ƢỞNG CHÍNH TRỊ XÃ HI CỦA SĨ I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX – NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (Trang 44 - 79)

2.1. Những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trƣờng Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Thực dân Pháp xâm lược, các phong trào giải phóng dân tộc lần lượt thất bại.Xã hội Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc. Trong bối cảnh đó, những nhà nho yêu nước như Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh,… đã thực hiện một bước chuyển tư tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn.

Từ sự phê phán hệ tư tưởng phong kiến cũng như những hạn chế của Nho giáo đương thời, các ông đã đề xuất tư tưởng canh tân để đưa đất nước thoát khỏi ách xâm lược, đô hộ của thực dân. Mở đầu trào lưu canh tân là những đề xuất cải cách, canh tân đất nước vào cuối thế kỷ XIX và sau đó, khởi xướng tư tưởng dân chủ tư sản vào đầu thế kỷ XX, tạo nên ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt Nam.

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là những đại diện tiêu biểu nhất cho tư tưởng duy tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Do đó, trong phạm vi của luận văn, dưới góc độ nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân, tác giả lựa chọn 3 nhà tư tưởng đó để phân tích.

2.1.1.Tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trường Tộ

Trong khi cục diện thế giới cuối thế kỷ XIX thay đổi mạnh mẽ, là thời đại chủ nghĩa thực dân, khn khổ tư duy chính trị Nho giáo đã hạn chế sự phát triển mọi mặt của xã hội Việt Nam gia đoạn này. Đặc biệt, dưới triều Nguyễn, “cách nhìn lấy Trung Quốc làm trung tâm đã khiến họ trở nên bất cập trong phân tích thời thế, đánh giá tương quan lực lượng địch - ta, bản chất của kẻ thù mới, từ đó khơng hoạch định được một chiến lược phù hợp chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp” [. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn trong cơng cuộc chống thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX.

Sự phân hóa trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn giữa phái chủ chiến và chủ hoà kéo dài gần 20 năm khơng chỉ thể hiện lối tư duy chính trị lạc hậu của tầng lớp lãnh đạo, phản ánh sự bất lực của hệ tư tưởng Nho giáo trong đường lối trị nước mà còn làm phân tán ý chí và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc.

Trong bối cảnh đó, nhiều đề xuất tiến hành cải cách, canh tân đất nước được đề xuất lên triều đình. Trong đó phải kể đến tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ - nhà nho tiêu biểu nhất cho trào lưu canh tân giai đoạn này.

Tư tưởng canh tân là một trào lưu tư tưởng của tầng lớp trí thức yêu nước, tiến bộ, xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX, với chủ trương vận dụng những tri thức mới của văn minh nhân loại nhằm đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế – xã hội đất nước theo kịp sự phát triển thời đại. Đối lập với tư tưởng canh tân là tư tưởng thủ cựu của một bộ phận quan lại triều đình nhà Nguyễn, khơng chịu đổi mới, tiếp thu tư tưởng tiến bộ của phương Tây văn minh, của nhân loại.

Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 (có tài liệu cho là ông sinh năm 1828) tại làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nghèo theo đạo Thiên chúa. Năm 1871, ơng bị mắc trọng bệnh nên qua đời khi mới 41 tuổi. Xuất thân từ gia đình cơng giáo nhưng khi cịn nhỏ tuổi ông theo học chữ Hán, ông học rất chăm chỉ, thông minh, được thầy và bạn u mến, khâm phục. Vì vậy, ơng sớm nổi tiếng là một người có đại tài, đại trí, giỏi văn chương, chữ nghĩa. Nhưng thiên hướng Nho học của ông khơng phải chun về bình luận thơ phú, mà ơng quan tâm đến những giá trị thực tế của sự vật. Ông trở thành thầy dạy chữ Hán cho người Pháp. Ơng cũng ni mộng trở thành quan lại trong bộ máy triều đình nhà Nguyễn nhưng do chính sách “Cấm đạo” của triều đình nên tuy học giỏi ơng nhưng khơng được đi thi.

Chính vì ngun nhân này mà tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ chứa đựng sự dung hồ các tư tưởng chính trị của Nho giáo, Kitô giáo và pháp quyền tư sản của các nước Á - Âu đương thời.

