Tiền đề tƣ tƣởng cho sự hình thành tƣ tƣởng chính trị xã hội của nho sỹ duy Tân cu i thế kỷ XIX– đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (Trang 32 - 44)

1.2.1. Sự khủng hoảng của nho giáo Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

Nho giáo đã du nhập vào nước ta từ rất lâu, ngay từ thế kỷ I TCN. Nho giáo vào nước ta chủ yếu thông qua con đường xâm lược của phong kiến phương Bắc cùng với q trình giao lưu văn hóa. Trong q trình du nhập vào nước ta, nho giáo với những tư tưởng hết sức hà khắc về Tam cương, Ngũ thường, Thiên mệnh đã được phong kiến phương Bắc sử dụng như một công cụ để thống trị nhân dân ta.

Đến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê những ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội nước ta giai đoạn này cũng chưa thực sự sâu sắc. Nhưng sang thế kỷ 11, từ thời nhà Lý trở đi, Nho giáo dần có sức ảnh hưởng lớn hơn trong bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền bởi những điều mà nó làm được trong việc duy trì trật tự, ổn định xã hội, trong việc quản lý, xây dựng và phát triển đất nước. Nho giáo được đề cao và được sử dụng như một công cụ trong việc cai trị và quản lý xã hội.

Sang đến thế kỷ XV, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính, hệ tư tưởng thống trị trong xã hội Việt Nam. Từ bộ máy chính quyền đến đời sống nhân dân đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo. Đặc biệt dưới thời nhà Nguyễn vai trò của Nho giáo càng được đẩy lên cao, triều đình nhà Nguyễn độc tơn nho giáo. Vai trò của nho sĩ càng được đề cao, đặc biệt trong đời sống nhân dân. Chính vì vậy, khơng có gì lạ khi trong tư tưởng của các sĩ phu yêu nước tiến bộ sau này đều chịu ảnh hưởng của nho giáo.

Nhưng từ khi thực dân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam 1858 đến khi triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu hàng Pháp sau Hiệp ước Hác – măng 1883, nho giáo đã không thể phát huy những vai trị của mình trong việc hoạch định đường lối để ứng phó với sự thay đổi của thời đại. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước

yêu cầu của cơng cuộc chống ngoại xâm. Nho giáo chính thức bước vào thời kì suy “vong trên vũ đài tư tưởng”. Theo đó, tầng lớp nho sĩ đã phải phải đứng trước sự lựa chọn trong cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng giữa “duy tân và thủ cựu” hay đường lối “chủ chiến và chủ hòa”. Nhưng nho sĩ nhà Nguyễn cũng chưa thể giải quyết được những vấn đề mang tính thời đại đó, dẫn đến nho giáo ngày càng bất lực trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc.

Trong bối cảnh đó, một số nhà tư tưởng tiêu biểu như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh,… đã thực hiện một bước chuyển tư tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn.

Các nhà tư tưởng này phần lớn đều xuất thân từ nho sĩ, chính vì xuất thân từ nho sĩ nên họ đã hiểu được và nhận thấy được nho giáo đã khơng cịn phù hợp với bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại, họ nhận thấy nho giáo đã đi vào con đường suy tàn, bất lực trước yêu cầu của lịch sử. Từ sự phê phán hệ tư tưởng phong kiến đó, các ơng đã đề xuất tư tưởng canh tân vào cuối thế kỷ XIX và sau đó, khởi xướng tư tưởng dân chủ tư sản vào đầu thế kỷ XX, tạo nên ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt Nam.

Trong trào lưu tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX, Đặng Huy Trứ (1825 – 1874), Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871)… là những nhà tư tưởng tiêu biểu nhất. Cả hai ông đều là những người am hiểu nho học, chính vì vậy, dù là tư tưởng canh tân, cải cách nhưng đâu đó vẫn cịn bong dáng của những tư tưởng nho giáo xưa.

Cụ thể, Nguyễn Trường Tộ coi “ngôi vua là quý”, “chức quan là trọng”, không muốn thay đổi chế độ quân chủ mà muốn có một người cầm quyền đủ khả năng dẫn dắt toàn dân tiến hành canh tân đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh việc đề cao chế độ quân chủ, kêu gọi thực hiện “chính danh”, Nguyễn Trường Tộ cũng nhận thấy vai trò của pháp luật và cho

rằng, vua cũng nên tự hạ mình để ghép vào vịng pháp luật. Đây chính là điểm duy tân trong tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ trong việc xây dựng nhà nước theo mơ hình qn chủ mà ơng vẫn muốn lưu giữ.

