Dòng báo chí kinh tế Hà Nội trong việc bảo vệ quyền lợi chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam đầu thế kỉ XX qua dòng báo chí kinh tế Hà Nội 002 (Trang 70 - 75)

văn hóa của giai cấp tƣ sản Việt Nam

Phương châm làm báo của các nhà tư sản Việt Nam đã được thể hiện rõ nhất trong bài Ngôn luận của nhà thực nghiệp từ nay về sau phải như thế nào [110], “Thực nghiệp phải có cái tư tưởng về chính trị, vì chính trị là cái quyền bảo hộ cho thực nghiệp; thực nghiệp phải có quan hệ về học vấn, vì học vấn là bước đường luyện tập cho thực nghiệp; thực nghiệp phải nghiên cứu về đạo đức, vì có đạo đức thì thực nghiệp mới được tín dụng; thực nhiệp

phải tưởng lệ về trí thức vì có trí thức thì thực nghiệp mới được chấn hưng. Nói tóm lại, con mắt quan sát của nhà thực nghiệp phải từ nơi thảo dã cho đến nơi miếu đường. Từ hạng thợ thuyền cho đến nơi quyền quý. Cái phạm vi rộng lớn biết chừng nào. Vì thế, báo chương thực nghiệp đã mở rộng ra hàng ngày mà ngôn luận của nhà thực nghiệp phải gồm đủ các giới. Ngoài sự nông, công, thương, cổ phải bàn đến học vấn, trí thức và cách xử thế tiếp vật của nhân quần xã hội nữa.”

Vì vậy, bên cạnh quyền lợi kinh tế thì việc bảo vệ quyền lợi chính trị và văn hóa cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển công thương nghiệp cũng như sự lớn mạnh của giới tư sản Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.

3.2.1. Bảo vệ quyền lợi chính trị

Giữa khung cảnh thương trường là chiến trường khốc liệt, vai trò bảo hộ của nhà nước đối với hoạt động công thương nghiệp là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương. Các nhà tư sản Việt Nam thông qua báo chí đã lên tiếng “Chúng tôi mong rằng nhà nước nên đặt ra một bộ thương vụ để mà chủ trương về đường thương giới và bảo trợ cho thương dân, như về hàng hóa thì những gì cần dùng mà nội hóa không có hãy để cho ngoại hóa nhập cảng, còn những gì mà nội hóa có đủ dùng thì không cho ngoại hóa nhập cảng. Thế là bảo vệ lợi quyền cho nông công thương giới mà chính là bảo vệ cho thương giới thời đó” [55]. Đúng là vấn đề bảo vệ quyền lợi cho thương giới nói riêng và cho giới tư sản Việt Nam nói chung còn nằm ở mối quan hệ giữa nhà nước và các nhà công thương lúc bấy giờ.

Trong bài viết “Nên có phòng thương mại ở Bắc Kỳ” các nhà tư sản Việt Nam nêu ra:

“Ở Bắc kỳ, nhất là Hà Nội và Hải Phòng, nghề thương mại đã phát đạt lắm, việc giao dịch với ngoài cũng đã bắt đầu mở mang, như nhà công nghệ,

nhà thầu khoán cũng khá, các cửa hàng buôn cất bán lẻ cũng ngày một nhiều, thật có cái tư cách cái yếu tố đủ làm tài liệu tổ chức riêng một phòng thương mại...Phòng thương mại Tây ở đây chỉ chuyên trông về buôn bán đại đoạn, nên nhà buôn bản xứ ít được nhờ vào đó, tuy cũng có 2 người đại biểu An nam nhưng chẳng qua chỉ để nghe đít – cua cũng ký nhận thực mà thôi” [106]

Đại diện cho một giai tầng trong xã hội, giai cấp tư sản Việt Nam nhìn chung có ý thức khá rõ rang về vị thế của mình trong nền chính trị nước nhà. Họ cảm thấy thực sự bức xúc khi không được hưởng những quyền lợi chính trị mà đáng ra họp phải có trên đất nước mình. Vì vậy mà hoạt động của báo chí kinh kế ngay từ rất sớm đã phản ánh và đáp ứng được phần nào mong mỏi của giới tư sản nước nhà

