Những giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng chính trị xã hội của nho sĩ duy tân cu i thế kỷ XIX – đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (Trang 79 - 96)

2.2.1. Những giá trị trong tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

Về mặt nội dung, tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX nói chung và những tư tưởng chính trị - xã hội nói riêng dường như chỉ tập trung vào những vấn đề thuộc xã hội, hay là những vấn đề thuộc dân tộc, dân chủ, dân sinh nếu xét ở góc độ chính trị – xã hội. Đương nhiên, do xuất phát từ những lập trường triết học khác nhau, các xu hướng tư tưởng đã giải quyết những vấn đề trên theo các quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

Tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX có giá trị, ý nghĩa rất quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Một là, tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân giai đoạn này đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong ý thức hệ tư tưởng, hình thành nên

Nửa trước thế kỷ XIX, tư tưởng Việt Nam nói chung vẫn chịu sự ảnh hưởng, chi phối của thế giới quan nho giáo. Cùng với đó là chính sách bế quan, cấm đạo của nhà Nguyễn đã hạn chế sự giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài, khiến cho xã hội ngày càng tụt hậu. Chính vì vậy, Việt Nam vẫn chưa thể tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ, những ảnh hưởng mang tính thời đại. Nhưng lúc bấy giờ, một số nhà nho tiến bộ có điều kiện tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng tiến bộ bên ngoài đã đề xuất tư tưởng canh tân để bắt kịp xu thế chung của thế giới. Họ đã vượt qua khuôn khổ chung của hệ tư tưởng phong kiến để hướng ra thế giới, bắt kịp xu thế thời đại.

Nguyễn Trường Tộ, người mở đầu cho trào lưu canh tân với những đề xuất cải cách, đổi mới trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt là tư duy chính trị mới trong tư tưởng chính trị - xã hội của ơng.

Trong bối cảnh,đối mặt với nguy cơ mất nước, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều kiểu phản ứng với cuộc xâm lược của thực dân Pháp, hoặc là bán nước cầu vinh, hoặc là bảo thủ lạc hậu, thụ động và đầu hàng từng bước, hoặc là anh dũng chiến đấu trong cuộc chiến không cân sức. Duy nhất đường lối canh tân của Nguyễn Trường Tộ là mang tính phi truyền thống.

Ông đề nghị nhượng bộ, hoà với Pháp, tận dụng thời thế để mở cửa ngoại giao, thông thương, học tập khoa học, kỹ thuật phương Tây, xây dựng nền kinh tế chú trọng sản xuất hàng hoá để nâng cao sức mạnh vật chất và tinh thần của dân tộc, đợi thời cơ giành lại độc lập lâu dài cho đất nước. Tinh thần yêu nước và tính đổi mới tích cực trong tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ là không thể phủ nhận.

Những đề nghị cải cách hành chính của Nguyễn Trường Tộ đã thể hiện tầm tư duy chính trị đổi mới của ơng. Đứng ở vị thế một người độc lập đối với bộ máy nhà nước, Nguyễn Trường Tộ phân tích, đánh giá nội lực yếu kém của triều đình trong tương quan với sức mạnh quân sự của thực dân

Pháp và đề nghị giải pháp hoà để canh tân mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm nâng cao nội lực, tiến tới bảo vệ lâu dài nền hồ bình thực sự cho đất nước. Những tư tưởng chính trị này so với thực trạng chính trị triều Nguyễn khi đó thực sự là có tính chất đổi mới.

Đặt những đề nghị canh tân của ông trong bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX với tất cả sự khủng hoảng trong đường lối chính trị đến sự lạc hậu, nghèo nàn về kinh tế và sự bảo thủ thủ trong tư tưởng, những đề nghị canh tân của ông được đưa ra trên cơ sở học hỏi, tiếp thu những cái tiến bộ của thế giới và phù hợp với đặc thù của xã hội Việt Nam.

