báo kinh tế Hà Nội.
1.3.1. Khái quát chung
Tờ báo kinh tế đầu tiên trong làng báo chí quốc ngữ Việt Nam là tờ
Nông cổ mím đàm ra đời năm 1901 ở Nam Kỳ. Trên măng – xét báo ghi là “ Causeries sur I’ agriculture et le commerce” tức là “Uống trà nói chuyện nông nghiệp và thương mại”. Nổi bật trong nội dung của tờ báo này là mục “Thương cổ luận” giới thiệu kinh nghiệm, cổ vũ đi vào thương trường, canh nông, kỹ nghệ…Mục “Lời rao” chứa đựng nhiều thông tin kinh tế, phác họa sự chuyển biến kinh tế - xã hội xứ Nam Kỳ. Ngoài Nông cổ mím đàm, thời kỳ này ở Nam Kỳ cò có một tờ báo uy tín dưới sự điều khiển của Trần Chánh Chiếu (Gilbert Chiếu) là Lục tỉnh tân văn. Là một tờ báo cổ vũ cho phong trào duy tân, Lục tỉnh tân văn tỏ ra có nhiều kinh nghiệm trong việc cổ vũ chấn hưng dân trí, dân khí, hợp quần kinh doanh chống lại sự độc quyền của tư bản Pháp, sự cạnh tranh của tư sản người Hoa, người Ấn.
Ở Hà Nội, Tờ báo quốc ngữ đầu tiên là “Đăng cổ tùng báo” (Tiền thân là Đại Nam đồng văn nhật báo) được coi là cơ quan ngôn luận của Đông Kinh Nghĩa Thục đã thể hiện nhiều tư tưởng tiến bộ về kinh tế . Đăng cổ tùng báo
quan niệm “làm giàu tức là ái quốc”… Tiền còn trong tay người An Nam th́ sau này c ̣òn có nghề mà làm được , chứ tiền sang tay chú Khách hết cả rồi thì đến nỗi người An Nam chết đói sau chỉ trong kẻ chết đói trước thôi”. Đó chính là tiếng nói bập bẹ đầu tiên của cái gọi là “lòng ái quốc” mà giai cấp tư sản Việt Nam đã phát động trong các phong trào Tẩy chay khách trú sau này.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ tăng lên về số lượng và chất lượng, từ một tầng lớp thành một giai cấp, và đặc biệt họ đã bắt đầu có ý thức về quyền lợi giai cấp, nhất là bộ phận tư sản dân tộc. Hầu bao của các nhà tư sản thời kỳ này đã nặng hơn do làm ăn hiệu quả hơn so với giai đoạn trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất mà cái xu hướng thực nghiệp lại đã được ươm mầm từ lâu, đời sống báo chí thì sôi nổi, tạo điều kiện cho các tờ báo kinh tế ra đời nhiều hơn. Và một loạt các tờ báo kinh tế đã ra đời ở Hà Nội trong đó tiêu biểu là Thực nghiệp dân báo, Khai Hóa nhật báo và Hữu Thanh tạo chí.
1.3.2. Thực nghiệp dân báo
Thực nghiệp dân báo ra đời là sự hợp sức của ba nhà tư sản dân tộc lớn thời đó là Nguyễn Hữu Thu, Bùi Huy Tín và Bùi Đình Tá. Nguyễn Hữu Thu là một chủ tàu lớn. Năm 1921, ông đã có hơn một chục tàu chở khách chạy trên đường sông và ven biển Bắc Kỳ, sang tận Nam Hải, Bắc Hải, Hương Cảng. Ngoài ra, ông còn bỏ vốn đầu tư vào khai thác mỏ, có mỏ than Mùa xuân ở Quảng Yên. Bùi Huy Tín là một nhà kinh doanh, một chủ thầu có nhiều đồn điền ở Phú Thọ, Thanh Hoá, Quảng Ninh, có nhà in Thực nghiệp ở Hà Nội. Bên cạnh đó còn có sự ủng hộ của Bùi Đình Tá, giám đốc công ty Đông Ích Hội. Một điều đáng lưu ý là cả Nguyễn Hữu Thu và Bùi Huy Tín đều đã từng tham gia hoạt động chính trị, từng giữ các chức vụ trong Hội đồng thành phố Hà Nội, Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ, Viện Dân biểu Bắc Kỳ và Viện Dân biểu Trung Kỳ…[3, tr.206].