Qua báo chí, họ yêu cầu được nghỉ ngày chủ nhật và ngày lễ: “Các nhà tòng sự các sở nhà nước, ai cũng có quyền bầu cử, cũng được nghỉ ngơi ngày chủ nhật và ngày lễ mà bọn ta thì không đượng hưởng đủ quyền lợi như thế. Nào có phải tư cách bọn ta kém cỏi các nhà tòng sự ở các sở công thương, đối với quốc gia cũng là một đảng “dân” cả, mà xét ra thì chúng ta chưa có cái quyền gì gọi là quyền của người dân...Nhiều người trong anh em đồng nghiệp ta làm ăn thật là vất vả mà toàn nhiên không có” [62]

Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của hoạt động bảo vệ quyền lợi chính trị cho các hội viên hội Bắc Kỳ Công thương đồng nghiệp tiến hành chính là yêu cầu trao quyền bầu cử, đòi thi hành luật lao động cho giới công thương. Họ đã thảo đơn gửi lên chính quyền, chẳng hạn trong buổi gặp mặt với phát bộ nghị viện Pháp ngày 21-2-1923 họ đã “yêu cầu cho bạn đồng nghiệp bản xứ cũng được quyền bầu cử và xin cho luật lao động cũng thi hành trong thuộc địa này” [62].hay khi được yết kiến quan toàn quyền Merlin ngày 22-11-1923 “thỉnh cầu cho thi hành mấy khoản luật để những người tòng sự các sở tư cũng đươc rộng quyền như các quan lại và người tòng sự các sở nhà nước

Trong môi trường thuộc địa, các bạn đồng nghiệp công thương mỗi khi “có yêu cầu điều gì cũng phải đệ lên phòng thương mại”. Họ tìm cách ứng cử và cổ động hết lòng cho các nhà tư sản Việt Nam tham gia : “Nay ông hội trưởng hội ta được trúng bầu làm hội viên trong phòng thương mại há chẳng phải là một sự đại lợi ích cho bạn đồng nghiệp ta sao” và khi đã đứng chân trong tổ chức này, họ đã không ngừng nổ lực bản vệ quyền lợi cho giới mình: “chúng tôi đã hết sức cùng nhau kêu cứu và tranh luận ở chốn hội trường để bênh vưc lợi quyền cho các nhà thương mại bản xứ” [58] Điều quan trọng là những yêu sách đòi hỏi của các nhà tư sản Việt Nam gửi lên chính quyền Pháp đã không chỉ nằm trên giấy tờ mà đã được chấp nhận và thi hành trên thực tế. Trong hội đồng ngày 11-6-1923 ông Nguyễn Huy Hợi đã phải đối yêu cầu của sở hỏa xa và được cả hội đồng chuẩn y và báo chí đồng tình. Hoạt động bảo vệ quyền lợi của những hội viên người Việt trong Phòng thương mại còn được thể hiện ở những việc làm bảo vệ thị phần, nguồn nguyên liệu, nguồn lao động...những lợi thế của hoạt động kinh doanh nước nhà.

Xét riêng trong lính vực thương nghiệp, tư tưởng “trọng nông ức thương” từ lâu đã tạo ra một sự cách biệt giữa thương dân và các tầng lớp khác trong xã hội. Và vấn đề bảo vệ quyền ợi cho thương giới còn nằm ở chỗ nhà nước “muốn chấn hưng thương giới nên ưu đãi thương dân”. Chẳng hạn nhà nước có thể trao cho thương dân những huy hiệu hay danh sắc nào đó để “khi giao thiệp, thương dân với quan giới và giới khác nhất để bình quyền [53]. Những nhận định này cho thấy các nhà tư sản Việt Nam lúc này đã không dừng lại ở ý thức, tư tưởng mà đã đưa ra được những giải pháp thực tiễn để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Ở một góc độ nào đó, những hoạt động bảo vệ quyền lợi chính trị cho giải cấp tư sản Việt Nam trên báo chí giai đoạn này chưa đi sâu vạch trần chính sách cai trị của thực dân Pháp; song đây không phải là một điều khó hiểu trong bối cảnh nền chính trị - kinh tế - xã hội thuộc địa lúc bấy giờ. Trên

tất cả, đó chính là những biện hiện rất tích cực, từng bước khẳng định địa vị của giới tư sản Việt Nam trên chính trường đất nước.