Ông viết: “Bề trên lo giữ pháp độ, lo việc nước thì chỉ dùng người hiền, đã theo cơng lý giữ pháp luật thì trên sẽ hợp điển chế không ai dị nghị, sự nghiệp không suy đốn” [2, tr.204].

Như vậy, trong quan điểm của Nguyễn Trường Tộ, những yếu tố của tư tưởng dân chủ đã xuất hiện, nhưng vẫn đan xen tồn tại với quan điểm nho giáo khi ông vẫn muốn giữ lại chế độ quân chủ chuyên chế, người đứng đầu nhà nước vẫn là vua… Qua đó phản ánh sự dao động tư tưởng của các nho sĩ yêu nước khi “hệ tư tưởng cũ lung lay, hệ tư tưởng mới chưa được xác lập”.

Quan điểm về “dân” là quan điểm khá nổi bật trong tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Trong đó nổi bật là quan điểm của Đặng Huy Trứ. Ông coi “dân là gốc của nước, là chủ của thần”; “Khí mạnh của nước là lấy dân làm gốc. Bồi bổ cái gốc đó mới là thầy thuốc giỏi” [48, tr.284].

Những quan niệm về vai trò của “dân” trong sự phát triển của xã hội đã có từ lâu và trở thành một đạo lý. Thời Lý – Trần, những tư tưởng về thân dân, khoan dân, huệ dân, v.v. đã xuất hiện và đã góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý – Trần hưng thịnh. Đến Nguyễn Trãi, quan điểm về “an dân” đã được ông tiếp thu, kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kỳ hoạt động của mình. Như vậy, những quan niệm của Nguyễn Công Trứ về “dân” như đã đưa ra ở trên đều xuất phát, kế thừa những quan niệm về dân của nho giáo. Trên cơ sở kế thừa đó, ơng mở rộng ra hơn nữa vai trò của “dân” trong sự ổn định và phát triển xã hội. Đây chình là biểu hiện của việc đánh dấu sự đổi mới trong tư duy của dân tộc ta cuối thế kỷ XIX.

Sang đến đầu thế kỷ XX, một số nhà tư tưởng đầu thế kỷ XX, như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh…

đã tiếp thu tư tưởng của các nhà canh tân cuối thế kỷ XIX trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, tiếp tục phát triển tư tưởng đó lên trình độ mới, cao hơn về chất. Các ông đã từ bỏ dần hệ tư tưởng phong kiến, mạnh dạn đi tìm hệ tư tưởng mới cho dân tộc.

1.2.2. Tư tưởng cải cách, duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

* Tư tưởng cải cách, duy tân của Nhật Bản

Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX khi các nước phương Đông đều chịu sự thống trị, phụ thuộc của các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản lại thốt khỏi được tình trạng đó. Nhờ vào cơng cuộc cải cách, duy tân được thực hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX đã đưa Nhật Bản thoát khỏi họa xâm lăng. Chính “phong cách tư duy độc lập, tự chủ, duy lý” của người Nhật đã góp phần khơng nhỏ vào thành cơng của cơng cuộc cải cách, đưa đất nước thốt khỏi tình trạng bị xâm lược, phát triển ngang hàng với tư bản phương Tây.

Nhật Bản cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh Trung Hoa, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo, nhưng trong xã hội Nhật Bản lại không xuất hiện hiện tượng độc tôn về mặt tư tưởng. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các học thuyết, trường phái khác. Bên cạnh tầng lớp nho sĩ trong xã hội góp phần định hình, phát triển xã hội, xã hội Nhật Bản cịn một tầng lớp khác đóng vai trị rất quan trọng trong việc quản lý xã hội, đó là tầng lớp võ sĩ. Hai tầng lớp này khác nhau về địa vị xã hội, nhưng họ đều đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi lích giai cấp mình. Do vậy, trong công cuộc cải cách, duy tân Nhật Bản cuối thế lỷ XIX, tầng lớp võ sĩ nắm giữ vai trò quyết định, nhưng sang đầu thế kỷ XX, vai trò này được chuyển giao sang cho tầng lớp trí thức Tây học.