Năm 1859, Nguyễn Trường Tộ xuất ngoại. Trong thời gian ở nước ngồi, Nguyễn Trường Tộ có dịp đi nhiều nơi, kết giao với nhiều bạn bè ngoại quốc, học hỏi được nhiều kiến thức tiên tiến của nhiều quốc gia, chứng kiến và nắm bắt được những biến đổi của thế giới. Kiến thức và tầm nhìn về thế giới của ông được nâng lên rất nhiều.

Ơng quan sát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, các nước và cách làm ăn buôn bán của tư bản phương Tây, so sánh với sự lạc hậu thấp kém trong nước, dần dần trong ơng đã hình thành ý tưởng và đề nghị canh tân của mình nhằm mục đích đưa đất nước cường thịnh, đủ khả năng chống lại được chủ nghĩa thực dân phương Tây, giành độc lập dân tộc.

Những tư tưởng về cải cách của Nguyễn Trường Tộ đưa ra trên cơ sở được hình thành trên nhìn nhận đúng đắn về nội dung bản chất và xu hướng

của thời đại mới. Nhưng để đạt được sự nhận thức đúng đắn đó ơng phải vượt qua khn khổ của cái nhìn Nho giáo đã bám sâu vào xã hội.

Trong các bản điều trần của mình gửi lên vua Tự Đức, ơng đã đề cập cải cách, canh tân hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, như giáo dục, kinh tế, văn hố, qn sự, ngoại giao,hành chính... để đưa đất nước thốt khỏi tình trạng khủng hoảng, đủ sức để đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ gửi lên vua Tự Đức và triều đình nhà Nguyễn (gồm 58 bản, đượcsưu tầm và tập hợp trong cuốn sách Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1988, của tác giả Trương Bá Cần). Những đề nghị cải cách, canh tân của ơng được trình bày một cách có hệ thống, tồn diện, bao gồm các vấn đề từ giáo dục, kinh tế, tài chính, quốc phịng, ngoại giao, đến phong tục tập quán, chính trị, xã hội, chữ viết, môi trường... tất cả đều rất thiết thực đối với xã hội nước ta lúc bấy giờ.

Trong số những tư tưởng, đề nghị canh tân đó của Nguyễn Trường Tộ, những đề nghị cải cách về chính trị - xã hội có nghĩa vơ cùng quan trọng trong bối cảnh xã hội nước ta lúc bấy giờ.

* Nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trường Tộ Mục đích canh tân:

Nổi bật trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ là ơng đã lý giải vì sao phải tiến hành canh tân đất nước? Theo ơng: “Thời đại nào có chế độ ấy. Con người sinh ra thời đại nào cũng chỉ đủ làm công việc của thời đại ấy mà thơi. Vậy thì người sinh vào thời xưa làm xong công việc của thời xưa. Rồi dần dần thời thế đổi đời, làm sao có thể mỗi mỗi ôm giữ phép xưa mãi được?” [2, tr.260].

Ông phê phán tư tưởng phong kiến lỗi thời, lạc hậu đã trở thành lực cản đối với sự phát triển của lịch sử xã hội, ơng viết: “Làm việc gì họ cũng đều

muốn đi ngược lại theo xưa. Bọn Tống Nho sở dĩ làm hại đất nước, làm đất nước hèn yếu không phát đạt đều do tư tưởng này mà ra cả” [2, tr.259].

Ông cho rằng, phương Tây nhờ đổi mới mà các nước đó đã phát triển nhanh chóng: “Họ đã đến lúc trưởng thành. Xem thời thế vận hội trong thiên hạ thì đã đến lúc tiến dần đến thời tráng thịnh, tung hoành bốn phương” [2, tr.260]. Theo Nguyễn Trường Tộ, nhà vua nên thực hiện đổi mới canh tân đó mới là trí, ơng viết: “là người không phải khơng có lầm lạc ban đầu, mà là người biết thay đổi hành động, khơng phải khơng có sai lạc, nhưng phải biết sửa điều sai thành đúng đắn, không xấu hổ vì sửa đổi cái cũ” [2, tr.265]. Do đó, theo ơng muốn đất nước trường tồn và phát triển thì phải tiến hành đổi mới, là nhu cầu khách quan và quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam.