Được sự cho phép của Toàn quyền Đông Dương, Thực nghiệp dân báo
ra số đầu tiên vào ngày 12-2-1920. Báo ban đầu mỗi tuần ra hai kỳ, sau ra hàng ngày, mỗi số có 4 trang, khổ 61cm x 45,5cm, in tại nhà in riêng của Bùi Huy Tín. Toà soạn đặt ở 43 phố Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bùi Huy Tín đồng thời là chủ nhiệm kiêm quản lý, sau này là Mai Du Lân. Chủ bút là Trần Văn Quang, sau là Bùi Đình Tá. Thực nghiệp dân báo đã tồn tại trong 13 năm với trên 3000 số. Số cuối cùng ra ngày 24-9-1933 rồi đình bản.
Giống như tên gọi của mình, trên Măng-sét của tờ báo có ghi “ Cơ quan hữu ích về đường phổ thông, về việc truyền bá học thuật, tư tưởng và âm tín. về việc nghiên cứu, việc tổ chức mọi việc của vạn gia thực nghiệp”.
Tuy nội dung chính của tờ báo là hô hào thực nghiệp, chấn hưng kinh tế như trong bài Mấy lời thỏ thẻ cùng bạn tri ânđãmói đến:
“ Tâm sự của bản báo là cái gì, tức là cái chủ nghĩa, cái phương châm, cái mục đích của bản báo vậy. Chủ nghĩa của bản báo là thế nào ? Bản báo muốn đem sức mọn giúp quốc dân về đường nông thương kỹ xảo, mong sao cho cái thế giới thực nghiệp của nước nhà nhờ được có thầy hay bạn tốt là nước Đại Pháp dạy bảo giúp dựng cho mà ngày thêm rạng vẻ gấm hoa sán lạn...” [104]
Tuy vậy, nội dung của thực nghiệp cũng không chỉ bó hẹp về đường kinh tế. Trên báo có rất nhiều chuyên mục hết sức phong phú bao gồm: Phần thông tin về thị trường hàng hoá (Thương trường cận tín), tin tức từ nước Pháp (Điện tín tổng thuật), tin tức về Trung Hoa (Tin Trung Hoa), Nhật Bản (Tin Nhật Bản) và các nước khác trên thế giới (Thế giới thực nghiệp). Phần văn học nghệ thuật với các mục “Thi đàn”, “Truyền ảnh tiểu thuyết”...Một chuyên mục chuyên về phụ nữ với tiêu đề “Phụ nữ thời bàn” hay “ Lời đàn bà”. Đặc biệt những vấn đề thời sự về kinh tế, chính trị, văn hoá của Việt Nam cũng như thế giới được đăng tải trên trang nhất với những lời bình luận sâu sắc, đa chiều thể hiện quan điểm, thái độ của tờ báo.
Đội ngũ tác giả của Thực nghiệp dân báo hết sức đa dạng. Trong đó có các nhà tư sản lớn, các Nghị viên Viện dân biểu Bắc Kỳ như Hoàng Quang Hương, Đặng Đình Điền, Trần Văn Quang, Mai Du Lân...., các nhà Nho, các trí thức Tây học như Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Nhượng Tống...
