ lập hiến - một chính thể khác hẳn với chính thể quân chủ chuyên chế ở Pháp. Và quả thực “Một nước Anh mới hiện thực trực tiếp hiện diện trong đời sống cộng đồng của Montesquieu trong thời gian đó, đã là chất liệu thực tiễn quý báu nữa cho công việc của tư tưởng gia này” [39, 85]. Montesquieu say sưa tìm hiểu và tỏ ra khá thích thú với nền quân chủ lập hiến ở Anh lúc bấy giờ. Điều khá thú vị là “tại Nghị viện Anh, người ta cho phép ông có mặt trong các cuộc tranh luận giữa Chính phủ và phe đối lập kéo dài tới 12 giờ. Các tư tưởng về phân quyền của ông chín muồi ở Anh” [53, 688 - 689]. Năm 1731, ông trở lại lâu đài Brét tại Pháp và hoạt động nghiên cứu lý luận cho tới cuối đời. Montesquieu mất vào ngày 10/02/1755 khi đó ông 66 tuổi.

Nghiên cứu về cuộc đời Montesquieu, có nhiều ý kiến cho rằng: so với các nhà triết học trước đó cũng như với các nhà triết gia đương thời thì cuộc đời Montesquieu tương đối “thành đạt và suôn sẻ”, bản thân ông cũng không trở thành đối tượng đàn áp của nhà nước chuyên chế. Nhưng cũng như tác giả Lê Tuấn Huy cho rằng có lẽ tất cả những điều may mắn đó “chỉ nói lên được một điều, là điều kiện xuất thân của ông, mà không thể hiện những gì mà triết gia đầu tiên của thế hệ Khai sáng thứ nhất này đã đóng góp cho Khai sáng, với xuất phát điểm không chỉ là tinh thần phê phán đối với xã hội

chuyên chế, mà còn là thái độ khai sáng công nhiên và có ý thức” [24, 89]. Trong suốt hơn 60 năm của cuộc đời mình, Montesquieu đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị không chỉ trên lĩnh vực triết học, luật học mà cả trên lĩnh vực khoa học tự nhiên và văn chương.

Tác phẩm đầu tiên đánh dấu con đường nghiên cứu lý luận của

Montesquieu phải kể đến Những bức thư Ba Tư năm 1721. Đây là tác phẩm

văn chương thể hiện sâu sắc triết lý về con người, đạo đức, tôn giáo và nhà nước. Tác phẩm ra đời gây chấn động dư luận không chỉ ở Pháp mà còn cả ở châu Âu đương thời. Thông qua câu chuyện trao đổi thư của hai người Ba Tư gửi về quê nhà, Montesquieu đã cho công chúng thấy được bộ mặt của ông vua thế kỉ XIV. Đó là một ông vua sống xa hoa trên xương máu của nhân dân, ông vua đó tuy “không có mỏ vàng như vua Tây Ban Nha láng giềng nhưng lại có của cải nhiều hơn, bởi vì của cải của ông được khai thác trong các hư danh của thần dân, là một thứ kho vô tận hơn cả mỏ vàng” [62, 161]. Chi tiết thú vị trong tác phẩm chính là thân phận người thái giám – người bị xã hội chuyên chế phương Đông tước đoạt quyền công dân của mình theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Thông qua nhân vật này, Montesquieu đã đề cập tới những con người “mà trước quyền lực và phong tục, định kiến cổ hủ, thực tế đã bị làm cho kém đi, bị tước bỏ những quyền tự nhiên của mình, luôn lo sợ bị trừng phạt, không giám phản kháng” [24, 86]. Mặc dù dưới hình thức văn chương với hình ảnh ẩn dụ độc đáo nhưng ở tác phẩm này Montesquieu đã bước đầu gián tiếp đề cập tới quyền tự nhiên của con người dù chưa nhiều. Ông đã thể hiện sự phê phán gay gắt nhà nước chuyên chế phong kiến tồn tại lâu đời ở cả phương Đông và phương Tây. Nhà nước đó không chỉ là lực cản đối với sự phát triển của xã hội mà còn là chế độ tước đoạt quyền công dân của con người bằng những tư tưởng bảo thủ và phản động. Điều này thật đáng trân trọng, bởi lẽ không phải bất kỳ nhà quý tộc nào cũng có đủ bản lĩnh đứng lên phê phán chính chế độ sản sinh ra họ.