Với những giá trị đó, sức sống của tư tưởng xây dựng xã hội hài hoà của Nguyễn Trường Tộ là điều không thể phủ nhận trong lịch sử tư tưởng dân tộc. Những tư tưởng của ơng chứa đựng nhiều gợi mở có ý nghĩa đối với việc xây dựng một đường lối phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với yêu cầu hiện đại của dân tộc.Với những quan niệm ấy, chứng tỏ Nguyễn Trường Tộ có tư duy chính trị hết sức sắc bén, nhạy cảm, am hiểu tình hình và những nhận định của ông về thời cuộc mang tính lịch sử – cụ thể.

Trong nửa cuối thế kỷ XIX, ngồi Nguyễn Trường Tộ cịn có rất nhiều nhưng tư tưởng canh tân của các nho sĩ tiến bộ khác như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch… Những đề nghị cải cách của họ đã thể hiện một sự đổi mới tư duy nhằm đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra vì sự tồn vong của chính dân tộc Việt Nam.

Mặc dù các tư tưởng cải cách nửa cuối thế kỷ XIX không đem lại một thay đổi đáng kể nào đối với thực tiễn xã hội Việt Nam khi đó, song khơng thể phủ nhận vai trò của chúng trong lịch sử dân tộc.

Sang đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh những trào lưu, tư tưởng canh tân đều thất bại, các nho sĩ duy tân buộc phải tìm con đường mới để đưa đất nước

thốt khỏi tình trạng khủng hoảng. Đây tiếp tục là một bước chuyển mới trong ý thức hệ tư tưởng của các nho sĩ duy tân giai đoạn đầu thế kỷ XX.

Sự chuyển biển ý thức hệ tư tưởng giai đoạn đầu thế kỷ XX được thể hiện thông qua một loạt phạm trù: từ quan niệm thần dân đến quốc dân, từ tôn quân quyền đến tôn dân quyền, từ vương quyền đến pháp quyền, từ chính thể quân chủ lập hiến đến dân chủ cộng hòa, phương pháp cách mạng bạo động và đấu tranh hịa bình, dân quyền, dân trí, dân sinh, v.v...

Những quan điểm, tư tưởng ấy góp phần chuyển biến nhận thức về dân quyền, dân chủ, tinh thần yêu nước, thương nòi trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam và từ đó làm thay đổi ý thức hệ phong kiến sang ý thức hệ dân chủ tư sản. Có thể nói đầu thế kỷ XX, những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam đã được các nhà tư tưởng đặt ra và tìm cách giải quyết, tuy nhiên cịn ở những mức độ nhất định. Nếu bỏ qua những hạn chế của nó, hệ thống quan niệm mới này có ý nghĩa tích cực trên các phương diện tư tưởng và thực tiễn chính trị – xã hội. Trong bối cảnh đó, những quan niệm về dân chủ, dân quyền của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã tạo ra bước chuyển mới trong ý thức hệ tư tưởng dân tộc đầu thế kỷ XX.

Phương pháp đấu tranh bạo động của Phan Bội Châu đặt trong bối cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, các phong trào đấu tranh theo phương thức cũ đã khơng cịn phù hợp mà phải đổi mới. Đây chính là sự chuyển biến đầu tiên trong tư tưởng chính trị của ơng – sự chuyển biến theo khuynh hướng dần thoát khỏi hệ tư tưởng phong kiến. Đây là điều mà không phải nho sĩ nào cũng làm được, bởi lẽ tư tưởng nho giáo đã tồn tại hàng ngàn năm nay với sức ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng.

Mặt khác, trong tư tưởng chính trị - xã hội của Phan Bội Châu nói chung, những tư tưởng về mục đích chính trị, về đường lối cứu nước… ngày càng mang đậm yếu tố dân chủ. Dân quyền trở thành một phạm trù quan trọng

trong con đường đấu tranh giành độc lập. Theo ông, dân tộc phải độc lập, quyền lực phải thuộc về nhân dân. Đây là mục tiêu tối cao trong quá trình hoạt động cách mạng của ơng, trở thành ngọn cờ để tập hợp lực lượng tham gia đấu tranh cách mạng những năm đầu thế kỷ XX.