Tư tưởng cải cách, duy tân Nhật Bản xuất phát điểm với những nguồn gốc khác nhau, với những phương thức khác nhau, lực lượng xã hội khác

nhau nhưng tất cả đều chung môt mục tiêu xây dựng xã hội mới, đưa đất nước thoát khỏi họa xâm lăng.

Một số nội dung tiêu biểu trong công cuộc duy tân Minh Trị của Nhật Bản:

Về chính trị: thực hiện cải cách cơ bản hệ thống chính trị, tầng lớp võ sĩ

nắm giữ các vị trí chủ chốt. Chế độ trung ương tập quyền được thiết lập.

Về kinh tế: Cải cách nền tài chính, tập trung phát triển nội thương, ngoại thương, tích lũy tư bản. Sức mạnh kinh tế và quyền lực chính trị nằm dưới sự kiểm sốt của chính quyền.

Về xã hội: tiến hành đổi mới xã hội theo kiểu phương Tây.Tất cả các

lĩnh vực của đời sống xã hội: kiến trúc, phong cách sinh hoạt… đều học tập theo phương Tây.

Về giáo dục: Đây là lĩnh vực được chính quyền hết sức coi trọng, coi đây là cơ sở để thay đổi đất nước, chính vì vậy, chính quyền lựa chọn học hỏi theo mơ hình phương Tây, cụ thể là Pháp với những hình thức như cử người đi du học, thuê các chuyên gia giáo dục ở các quốc gia tiến bộ về Nhật giảng dạy.

Cải cách Minh Trị diễn ra đã đạt được kết quả to lớn, không chỉ giữ vững được nền độc lập mà còn trở thành quốc gia tư bản phát triển hùng mạnh. Trong số những nhà tư tưởng đóng vai trị cho sự thành cơng đó của duy tân Minh Trị, Fukuzawa Yukichi là một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu nhất.

Fukuzawa Yukichi là một nho sĩ có xuất thân từ tầng lớp võ sĩ. Là một nho sĩ, ông nhận thấy được những hạn chế của Nho giáo như sự phân chia đẳng cấp xã hội. Cùng với việc được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các nước phương Tây, ơng đã có những sự chuyển biến quan trọng trong tư tưởng để đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc vào đầu thế kỷ XX, điều mà những nho sĩ tiến bộ ở Trung Quốc hay Việt Nam chưa làm được.

Tư tưởng cải cách, duy tân của Fukuzawa Yukichi hướng đến tinh thần học tập văn minh phương Tây nhưng trên cơ sở vẫn giữ gìn bản sắc và độc lập, tự chủ dân tộc. Một trong những tư tưởng có tính then chốt trong hệ thống tư tưởng của ơng có ảnh hưởng đến các nho sĩ duy tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đó chính là những quan điểm về con người.

Ơng đề xuất tư tưởng “con người bình đẳng”. Ơng cho rằng, khi sinh ra, mọi người đều bình đẳng, có tư cách địa vị như nhau, khơng phân biệt trai gái, thấp hèn, khơng cho mình quyền đứng trên người khác. Trời sinh ra con người nhưng không tạo ra cuộc sống của họ, cuộc sống của mỗi người là do chính bàn tay họ tạo dựng nên. Tư tưởng này khắc phục hạn chế của Nho giáo về “Thiên mệnh”.

Ngoài ra, quan điểm về nhà nước là đại diện của dân, điều hành mọi hoạt động của nhân dân. Nhà nước phải làm ra luật để bảo vệ dân. Đây là những tư tưởng chịu ảnh hưởng của tư tưởng chính trị phương Tây mà ơng đã tiếp thu được. Chưa dừng lại ở đó, ơng cho rằng, cần khuyến khích học tập phương pháp tư duy của phương Tây trong lĩnh vực tư tưởng, đồng thời phê phán lối tư duy của người phương Đông, phá bỏ những tư tưởng lạc hậu, khắc nghiệt của nho giáo…