Năm 1734, Montesquieu cho xuất bản Bàn về nguyên nhân hưng thịnh và suy vong của Rome. Trong tác phẩm này, Montesquieu lý giải về nguyên nhân hưng thịnh của người La mã. Theo ông: “Những chiến thắng, việc chấp nhận các phong tục nước ngoài mà dân Rome cho là thích hợp với mình; khả năng của các đạo luật; những thắng lợi mà các vị tổng tài chấp chính theo đúng phong cách quân tử nên giành được” [39, 304]. Sau này D’Alambert phân tích nhận định nguyên nhân hưng thịnh của Rome trong tư tưởng của Montesquieu khái quát lên chính là “tình yêu tự do, lao động và tổ quốc”. Montesquieu cũng nhấn mạnh tới việc sử dụng khôn khéo các đường lối quân sự, chính trị với các nước láng giềng để củng cố quyền lực của mình. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thoái của người La Mã theo Montesquieu là do: “Các cuộc chiến tranh ở những vùng xa xôi; Sự nhượng “quyền trưởng giả” của công dân Rome cho các đồng minh của họ; sự bất lực của luật pháp trong tình trạng đất nước đã bành trướng” [39, 305]. Điều này về sau D’Alembert cho rằng Montesquieu đã tìm thấy những nguyên nhân suy thoái của Rome ngay trong sự bành trướng của đất nước này. Khi phân tích nguyên nhân dẫn tới suy thoái ở Rome, Montesquieu trình bày quan điểm về quy luật diễn biến của lịch sử. Ông cho rằng: “Một nước cộng hòa thông minh thì chớ nên phó mặc số phận tốt hay xấu của mình cho những điều ngẫu nhiên” [39, 308]. Ở đây Montesquieu đã thể hiện quan điểm duy vật khi phủ nhận quan điểm cho rằng sự vận động của lịch sử dân tộc là sự sắp đặt của thần linh, do ý muốn chủ quan của cá nhân hay do ngẫu nhiên chi phối. Tuy nhiên do những hạn chế của thời đại nên Montesquieu chỉ thấy được yếu tố tinh thần mà chưa nhận thấy đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự vận động lịch sử của xã hội có đối kháng giai cấp – điều mà sau này chính K. Marx và F. Engels đã nhận thấy khi phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân. Nghiên cứu tác phẩm Bàn về nguyên nhân hưng thịnh và suy vong

Montesquieu với nhà Khai sáng sau ông hai mươi năm J. Rousseau (1712 - 1778). Sự khác nhau ở chỗ: khi nghiên cứu về nền cộng hòa Rome theo Lê Tuấn Huy “Rousseau say sưa nói một triệu công dân của Rome họp đại hội thường xuyên, có khi một tuần mấy lần, để thực hiện quyền lực tối cao bằng cách giải quyết các công việc, bàn thảo vấn đề. Việc này, ông nói: “từ hiện thực đến khả năng, tôi thấy hệ quả rõ ràng là tốt” trong khi Montesquieu xem đó là một trong những nguyên nhân suy vong của

Rome” [24, 113]. Tuy vậy, giới nghiên cứu vẫn khẳng định tác phẩm Bàn

về nguyên nhân hưng thịnh và suy vong của Rome là một trong ba tác phẩm thành công trong sự nghiệp của Montesquieu. Tác phẩm không chỉ có giá trị về lịch sử tư tưởng mà còn có giá trị về triết học.