Cùng với hệ thống quan điểm dân quyền của Phan Bội Châu, tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh là sự tiếp nối hợp quy luật những tư tưởng canh tân, cải cách trước đó. Ơng đi từ chủ nghĩa yêu nước kiểu cũ đến chủ nghĩa yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản thông qua những Tân thư, Tân văn. Tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh còn là sự kết hợp của tư tưởng dân chủ truyền thống với những giá trị mới của tư tưởng dân chủ phương Tây nhưng qua sự khúc xạ của các nhà tư tưởng Nhật Bản, Trung Quốc để phù hợp với bối cảnh lịch sử dân tộc.

Phan Châu Trinh đã sớm nhận ra tính ưu việt của chế độ dân chủ và cho rằng, con đường đấu tranh cho độc lập dân tộc theo lối bạo động cũ như phong trào Cần Vương đã khơng cịn phù hợp với u cầu lịch sử xã hội. Ông chủ trương thực hiện cải cách bởi ơng nhìn thấy những mặt tiến bộ của văn minh phương Tây dưới chế độ dân chủ. Đồng thời, ông chỉ rõ nền quân chủ Việt Nam ngăn cản người dân mở mang trí tuệ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc dân chủ khơng có điều kiện và khơng thể được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Chính vì vậy, xã hội mới khơng có dân chủ.

Nội dung cơ bản của tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh là nâng cao dân quyền, là xây dựng thể chế chính trị và hệ thống pháp luật để bảo đảm cho dân quyền. Cũng giống như Phan Bội Châu, tư tưởng dân quyền của Phan Châu Trinh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt q trình hoạt động cách mạng của ơng.

Đầu thế kỷ XX, yêu cầu về độc lập dân tộc đặt ra càng bức thiết hơn bao giờ hết, khơng những cần có độc lập dân tộc, mà phải có dân chủ. Chính

u cầu đó của lịch sử đã khẳng định vai trò quan trọng của phong trào Duy tân đổi mới và cải cách. Ông là người phát biểu một cách dõng dạc và rõ ràng nhất những sự hủ bại của chế độ quân chủ chuyên chế và đưa ra những yêu cầu cải cách hệ thống quan lại và những quan hệ chính trị lúc đương thời. Không những thế, ơng cịn làm sáng tỏ vấn đề dân quyền về mặt lý thuyết và ra sức cổ vũ tuyên truyền cho sự thực hiện dân chủ và dân quyền trong thực tiễn. Tư tưởng dân chủ và dân quyền của Phan Châu Trinh là một đóng góp to lớn không những cho phong trào đổi mới và cải cách mà cả cho sự phát triển của lịch sử tư tưởng Việt nam đầu thế kỷ XX.

Mặt khác, phong trào Duy tân này chính là sự thể hiện việc đổi mới, chuyển biến trong nhận thức sang áp dụng vào thực tiễn cách mạng. Đây là điều mà nho sĩ duy tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX chưa làm được.

Nội dung triết học Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX nói chung và những tư tưởng về chính trị - xã hội nói riêng được biểu hiện tập trung ở yêu cầu giải quyết những vấn đề về độc lập dân tộc và dân chủ xã hội. Đó là những vấn đề cấp thiết, chủ yếu, có tính quyết định đối với vận mệnh đất nước, buộc mọi hoạt động tư tưởng phải giải quyết.

Hai là, những tư tưởng chính trị - xã hội mới của các nho sĩ giai đoạn này góp phần phát triển chủ nghĩa yêu nước.

Nếu như chủ nghĩa yêu nước theo quan niệm của nho giáo được thể hiện thơng qua những phạm trù “trung qn”, “ái quốc” thì đến những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, phạm trù chủ nghĩa yêu nước đã vượt qua khỏi những phạm vi đó.

