Chia số liệu nghiên cứu làm 2 giai đoạn để tiến hành phân tích, khoảng thời gian từ T11/2020 đến cuối T12/2020 do giáp tết nên số lượng khách không nhiều do đó lấy đây là điểm phân chia 2 giai đoạn phân tích so sánh.
Thông qua bảng số liệu và quan sát biểu đồ thì lượng khách nội địa và quốc tế có sự chênh lệch khá lớn trong từng giai đoạn.
+ Giai đoạn T6/2020 đến T11/2020: số lượt khách nội địa chiếm
95,24% trong khi lượt khách quốc tế chỉ chiếm 4,76% tổng số lượt khách của khách sạn.
+ Giai đoạn T12/2020 đến T5/2021: số lượt khách nội địa chiếm
97,22% trong khi lượt khách quốc tế chỉ chiếm 2,78% tổng số lượt khách của khách sạn.
So sánh giữa 2 giai đoạn thì tỉ lệ số lượt khách nội địa và quốc tế không có sự biến động nhiều.
Có thể đánh giá nguồn thu của khách sạn đến chủ yếu là khách nội địa.
Bảng 4.6 Hiệu suất sử dụng phòngSTT STT
1 2
Đánh giá chung hiệu suất sử dụng, bán phòng ở khách sạn Khu sinh Thái An Bình
Hiệu suất chỉ từ 30-35% do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nên lượng khách sử dụng dịch vụ chưa cao. Hiệu xuất sử dụng phòng từ giai đoạn (1) sang giai đoạn (2) giảm 5%
Bảng 4.7 Tổng doanh thu các hạng mục tại khách sạn
Khoản mục
Doanh thu buồng phòng Doanh thu đồ uống Doanh thu từ dịch vụ khác
Tổng
(Nguồn: Kế Toán Sinh thái An Bình)
1000000 900000 800000 700000 600000 500000 400000 300000 200000 100000 0 Buồng phòng Đồ uống Dịch vụ khác T6/2020 đến T11/2020 T12/2020 đến T5/2021
(Nguồn: Kế Toán Khu sinh thái An Bình)
Hình 4.18 Biểu đồ so sánh tổng doanh thu buồng phòng với tổng doanh thu đồ uống và các dịch vụ khác
Tổng doanh thu của khách sạn giai đoạn T6/2020 đến T11/2020 đạt 976.450.000VNĐ trong đó doanh thu từ buồng phòng chiếm đa số 927.000.000VNĐ.
Tổng doanh thu của khách sạn giai đoạn T12/2020 đến T5/2021 đạt 868.850.000VNĐ trong đó doanh thu buồng phòng là 828.000.000VNĐ.
Bảng 4.8 Chi phí các hạng mục kinh doanhtại khách sạn Khu sinh thái An Bình. tại khách sạn Khu sinh thái An Bình.
Khoản mục
Chi phí buồng phòng Chi phí đồ uống
Chi phí cho các dịch vụ khác
Tổng
Chi phí cho các hoạt động tại khách sạn Khu sinh thái An Bình giai đoạn từ T6/2020 đến T5/2021
Bảng 4.9 Chi phí các hoạt động tại khách sạn Khu sinh thái An Bình
STT Nội dung chi phí
1 Lương, thưởng cho
nhân viên
3 Marketing, quảng cáo
4 Quà tặng khách hàng,
đối tác
8 Chi phí khác
9 Tổng
Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn tại khách sạn Khu sinh thái An Bình
Đơn vị: 1000VNĐ Chỉ tiêu Tổng doanh thu DT buồng phòng DT đồ uống DT dịch vụ khác Tổng chi phí CP buồng phòng CP đồ uống CP dịch vụ khác CP các hoạt động khác của KS LN buồng phòng LN đồ uống LN dịch vụ khác Tổng lợi nhuận
* Giai đoạn T6/2020 đến T11/2020 (1) :
- Ở hạng mục buồng phòng:
+ Chi phí hạng mục buồng phòng là: 230.000.000VNĐ => Lợi nhuận hạng mục buồng phòng là: 697.000.000VNĐ - Ở hạng mục đồ uống:
+ Doanh thu đồ uống là: 16.500.000VNĐ + Chi phí đồ uống là: 5.500.000VNĐ
=> Lợi nhuận hạng mục đồ uống là: 11.789.000VNĐ - Ở hạng mục các dịch vụ khác:
+ Doanh thu từ các dịch vụ khác: 32.950.000VNĐ + Chi phí cho các dịch vụ khác: 10.900.000VNĐ => Lợi nhuận của các dịch vụ khác là: 28.950.000VNĐ Tổng doanh thu giai đoạn (1) đạt 976.450.000VNĐ Tổng chi phí giai đoạn (1) là: 583.400.000VNĐ Tổng lợi nhuận giai đoạn (1) là:
Tổng doanh thu – Tổng chi phí = 393.050.000VNĐ
*Giai đoạn T12/2020 đến T5/2021 (2):
- Ở hạng mục buồng phòng:
+ Doanh thu của hạng mục buồng phòng là: 828.000.000VNĐ + Chi phí hạng mục buồng phòng là: 218.000.000VNĐ => Lợi nhuận hạng mục buồng phòng là: 537.330.000VNĐ - Ở hạng mục đồ uống:
+ Doanh thu đồ uống là: 15.500.000VNĐ + Chi phí đồ uống là: 5.200.000VNĐ
=> Lợi nhuận hạng mục đồ uống là: 10.300.000VNĐ - Ở hạng mục các dịch vụ khác:
+ Doanh thu từ các dịch vụ khác: 25.350.000VNĐ + Chi phí cho các dịch vụ khác: 8.450.000VNĐ => Lợi nhuận của các dịch vụ khác là: 17.326.000VNĐ Tổng doanh thu giai đoạn (2) đạt 868.850.000VNĐ
So sánh doanh thu, lợi nhuận 2 giai đoạn T6/2020-T11/2020 và T12/2020-T5/2021 tại khách sạn Khu sinh thái An Bình
Đơn vị: 1000VNĐ 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0 Tổng doanh thu Tổng lợi nhuận T6/2020-T11/2020 T12/2020-T5/2021
Hình 4.19 Biểu đồ so sánh tổng doanh thu và tổng lợi nhuận giữa 2 giai đoạn
Trong cơ cấu doanh thu của khách sạn Khu sinh thái An Bình, phần doanh thu từ giai đoạn (1) sang giai đoạn (2) có xu hướng giảm.
+ Cụ thể là doanh thu buồng phòng giảm từ 927.000.000VNĐ xuống 828.000.000VNĐ, giảm 99.000.000, tỷ lệ chênh lệch là 5,64%
+ Kế đến doanh thu từ hạng mục đồ uống cũng giảm 1.000.000VNĐ từ 16.500.000VNĐ xuống 15.500.000VNĐ, với tỷ lệ chênh lệch là 3,12%
+ Doanh thu từ các dịch vụ khác cũng giảm từ 32.950.000VNĐ xuống
1000000 900000 800000 700000 600000 500000 400000 300000 200000 100000 0 T5/2020 đến T11/2020
Hình 4.20 Biểu đồ so sánh doanh thu giữa các hạng mục trong khách sạn giữa 2 giai đoạn
Doanh thu giảm cho thấy giai đoạn cuối năm 2020 và đầu năm 2021 hoạt động kinh doanh lưu trú tại Khu sinh thái đạt kết quả chưa tốt. Nguyên nhân chính gây ra là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19.
Trong thời gian từ tháng T6/2020 đến T5/2021 doanh thu và lợi nhận từ buồng phòng giảm, chưa đạt hiệu quả tốt do lượng khách và hiệu suất sử dụng phòng chỉ đạt 30-35%
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta cũng thấy chi phí giảm nhưng chưa đáng kể so với tổng chi phí 583.400.000VNĐ, giảm 22.196.000VNĐ từ giai đoạn (1) sang giai đoạn (2).
suất lợi nhuận.
Do nền kinh tế thị trường hiện nay đang trong tình trạng khủng hoảng do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, cho nên gây ra những ảnh hưởng không
nhỏ đối với nền kinh tế. Đặc biệt là đối với các ngành kinh doanh dịch vụ làm cho hiệu quả kinh doanh của các ngành dịch vụ giảm sút nhiều.
Khách sạn bắt đầu đi vào hoạt động vào thời điểm tháng 5 năm 2020, vì do hoạt động vào thời điểm dịch nên còn khá nhiều hạn chế. Từ lúc bắt đầu hoạt động đến nay so biến động của dịch bệnh Covid 19 diễn biến thất thường nên hiệu suất bán phòng không cao, chỉ đạt 30-35% trong 2 giai đoạn.
Cũng như Công ty hoàn toàn chưa làm truyền thông và thời gian hoạt động 1 năm vừa qua vẫn đang trong quá trình chạy tập sự. Các dịch vụ tại đây vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và làm đến đâu chạy thử đến đó để lấy thông tin đánh giá hiệu quả kinh doanh ban đầu.