1.3.3. Khai Hóa nhật báo
Sau khi Thực nghiệp dân báo ra đời được một năm, ở Hà Nội xuất hiện tờ nhật báo kinh tế thứ hai là Khai Hóa nhật báo. Khai Hóa nhật báo ra số đầu tiên vào ngày 15-7-1921. Sáng lập tờ báo là nhà tư sản nổi tiếng Bạch Thái Bưởi. Chủ bút đầu tiên của Khai hóa là Lê Văn Phúc, sau đó lần lượt là Đỗ Thận, Lê Sĩ Tố và Lê Xuân Hựu.
Toàn soạn Khai Hóa nhật báo nằm ở 82 phố Hàng Gai, Hà Nội. Báo được in tại nhà in Đông kinh ấn quán. Báo Khai Hóa tồn tồn tại trong 7 năm. Số cuối cùng 1713 ra ngày 10-9-1927.
Về nội dung, Khai Hóa nhật báo gồm 4 trang, trang đầu thường đăng các bài luận thuyết, văn vần, văn xuôi, có mục doanh hải tùng đàm, các bài dư luận; trang hai là mục thời sự, tiểu thuyết; hai trang sau dành trọn để đăng quảng cáo. Các mục trên trang quảng cáo rất đa dạng, từ hàng tiêu dùng, sách báo, vận tải, thuốc, rao hàng, đăng việc riêng…cho đến xổ số.
Sự ra đời của Khai Hóa nhật báo được đón nhật nhiệt liệt “từ nay trong báo giới lại có thêm được một bạn đồng nghiệp, những nhà thương mại lại được thêm một mối giao hàng, những nhà văn sĩ lại thêm được một trường ngôn luận, những hội lớn bé lại thêm được một cái cơ quan cho việc cổ động phổ thông, văn hóa trong xã hội nước nhà cũng vì có thêm được một tờ báo mà mau tiến bộ được ít nhiều nữa” [78]
Khai Hóa nhật báo ra đời với mục đích giúp “đồng bào tự khai hóa cho nhau, dạy bảo lẫn nhau, khuyên nhủ lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau, duy trì cái phong hóa cũ, giữ cho nó biến cải một cách điều hòa phải lẽ, dung hợp các
văn hóa cũ với văn minh mới, giúp vào sự truyền bá và sự tiến hóa của quốc văn, cùng là mở mang các con đường thực nghiệp…” [77]
1.3.4. Hữu Thanh tạp chí
Sau khi Thống sứ Bắc Kỳ Rivet ký quyết định số 1933 vào ngày 31-7- 1920 cho phép thành lập Hội Bắc Kỳ Công Thương Đồng Nghiệp thì ý tưởng thành lập một tờ báo làm cơ quan ngôn luận cho hội cũng đã được nêu ra. Ngày 5-1-1921, Hội trưởng Nguyễn Huy Hợi đã thay mặt hội nêu lên ý tưởng đó trong lá đơn gửi Thống sứ Bắc Kỳ xin phép ra một tạp chí mang tên “Doanh nghiệp tùng đàm”. Tuy nhiên, sau khi thảo luận, Hội đi đến kết luận chọn tên gọi Hữu Thanh tạp chí theo cái nghĩa “tiếng gọi bạn theo điển tích trong thơ Phạt mộc về Tiểu nhã Kinh thi – Bài thơ ca ngợi tình bằng hữu”.
Hữu Thanh tạp chí ra số đầu tiên ngày 1-8-1921. Chủ nhiệm tạp chí là Hội trưởng Nguyễn Huy Hợi, chủ bút là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu; Quản lý sự vụ: Nguyễn Mạnh Bổng; Tổng thư ký biên tập: Nguyễn Thượng Huyền. Tòa soạn báo đặt ở 18 số Mã Vỹ (nay là phố Hàng Nón) in ở nhà in Trung Bắc Tân Văn. Tạp chí ra mỗi tháng hai kỳ, mùng một và ngày Rằm. Mối số gồm 60 trang, từ ngày 1-5-1922 tăng lên 70 trang (không kể những trang giành cho quảng cáo). Tạp chí in trên khổ giấy 370 x190 mm, mỗi kỳ in 2500 bản, đặc biệt số 21 ra lên 3000 bản.