Những tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ vào những năm cuối thế kỷ XIX đã thể thiện ý thức tinh thần trách nhiệm cao đối với dân tộc. Xuất phát từ ý thức, trách nhiệm cá nhân, ông đã dày công, tâm huyết vận dụng những tri thức đã học hỏi được từ bên ngoài để đưa ra những canh tân, cải

cách với hy vọng có thể giúp ích được cho dân tộc trong bối cảnh xã hội rối ren, khủng hoảng. Những bản điều trần về những vấn đề như chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế… đều được Nguyễn Trường Tộ tâm huyết chuẩn bị trình lên vua Tự Đức và triều đình Nguyễn. Khơng chỉ Nguyễn Trường Tộ mà nhiều nha tư tưởng giai đoạn này như Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ cũng đã có những đề xuất canh tân đất nước nhưng tất cả đều bị triều Nguyễn bác bỏ, từ chối, dẫn đến sự thất bại của trào lưu canh tân cuối thế kỷ XIX.

Sang đầu thế kỷ XX, nhận thấy con đường canh tân, cải cách không tạo ra sự chuyển biến tích cực đối với xã hội Việt Nam, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã chủ động lựa chọn con đường mới phù hợp hơn với cách mạng Việt Nam.

Những tư tưởng về dân quyền, dân chủ của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh chính là bước phát triển cao hơn của chủ nghĩa yên nước giai đoạn đầu thế kỷ XX. Lúc này đây, chủ nghĩa yêu nước khơng chỉ gói gọn trong “trung quân” mà đã được mở rộng ra là dân chủ, dân quyền cho nhân dân. Chính vì vậy, phạm trù yêu nước trong bối cảnh đầu thế kỷ XX còn gắn liền với thương dân. Đòi quyền dân chủ, dân quyền cho nhân dân chính là sự thể hiện của yêu thương giống nòi. Sau này, đến Hồ Chí Minh, quan điểm này được quá độ lên: trung với nước, với Đảng, hiếu với dân.

Ngoài ra, tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX góp phần làm phong phú thêm kho tang lịch sử tư tưởng Việt Nam trên nhiều phương diện.

Cụ thể, những phạm trù, học thuyết dân chủ tư sản hay từ bên ngoài đã được các nhà Duy Tân chuyển thành những phạm trù mang máu sắc riêng của dân tộc Việt Nam như “độc lập”, “dân chủ” ... Những phạm trù này trở thành nguyên tắc tư tưởng và mục tiêu hành động của các nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Hay nói cách khác, tư tưởng

chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân giai đoạn này nắm giữ vai trị chủ đạo và phản ảnh chính xác hiện thực, thực tiễn chính trị - xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.

Như vậy, tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX có giá trị quan trọng trong trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nhưng đồng thời, những tư tưởng đó cũng khơng tránh khỏi những hạn chế nhất định của thời đại.

2.2.2. Những hạn chế trong tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

Tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đã có những giá trị, ý nghĩa to lớn trong tiến trình cách mạng Việt Nam nói chung và lịch sử tư tưởng nói riêng nhưng bên cạnh đó những tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Một là, những tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX chưa có thế giới quan khoa học dẫn đường.

Cuối thế kỷ XIX, những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ được coi là “điểm sáng” giữa sự khủng hoảng trầm trọng của xã hội Việt Nam. Nhưng bên cạnh những giá trị mà những tư tưởng canh tân mà ơng đưa ra, vẫn cịn rất nhiều điểm gây tranh cãi.

Giáo sư Trần Văn Giàu nhận xét về tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ “vẫn cịn tồn tại mâu thuẫn”. “Đó là mâu thuẫn giữa những nét quân chủ lập hiến, pháp trị, dân chủ của chính quyền với cái ý trung quân tuyệt đối, cái qn chủ có tính chất thần quyền” [39, tr.42]. Và ông cho rằng, khi Nguyễn Trường Tộ đề cao "Vua là gốc của nước" thì tư tưởng chính trị đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (Trang 79 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)