Bàn về tinh thần pháp luật được Montesquieu cho xuất bản năm 1748. Ông đã dành thời gian hai mươi năm của cuộc đời mình để viết tác phẩm này. Từ trước khi cuốn sách này được xuất bản, tình trạng sức khỏe của Montesquieu bị suy giảm nghiêm trọng, ông làm việc nhiều tới nỗi gần như hai mắt bị lòa. Và cũng bởi sự khổ công nghiên cứu miệt mài ấy mà sau này

Bàn về tinh thần pháp luật được xem là công trình khoa học kết tinh toàn bộ tài năng trí tuệ và con người Montesquieu. Trong tác phẩm này, Montesquieu không nghiên cứu luật pháp như một nhà luật học thuần túy mà nghiên cứu cái hồn, cái tinh thần cốt lõi của pháp luật. Montesquieu muốn khám phá quy luật bên trong luật pháp của mọi thời đại. Đồng thời, tác phẩm cũng thể hiện thái độ phê phán gay gắt của Montesquieu với nền chuyên chính tồn tại ở Pháp lúc bấy giờ. Chính thái độ khách quan, khoa học ấy của Montesquieu mà ngay khi ra đời, tác phẩm bị công kích dữ dội từ phía quan phương và bị liệt vào danh mục sách cấm. Tuy nhiên, cuốn sách vẫn lọt qua sự kiểm soát gắt gao của giáo hội để tới độc giả. Năm 1750, Montesquieu viết tác phẩm

luận chiến Bảo vệ tinh thần pháp luật để khẳng định lập trường kiên định của

được nói chuyện với Montesquieu hoặc dù chỉ nhìn thấy ông” [53, 690]. Một

số nhà khoa học đã công khai bảo vệ mãnh liệt cuốn Bàn về tinh thần pháp

luật của Montesquieu, trong đó có giáo sư La-Boomen. Sau đó vị giáo sư này

bị bắt giam với tội danh khả nghi về chính trị. Năm 1754 Montesquieu hăng hái tới Pari để xin giúp cho vị giáo sư bất hạnh, sử dụng các mối quan hệ có thế lực của mình và giải thoát được cho ông ta. Trong thời gian đó, ông cũng phải chịu sự hành hạ thân xác khủng khiếp do bệnh tật ngày một trầm trọng.

Vào những năm cuối đời, Montesquieu sống tại lâu đài La Brét, nghiên

cứu và viết thêm một vài tác phẩm khác nữa như Lyđim (1751), Atxat và

Ixmêni (1754). Trước khi qua đời Montesquieu còn để lại nhiều di cảo trong

đó có tập Những tư tưởng của tôi.

Montesquieu là người tiên phong trong phong trào Khai sáng Pháp thế kỉ XVIII. Tuy không phải là một người đứng đầu, một nhà lãnh đạo nhưng ông lại là “con người đầu tiên khởi phát cả một cuộc vận động văn hóa và tư duy. Montesquieu đã lần đầu tiên chính thức sử dụng khái niệm “Khai sáng” để nói đến một chương trình học thuật, để rồi sau đó trở thành tên gọi của cả một giai đoạn triết học và của cả một thời đại” [24, 93].

1.3.2. Tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật

Tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật được Montesquieu hoàn thành

năm 1748 sau chuyến đi tìm hiểu phong tục, tập quán, các thể chế chính trị của nhiều nước châu Âu. Trên thực tế, tác phẩm này là kết quả hai mươi năm ông nghiên cứu các thể chế chính trị trước đó. Tác phẩm gồm 31 quyển với

hơn 600 chương. Bản dịch Bàn về tinh thần pháp luật của Hoàng Thanh Đạm

tương đối đầy đủ. Cấu trúc tác phẩm được chia thành sáu phần:

Phần thứ nhất: Từ quyển I tới quyển VII: Montesquieu bàn về pháp luật, nguyên nhân của sự nảy sinh, hình thành pháp luật và tương quan với các chỉnh thể.

Phần thứ hai: Từ quyển IX đến quyển XIII: Montesquieu tiếp tục nghiên cứu các yếu tố chính trị bằng việc phân tích những luật lệ nào phù hợp với ba chính thể mà ông khảo sát trong lịch sử. Trong phần này, Montesquieu bàn nhiều hơn cả về lý thuyết tam quyền phân lập và việc phân định ba quyền đó áp dụng ở Anh quốc.

Phần thứ ba: Từ quyển XIV tới quyển XIX: Montesquieu phân tích các nguyên nhân với tính cách vật chất – khách quan (tính chất của khí hậu, đất đai) hay tinh thần (tập quán hay phong tục của mỗi nước) ảnh hưởng tới luật pháp.