Trong suốt quá trình tồn tại của mình, Hữu Thanh tạp chí có nhiều sự thay đổi về cả nhân sự cũng như hình thức và nội dung tờ báo. Khi xuất bản đến số 43 ngày 1-5-1923, báo tự đình bản do mâu thuẩn với công ty Ích Hữu thư xã. Kể từ ngày 1-11-1923, Hữu thanh tạp chí ra bộ mới, đánh từ số 1. Sáng lập vẫn là Nguyễn Huy Hợi nhưng chủ nhiệm thay bằng Nguyễn Duy Nho, chủ bút là Tập Xuyên Ngô Đức Kế, tòa soạn chuyển về 58 Hàng Gai.
Hiện nay chúng ta vẫn chưa biết một cách chính xác thời gian ngừng xuất bản của tạp chí. Trong “Từ điển bách khoa Việt Nam” và cuốn “Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam” đều cho rằng Hữu Thanh đình bản vào năm
1927 nhưng không ghi cụ thể vào tháng nào, số nào. Trong “Từ điển thư tịch báo chí Việt Nam” cho rằng Hữu Thanh tạp chí ra số cuối cùng vào ngày 15- 9-1924. Đây cũng là số báo cuối cùng của Hữu Thanh mà hiện nay còn lưu giữ được.
Là một tờ báo nguyệt san, lại là cơ quan của hội đoàn lớn nhất trong giới công thương, Hữu Thanh tạp chí – với một số lượng trang dày dặn có điều kiện khai thác thông tin khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Trung bình một kỳ tạp chí có khoảng 15 chuyên mục bằng nhiều thể loại như luận bình, tạp trở, dịch thuật, ghi chép, kịch, thơ, tiểu thuyết…Các tin bài cổ động cho tình hữu ái, nghĩa hợp quần, có liên quan đến sự phát triển nước nhà luôn luôn được cho đăng ở vị trí đầu tiên, liền sau đó là các bài viết về kinh tế, về báo chí rồi mới đến các chuyên mục khoa học, đạo đức, văn thơ, thời đàm và cuối cùng bao giờ cũng là mục “Công việc Hội Bắc Kỳ Công thương Đồng nghiệp”.
Đóng vai trò là cơ quan ngôn luận cho Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp rồi Hội Trung Bắc Kỳ nông công thương tương tế, Hữu Thanh tạp chí đã khẳng định vai trò không thể phủ nhận trong sự mở rộng ảnh hưởng của hội từ Bắc chí Nam “Hội Bắc kỳ công thương đồng nghiệp từ khi lập ra tới bây giờ tình hình và hành động thế nào tôi tuy ở trong Nam mà xem báo cũng hiểu hết”. Mỗi kỳ xuất bản báo chỉ thừa lại vài chục cuốn, thu hút lượng độc giả ngày một đông đảo, số cộng tác viên gửi bài về cho báo ngày càng rộng rãi.
Tiểu kết
Khi thực dân Pháp quyết định chọn Hà Nội là Thủ phủ của Liên bang Đông Dương, vô hình chung chúng đã tạo điều kiện cho Hà Nội trở thành một trung tâm giao lưu, tiếp biến văn hóa Đông – Tây. Quá trình hình thành không gian đô thị mới theo kiểu phương Tây đã tạo ra môi trường xã hội mới và kéo theo nó là sự hình thành một nếp nghĩ mới, lối sống mới – lối
sống thị dân, đồng thời cũng tạo tiền đề khách quan để Hà Nội tiếp nhận những tư tưởng mới và những phương tiện văn hóa thông tin từ ngoài tràn vào, nổi bật là báo chí.