4.6 Phương hướng phát triển kinh doanh lưu trú tại Khu sinh thái An Bình
Tiếp tục khai thác các tiềm năng của khách sạn như các cơ sở vật chất, trình độ của lao động và thương hiệu của khách sạn để phát triển, tăng tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh của khách sạn trong những năm tới. Trước tình hình dịch bệnh và số lượng khách du lịch giảm sút như hiện nay, khách sạn cần đầu tư nhiều hơn cho cơ sở vật chất kỹ thuật hay cho hoạt động quảng cáo làm cho lợi nhuận có thể giảm sút nhưng vẫn phải giữ vững chất lượng sản phẩm dịch vụ, cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lao động hiện có.
Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính như hiện nay, khách sạn cần có những sách lược kinh doanh linh hoạt nhằm vượt qua được những khó khăn trước mắt để nâng cao tốc độ tăng trưởng. Từng bước mở rộng thị trường khách, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là các thiết bị trong buồng ngủ của khách, tăng sức cạnh tranh của khách sạn tại môi trường kinh doanh du lịch của thành phố.
Ổn định tình hình tài chính của khách sạn, đảm bảo việc làm cũng như thu nhập nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên . Duy trì và từng bước phát triển hoạt động kinh doanh của khách sạn.
Cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra và các nghĩa vụ của khách sạn cũng như Khu sinh thái đối với Nhà nước tạo công ăn việc làm cho người lao động, nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các quy định cũng như chính sách của nhà nước về kinh doanh khách sạn.
Phương hướng cụ thể đối với kinh doanh lưu trú của khách sạn Khu sinh thái An Bình:
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho lưu trú để có thể phục vụ được những đối tượng khách có khả năng thanh toán cao như khách quốc tế. Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên buồng: Nâng cao tay nghề cho nhân viên, trình độ ngoại ngữ cũng như trình độ giao tiếp ứng xử của nhân viên với khách.
4.7 Thực trạng các thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ lưu trú của Khu sinh thái An Bình nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ lưu trú của Khu sinh thái An Bình
4.7.1 Thuận lợi
Thái Nguyên được vinh danh là “thủ đô gió ngàn”, có nhiều lợi thế về tự nhiên, xã hội, văn hóa và lịch sử. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ du lịch. Khu sinh thái nằm vị trí đắc địa của tỉnh Thái Nguyên, nằm cách trung tâm thành phố hơn 10km, thuộc địa phận xóm Đức Cường xã Thịnh Đức - TP Thái Nguyên.
Với quy mô lớn 12ha, khu sinh thái có phong cảnh sơn thủy hữu tình, khí hậu trong lành rất tốt cho sức khỏe và phù hợp cho nghỉ dưỡng.
Được xây dựng theo phong cách sang trọng, khuôn viên khu sinh thái còn có hồ nước rộng ở vị trí trung tâm, bố trí rất nhiều cây cảnh, hoa cỏ tạo cảm giác người tới trải nghiệm có thể hòa mình vào với thiên nhiên.
Đặt ở vị trí địa lý đặc biệt, có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, địa lí, lịch sử văn hóa, xã hội thu hút được đông đảo khách tham quan đến trải nghiệm hệ thống dịch vụ nghỉ dưỡng.
Khách sạn, khu sinh thái còn có đội ngũ lao động chủ yếu tại địa phương, dễ dàng trong công tác điều động nguồn nhân lực và quản lý.
4.7.2 Khó khăn
Mới được xây dựng chưa lâu nhưng do cơ sở vất chất vẫn đang trong thời gian hoạt động thử nghiệm và chưa hoàn toàn hoàn thiện nên lượng khách thu hút sử dụng dịch vụ chưa cao.
Độ tuổi của lực lượng lao động khách sạn Khu sinh thái An Bình cao hơn so với độ tuổi trung bình trong ngành du lịch.
Nguồn lực có độ tuổi trung bình cao, dù có trình độ và được đào tạo, quản lý tốt nhưng vẫn phần nào phản ánh khó khăn khi thiếu đội ngũ lao động mới dễ tiếp cận yêu cầu luôn thay mới của công việc.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên chưa cao, ý thức trong công việc của một số người còn kém, cộng với trình độ ngoại ngữ của nhân viên còn yếu. Cần chú trọng khắc phục những khó khăn trên nhằm cung cấp được các dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.