Tóm lại, những tư tưởng cải cách, duy tân ở Nhật bản cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đã đưa Nhật Bản từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành một cường quốc ở phương Đông. Những tư tưởng cải cách đó có ý nghĩa vơ cùng quan trọng khơng chỉ với xã hội Nhật Bản nói riêng mà cả lịch sử tư tưởng các nước phương Đơng nói chung. Những thành tựu mà Nhật Bản đạt được tác động vào trí óc của những người Việt Nam yêu nước cũng các dân tộc khác. Họ thực sự coi Nhật Bản là tấm gương noi theo. Các sĩ phu yêu nước, tiến bộ lúc bấy giờ thực sự đã bị thu hút mạnh mẽ bởi những thành tựu mà Nhật Bản đã đạt được.

Các nhà tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX đã coi Nhật Bản như một tấm gương trong việc duy tân, đổi mới đất nước để duy trì độc lập, cố gắng đưa đất nước phát triển ngang hàng với phương Tây. Các phong trào yêu nước cũng từ đây bùng nổ và phát triển. Các phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông kinh nghĩa thục… đã tạo nên sự thay đổi trong Việt Nam nói chung và lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX nói riêng.

Như vậy, dưới ảnh hưởng của Duy tân Nhật Bản mà bắt đầu từ cải cách Minh Trị “nhiều nhân vật ưu tú của các phong trào dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Áđã có những hoạt động thực tế riêng ở từng đất nước hoặc hoạt động chung trên đất nước Nhật Bản vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” [26, tr.275].

* Tư tưởng cải cách, duy tân và cách mạng ở Trung Quốc

Trung Quốc cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX rơi vào khủng hoảng trầm trọng, chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ, đời sống người dân hết sức bần cùng. Lúc này, luồng gió cải cách, duy tân Nhật Bản dần ảnh hưởng đến tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ nhận thức được rằng, muốn thoát khỏi khủng hoảng cẩn phải tiến hành cải cách.

Mở đầu cho công cuộc cải cách ở Trung Quốc chính là phong trào Biến pháp duy tân 1898. Lúc này, các nhà tư tưởng duy tân Trung Quốc nhận thức được rằng, hệ tư tưởng nho giáo đã thực sự lỗi thời, không thể đảm nhận nhiệm vụ lịch sử và thay vào đó là ý thức hệ tư sản. Họ coi đây là vũ khí lý luận dẫn đường cho phong trào cải cách và cách mạng dân chủ lúc bấy giờ.

Đại diện tiêu biểu cho phong trào duy tân giai đoạn này là những nhà tư tưởng tiến bộ: Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Đàm Tự Đồng… Nhưng tư tưởng duy tân ở Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX chia làm 2 phái: phái cách mạng và phái cải lương.

Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu là hai đại diện tiêu biểu nhất của phái cải lương. Họ đề ra chủ trương duy trì và cải tiến chế độ phong kiến nhà Thanh. Thông qua “Biến pháp duy tân” (1898) mà Lương Khải Siêu đề xướng, vua Quang Tự lúc bấy giờ đã cho thi hành một loạt cải cách trên tất cả các lĩnh vực của xã hội. Trong đó, một số nội dung tiêu biểu có thể kể đến như: thay đổi hệ thống pháp luật; sửa đổi chế độ khoa cử, khuyến khích nghiên cứu, phát minh mới… Nhưng biến pháp duy tân chỉ duy trì được một thời gian ngắn rồi thất bại do vấp phải sự phản đối của phe thủ cựu trong triều đình Mãn Thanh.

Sau khi biến pháp thất bại, Lương Khải Siêu có sự chuyển biến về mặt tư tưởng. Trong thời gian ở Nhật Bản, ơng tun truyền tư tưởng bình đẳng, tự do, dân chủ. Ông ủng hộ giai cấp tư sản Trung Quốc thực hiện cách mạng dân chủ giống như các nước phương Tây. Nhưng sau đó, khi trực tiếp nhìn thấy những mặt trái của chế độ dân chủ phương Tây, ơng nhận thấy mơ hình đó khơng phù hợp với xã hội Trung Hoa. Lúc này những thành tựu từ công cuộc cải cách ở Nhật Bản càng hấp dẫn ông. Ông ủng hộ chế độ quân chủ chuyên chế, cũng từ đây ông phản đối con đường bạo lực cách mạng mà Tôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)