Báo chí Hà Nội từ chỗ hoàn toàn lệ thuộc vào người Pháp, là công cụ tuyên truyền trong khuôn khổ đường lối chính sách báo chí thực dân đã dần trở thành diễn đàn của các giai tầng xã hội.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam hình thành như một giai cấp có vị trí kinh tế, xã hội, lớn lên tương đối nhanh, có những yêu cầu về phát triển kinh tế, đòi hỏi về chính trị, văn hóa, ngôn luận và quan hệ quốc tế. Sự ra đời gần như đồng thời của ba tờ báo và tạp chí kinh tế đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của báo chí kinh tế ở Hà Nội, khẳng định sự tham gia tích cực của các nhà tư sản Việt Nam trên vũ đài báo chí nước nhà, hình thành một diễn đàn trao đổi rộng lớn, thể hiện quan điểm lập trường giai cấp và khuyếch trương các hoạt động kinh tế của chính giai cấp mình.
CHƢƠNG 2
DÕNG BÁO CHÍ KINH TẾ HÀ NỘI
VỚI HOẠT ĐỘNG CHẤN HƢNG THỰC NGHIỆP CỦA GIAI CẤP TƢ SẢN VIỆT NAM
2.1. Hoạt động chấn hƣng về “tƣ duy kinh tế”
2.1.1. Phê phán tư tưởng “trọng quan khinh nghệ”, kêu gọi thực học, thực nghiệp thực nghiệp
Giai cấp tư sản Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã nhận thức được rằng muốn kêu gọi thực nghiệp để phát triển kinh kế thì trước hết phải thấy được những hạn chế của tư tưởng kinh tế truyền thống và tầm quan trọng của thực nghiệp. Và vị vậy, họ coi việc thay đổi tư duy kinh tế cho các giai tầng trong xã hội như là một nhiệm vụ quan trọng của giai cấp mình. Trong đó điển hình nhất là đánh vào tư tưởng “trọng quan, khinh nghệ”
Trong bối cảnh chung của sự chuyển biến xã hội và trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế truyền thống “trọng nông” sang tư duy kinh tế hiện đại “trọng thương”, bản thân giới công thương nhận thức khá rõ về thực trạng nền kinh tế Việt Nam đương thời, về nguyên nhân bởi đâu mà “một nước lập quốc rất lâu, khai hóa rất sớm đã hơn bốn nghìn năm ở phương Đông Á, đến bây giờ còn đứng trơ trơ vào cái địa vị bán khai”. [70]
Lần giở lại những trang sử của nước nhà, trong một thời gian dài, tư tưởng trọng quan khinh thương, coi thường thực học và thực nghiệp đã ăn sâu vào trong tâm não người dân. Thời Phong kiến kéo dài nhiều trăm năm ở nước ta, các nhà Nho đều tâm niệm học và thi để làm quan; làm quan là kỳ vọng của người đi học, làm quan là nguồn gốc của sự vinh hiển, giàu sang hết thảy quốc dân cái tâm não đều thâm ấn vào hai chữ “làm quan”, người có tài trí thì không chịu để tâm đến việc khác, chỉ lao đầu vào đường khoa cử, mong dật được cái giải ông nghè, ông cống, để bước tới lên cái địa vị quyền cao
chức trọng mà nghênh ngang ngựa vàng, nhà ngọc cho được thỏa cái chí nguyện bình sinh, đến kẻ tài hèn trí kém cũng có cái mộng tưởng như thế”, mà xét đến cái mục đích cầu quan cũng chỉ vì hai chức danh và lợi “chẳng qua cái mục đích công cộng mà xô nhau đi, đẩy nhau vào đó là chỉ có một cái danh và một cái lợi…Vì cái mục đích công cộng như thế, cho nên ai cũng muốn làm quan, kẻ đã được thì cầu cho bền, kẻ chưa được thì cầu cho được, nên làm quan đã thành là một cái nghề mưu sinh rất tiện tiệp không gì bằng”.