Quan niệm về thời và thế

Đây được xem là một trong những nội dung chính trong tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trường Tộ.

Ông nhận thức rất rõ về thời và thế của dân tộc ta trong bối cảnh hiện tại. Lúc này, so về tương quan lực lượng trên mọi phương diện của nước tavới thực dân Pháp, ông cho rằng, muốn đánh Pháp phải chờ thời và tạo thời. Hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc này chưa thể làm cách mạng được. Nền kinh tế sa sút, chính trị mục ruỗng, khủng hoảng, đời sống nhân dân khổ cực, khoa học - kỹ thuật lạc hậu. Từ thực trạng đất nước như vậy, ơng đề xuất chủ trương hịa với Pháp để tìm cơ hội chấn hưng đất nước. Sở dĩ có chủ trương hịa với thực dân Pháp là vì ơng nhận thức rất rõ về thời và thế của dân tộc ta lúc này.

Trước hết, ông đề ra chủ trương phải tạm thời dựa vào Pháp. Trong bản Di thảo số 19 ông viết: “Ngày nay nước ta đang bị ở vào cái thế xung đột, Đông Tây tranh đoạt lẫn nhau, nên có hai cái lợi là ở Nam thì Gia Định, ở Bắc thì Tứ Tuyên; nhưng lại có ba cái hại là Bắc thì Vân Nam, Nam thì nước địch, Trung thì có bọn bất mãn chạy Đơng chạy Tây rồi lại tụ tập về lại một chỗ là

như thế. Hiện nay ta chưa vội dùng thuật tung hoành để lập cái thế con rết trăm chân được nên phải tuỳ thời giao thiệp thân mật với người Tây để tạm mượn thế lực của họ, để chống lại ba cái hại trên, để thu cái lợi bên phía Tây để dần dần lo kế sau này hoặc là khi gặp việc gì thì có thể cứu đỡ” [2, tr.94].

Nguyễn Trường Tộ đã nhận thức được sức mạnh của nước ta lúc này chưa đủ để giành chiến thắng trước một đế quốc đầy đủ về sức mạnh về mọi mặt như Pháp. Chính vì vậy, ơng đề ra chủ trương “hòa” và “tạm thời dựa vào Pháp” để hy vọng có đủ thời gian để tiến hành canh tân, đổi mới đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

Như vậy, dựa trên cơ sở phân tích xu hướng xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản phương Tây đối với các quốc gia phương Đơng, phân tích tương quan lực lượng giữa quân xâm lược và quốc gia bị xâm lược, Nguyễn Trường Tộ coi “hoà” là chiến lược phù hợp nhất ở thời điểm hiện tại. Trên thế chủ động bàn hồ đó, chúng ta có thể có thời gian để chuẩn bị cơ sở vật chất, lực lượng tiến hành canhtân, nâng cao nội lực đất nước.

Ơng cho rằng: “Sự thế hiện nay chỉ có hồ. Hồ thì trên khơng cưỡng lại ý trời, dưới có thể làm cho dân khỏi khổ… Học cho tinh vi mới sinh kỹ xảo, rất mực kỹ xảo mới mạnh, bấy giờ sẽ dưỡng uy súc nhuệ, đợi thời hành động, mất ở phía Đơng thì lấy lại ở phía Tây, cũng chưa muộn gì” [2, tr.110].

Trong bối cảnh và thời điểm năm 1863, sau khi triều đình đã ký hồ ước cắt đất của 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho thực dân Pháp, chủ trương “hịa”, “đổi đất lấy hồ bình” của Nguyễn Trường Tộ nhằm tận dụng cơ hội, thời gian để tiến hành canh tân đất nước là có cơ sở. Chủ trương “hồ” của Nguyễn Trường Tộ hoàn toàn khác với chủ trương hoà (hay là hàng) của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ, bởi mục đích của ơng chính là chờ đợi thời cơ, cơ hội để chuyển mình khi đủ sức mạnh. Cịn triều Nguyễn chủ trương hịa để tìm kiếm cầu viện, tìm mọi cách để đảm bảo quyền lợi của chế độ phong kiến.