Do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên số lượng khách hàng của Khu sinh thái giảm gây ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của khu sinh thái, đặc biệt là dịch vụ lưu trú.
Vì nằm trong quần thể các dịch vụ Khu sinh thái, cách trung tâm thành phố hơn 10km nên khách sạn Khu sinh thái An Bình so với các khách sạn lớn, các công ty du lịch có mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn. Hơn thế hiện nay các khách sạn, nhà hàng, các công ty du lịch ngày càng nhiều với các chính sách kinh doanh mới, cơ sở vật chất tốt, với nhiều dịch vụ mới đã tạo nên môi trường cạnh tranh mới đối với khách sạn.
Trên đây là những thách thức lớn đối với khách sạn, đòi hỏi ban lãnh đạo và bộ phận khách sạn Khu sinh thái An Bình phải có những chính sách kinh doanh phù hợp để nâng cao được hiệu quả kinh doanh, giữ được uy tín của mình với khách hàng.
4.7.3 Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của khách sạn Khu sinh thái An Bình sạn Khu sinh thái An Bình
Ngành Du lịch của Việt Nam hiện nay đã có nhiều sự đổi mới cùng hòa nhập với sự phát triển của du lịch thế giới. Sự ra đời và mở rộng hình thức của nhiều loại hình doanh nghiệp du lịch, các khách sạn làm cho sự cạnh tranh trong ngành đã trở nên ngày càng gay gắt. Cùng với đó là sự tác động của nhiều yếu tố như: sự ảnh hưởng của dịch bệnh, tính mùa vụ trong du lịch, sự biến động kinh tế - chính trị,… đã làm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Dịch vụ lưu trú ở Khu sinh thái An Bình cũng không nằm ngoài hoàn cảnh đó.
Quản lý kinh doanh khách sạn, du lịch là một công việc phức tạp, yêu cầu người quản lý cần có cái nhìn bao quát, đa chiều về kiến thức nghiệp vụ cũng như xã hội sâu rộng.
Cùng phối hợp và cùng sự cố gắng, ban điều hành cũng như toàn bộ nhân viên trong bộ phận khách sạn đã thu được một số kết quả nhất định, giúp khách sạn nâng cao hiệu quả kinh doanh, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên.
Để phát huy được những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, đưa dịch vụ kinh doanh lưu trú ở Khu sinh thái trở thành dịch vụ đóng vai trò quan trọng, có tính chuyên nghiệp cao, đồng bộ, hiện đại hơn, trong thời gian tới nên tham khảo thực hiện một số giải pháp:
- Một là, tiếp tục phát huy làm tốt công tác quy hoạch và phát triển dịch vụ. Đẩy mạnh hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các công ty lữ hành, du lịch để tăng cường thu hút nguồn khách.
- Hai là, tập trung nguồn lực hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Tận dụng tối đa nguồn tài nguyên du lịch hiện có. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng là yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất cũng như quy mô của doanh nghiệp. Trong kinh doanh lưu
trú, khách sạn càng quan trọng hơn nữa, cơ sở vật chất của lưu trú là tất cả các phòng có thể cho khách nghỉ cùng với toàn bộ trang thiết bị được bố trí sắp xếp. Trong các khách sạn, chất lượng, chủng loại, tính đồng bộ của cơ sở vật chất và trang thiết bị là yếu tố tạo ra tính hấp dẫn, thu hút khách của mỗi khách sạn.
Việc có các phương án thu hút đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch là rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược.
- Ba là vấn đề làm sao để tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí: đối với bất cứ các doanh nghiệp, khi hoạt động sản xuất kinh doanh thì đều có chung một mục đích là làm sao thu được lợi nhuận cao nhất, và chi phí bỏ ra là nhỏ nhất, các khách sạn cũng không ngoại lệ. Cần tăng thêm số lượng các dịch vụ, trong phòng nên bố trí thêm tờ gấp liệt kê các loại dịch vụ cùng với bảng giá, thời gian phục vụ để cho khách hàng dễ dàng sử dụng các dịch vụ của khách sạn.
Để kinh doanh hiệu quả, nên áp dụng chiến lược xem xét đưa khung giá với mức tặng kèm ưu đãi hấp dẫn cho khách đặt phòng trước ngày họ tới ở và tuyệt đối không giảm giá, thậm chí phải tỏ ra thật khắt khe với khách hàng trong việc thay đổi nhu cầu vào phút chót. Thay vì giảm giá phòng, nên áp