3.2.2. Bảo vệ quyền lợi văn hóa

Vấn đề bảo vệ quyền lợi văn hóa của giới tư sản Việt Nam nằm trong những hoạt động nhằm xây dựng, giữ gìn và truyền bá những nét văn hóa trong kinh doanh, mà phải kể đến đầu tiên là đạo đức nghề nghiệp. Các nhà tư sản Việt Nam rất coi trọng vấn đề này bởi tầm quan trọng của nó đối với sự tồn tại và phát triển của mình “không gì được lòng khách bằng cách tiếp đãi hẳn hoi, ngọt ngào, tử tế”, “hội là hội buôn, chữ tín phải là hàng đầu” [52]. Trên các trang báo kinh tế, những bài viết giảng dạy về luân lý, kêu gọi chấn hưng phong hóa, giáo dục lối sống, đặc biệt là những bài viết liên quan đến văn hóa, đạo đức kinh doanh vẫn thường xuyên chiếm một dung lượng không nhỏ, chứng tỏ đối tượng chủ yếu của các nhà tư sản Việt Nam cũng quan tâm đến vấn đề này. Vấn đề còn ẩn sâu trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, việc tài trợ cho các chương trình xã hội như của Hội Bắc Kỳ Công thương đồng nghiệp chẳng hạn như diễn kịch, bán sách quyên tiền ủng hộ nhân dân bị lụt lội, săn sóc đỡ đần cho các trẻ mồ côi, bán vé xem cải lương làm phúc tại các nhà hát Tây...Từ đây hội vừa có kinh phí cho các hoạt động phúc lợi từ thiện, vừa thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của chính giới và nâng cao vị thế xã hội của mình.

Kinh doanh trên địa hạt văn hóa cũng là một hoạt động văn hóa nổi bật của giai cấp tư sản Việt Nam, đặc biệt là khi Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp ra đời. Một trong những hoạt động tiêu biểu nhất là sự xuất hiện của

Ích hữu thư xã, được thành lập ngày 14/8/1921, hơn nửa năm sau thì khai trương ấn quán. Việc biên tập, xuất bản sách báo giúp ích cho văn đàn nước nhà là mục đích hàng đầu của Ích Hữu Thư xã : “Bản xã lập ra cốt để chấn hưng văn học mong giúp các nhà trước thuật trong sự in sách và tiêu thụ

sách” [59]. Đặc biệt là sự hiện diện của thư xã cũng là một yếu tố góp phần chấn hưng nền văn hóa nói riêng và phát triển cả đất nước nói chung như Vũ Đình Long, tác giả khai sáng của nền kịch nói Việt Nam với vở “Chén thuốc độc” đã từng nhập xét: “lập thư xã là một việc cần thiết cho xã hội ta ngày nay: thư xã là một nhà buôn chủ ở sự xuất bản sách vở báo chí, hoặc tự tòa tu thư trong thư xã soạn ra, hoặc của các nhà trước thuật đưa lại cho in, cùng chia lãi, sách vở báo chí là lợi khí truyền bá văn minh, giải cứu đạo đức, khai hóa quốc dân, không gì mạnh bằng, bởi vậy thư xã rất cần cho sự tiến hóa của dân một nước” [51]

Là một hội hoạt động trên cơ sở đóng góp cổ phần của các nhà tư sản trong Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp nhưng không giống như các hội kinh tế khác lấy lợi nhận làm mục tiêu chủ yếu, Ích Hữu thư xã coi việc bồi đắp, phát triển văn học, phong hóa nước nhà mới là quan trọng: “Lập nên hội buôn là việc cầu lợi, song cái hội buôn của chúng tôi đây là một cái hội nhà in, xuất bản tạp chí và kiêm việc tu thư, giúp vào việc văn chương, học thuật, luân lý, cương thường” [61]. Với một quan niệm như thế, các nhà trị sự trong hội Ích Hữu thư xã đã khơi dậy được tinh thần vì việc nghĩa, hướng tới những giá trị cao cả của cuộc sống, đồng thời vẫn đáp ứng được những nhu cầu về lợi ích vật chất mà những hội viên phải gánh trên vai về nỗi lo cơm áo hằng ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam đầu thế kỉ XX qua dòng báo chí kinh tế Hà Nội 002 (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)