Quan niệm của Nguyễn Trường Tộ về xã hội hài hịa

Triển khai quan niệm hồ vào lĩnh vực chính trị - xã hội, Nguyễn Trường Tộ, “một mặt kế thừa lý tưởng xã hội của Nho giáo; mặt khác, bổ sung thêm một số ý tưởng trên cơ sở tiếp thu tư tưởng Kitô giáo và tư tưởng chính trị - xã hội đương thời” [40, tr.53] để đưa ra quan niệm riêng của mình về một xã hội hài

hồ.

Ơng cho rằng, xã hội hoà trước hết là một xã hội trong đó người dân được đảm bảo dân sinh, yên ổn làm ăn, sinh sống theo “bản tính: của mình:

“Trong một nước, tuy nhân dân có phân chia nhà cửa khác nhau, nhưng vua cũng chỉ lấy một quyền mà thống trị dân chúng, lấy một trí mà liên kết mn dân, khiến dân tình đều được n ổn, hành động tuy khác nhau nhưng đều lương thiện, chí hướng khác nhau nhưng đều đáng quý cả” [2, tr.116]. Vì vậy, ơng kiên trì dùng mọi lý lẽ để thuyết phục triều đình nhà Nguyễn và vua Tự Đức gìn giữ sự n ổn, đồn kết trong xã hội, khơng tiến hành các chính sách phân biệt tơn giáo, đẳng cấp trong xã hội.

Ơng coi sự đồn kết giữa toàn thể dân chúng trong xã hội là điều kiện để duy trì sự ổn định của đất nước nhưng ơng lại chưa nhận thấy được vai trị trọng yếu của dân. Nếu như từ Nguyễn Trãi, quan niệm “an dân”, “khang dân” … đã xuất hiện, vai trò của dân trong xã hội được đề cao thì Nguyễn Trường Tộ trong bối cảnh lịch sử thời điểm này lại không đồng ý với quan điểm “dân là gốc của nước” như các chĩ sĩ yêu nước cùng thời. Ông cho rằng, vua, quan mới là gốc của nước. Đất nước khơng có vua quan thì chẳng bao lâu dân sẽ loạn, giành giật lợi ích lẫn nhau, tàn sát lẫn nhau. “Cho nên nước dù có vua bạo ngược cịn hơn khơng vua” [2, tr.69].

Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Trường Tộ cịn đưa ra dẫn chứng cho việc, dân quý hơn vua đất nước càng loạn. Ông viết: “Dân là quý, rồi mới đến vua”. Theo ông, quan niệm này đã tạo nên cái cớ cho vô số bọn hủ nho sau này lấy

cớ mượn việc công để làm việc tư. “Nếu mạo danh giết vua để được cái nghĩa cứu dân thì cái nghĩa đó càng chưa trọn vẹn… cho nên ơng nói: Mọi quyền lợi hành vi trong một nước phải do vua nắm, và cùng với quốc dân chia sẻ nỗi vui buồn. Ngoài quy luật này ra đều là tội cả” [2, tr.70; 71].

Như vậy, trong quan điểm về “dân” trong xã hội hài hòa của Nguyễn Trường Tộ, vai trò của dân chưa thực sự được coi trọng. Ông cũng chưa nhận thức được hết vai trị của dân khi đất nước có chiến tranh, cách mạng.

“Vua đối với dân, là người thay trời mà chăn dắt, theo ý trời mà hành động. Dân sinh ở trên đời, tuy tiếng nói khác nhau, sự yêu chuộng khác nhau, kẻ xứ lạnh, người xứ nóng khác nhau, đến hay đi, thuận hay nghịch, miễn sao biết trung hiếu là được, cần gì phải câu nệ hình tích bên ngồi mà không xét đến cái gốc ở trong tâm, cưỡng ép phải giống nhau để gây rối loạn” [2, tr.115].

Như vậy, cơ sở duy trì sự hài hồ trong xã hội là tôn trọng sự phát triển tự do của từng tầng lớp, giai cấp, các đối tượng tơn giáo khác nhau trong một khn khổ chính trị, luật pháp chung mà đại diện là quyền cai trị của nhà vua. Tư tưởng này của ơng đã bắt đầu có sự manh nha của những quan niệm về “bình đẳng” giữa các giai cấp trong xã hội.

Xã hội hoà cũng là xã hội đảm bảo sự “chính danh”, trong đó “vua có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (Trang 44 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)