Phần thứ tư: Từ quyển XX tới quyển XXIII: Montesquieu tiếp tục nghiên cứu nguyên nhân với tính cách kinh tế và nhân khẩu ảnh hưởng tới pháp luật.

Phần thứ năm: Từ quyển XXIV tới quyển XXVI: Montesquieu trình bày những nguyên nhân tâm linh có ảnh hưởng tới pháp luật. Ông phân tích khá sâu sắc mối quan hệ giữa tôn giáo và pháp luật. Đồng thời trong phần này, Montesquieu cũng xem xét mối quan hệ giữa luật pháp và các đối tượng mà luật pháp quy định.

Phần thứ sáu: Từ quyển XXVIII tới hết quyển XXXI: Montesquieu khảo cứu về lịch sử minh chứng cho tinh thần pháp luật.

Ngay từ khi tác phẩm ra đời và cho tới bây giờ vẫn có khá nhiều tranh luận về bố cục của tác phẩm. Có ý kiến khen ngợi Montesquieu sắp xếp bố cục chặt chẽ với tư duy lý luận sắc sảo song lại có ý kiến cho rằng Montesquieu trình bày tác phẩm không theo một thứ tự nào. Nghiên cứu tác phẩm này, người viết nhận thấy: Mặc dù giữa các quyển, các chương có độ dài ngắn không giống nhau, tuy nhiên điều đó không làm ảnh hưởng tới giá trị của tác phẩm. Bởi lẽ, trong quá trình nghiên cứu chúng ta vẫn thấy mạch logic bên trong xuyên suốt tác phẩm: Mười ba quyển đầu Montesquieu chứng minh hiến pháp chính trị là yếu tố chính xác định bản chất của luật pháp. Mười ba

quyển sau Montesquieu phân tích những yếu tố phụ của pháp luật như khí hậu, phong tục, tôn giáo… các quyển sau là sự khảo cứu tư liệu lịch sử chứng minh cho tinh thần pháp luật. Trong toàn bộ tác phẩm, Montesquieu luôn quán triệt quan điểm toàn diện và tư duy duy lý chặt chẽ, logic rất đặc trưng cho tư duy văn hóa Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.

Ngay trong lời tựa Montesquieu đã tóm tắt nội dung tác phẩm và lưu ý những điểm chủ yếu về mặt phương pháp. Ông đã khảo cứu và suy xét kỹ lưỡng hệ vấn đề chính của luật pháp ở châu Âu do đó khi nghiên cứu tác phẩm Montesquieu đã đề nghị nghiên cứu trong “tính toàn vẹn của tư duy và tính chỉnh thể” của tác phẩm. Để có thể nắm được ý đồ của tác phẩm và toàn bộ cuốn sách chứ không phải là các tiểu tiết của nó. Nội dung bao quát toàn bộ tác phẩm được ông khái quát như sau:

1. Lịch sử các quốc gia dân tộc không chỉ là những lịch sử cá biệt, tồn tại trong tính đơn nhất của nó mà nó còn là một quá trình liên tục, có sự kế thừa tiếp biến và phát triển. Do đó tìm ra điểm chung và khái quát nó thành các nguyên tắc, xem xét sự việc “bản chất của sự việc” đó là tinh thần mà ông đã nghiên cứu tác phẩm.

2. Từ sự xem xét đó không tránh khỏi việc chúng ta phải bỏ qua một số tiểu tiết để nắm lấy cái chính yếu, cái bản chất từ khía cạnh chính trị đối với quốc gia dân tộc – đó là quyền lực chính trị tối cao, biểu hiện thông qua hiến pháp của quốc gia trong quan hệ với thể chế chính trị - pháp luật.

3. Pháp luật không thể nảy sinh bên ngoài xã hội mà nó gắn với xã hội, đời sống xã hội và hành động của nó. Vì thế nhân dân cần được soi sáng. Bởi vì một mặt nhà cầm quyền thường có ý đồ lợi dụng pháp luật cho sự cai trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về nhà nước của ch montesquieu trong tác phẩm bàn về tinh thần pháp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)