Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 27 - 40)

1.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo giáo dục phổ thơng

1.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình

Phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp

Thực hiện chủ trương phát triển giáo dục của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, ngành \GD-ĐT của tỉnh đã phối kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành đoàn thể liên quan tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp ở các bậc Tiểu học, THCS và THPT. Do đó, từ năm 2001 đến năm 2005, mạng lưới trường, lớp được quy hoạch đồng bộ, phân bố khá đồng đều trên địa bàn các khu dân cư. Các xã, phường, thị trấn đã có hệ thống trường Tiểu học và THCS, 100% các huyện đều có trường THPT. Ngành GD đã thực hiện sắp xếp lại mạng lưới trường lớp hợp lý hơn.

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh, Tỉnh ủy đã chỉ đạo ngành GD thực hiện tốt chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Do đó, bên cạnh phương thức giáo dục chính quy thì phương thức giáo dục thường xuyên cũng đã được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng cho mở thêm nhiều trường bán công, dân lập, tư thục. Sự xuất hiện và phát triển của hệ thống các trường ngồi cơng lập đã góp phần ổn định xã hội trong điều kiện ngân sách Nhà nước chi cho GD-ĐT còn hạn hẹp

Năm học 2001-2002, tồn tỉnh có 433 trường phổ thông (tăng 33 trường so với năm học 1999-2000), trong đó có: 247 trường tiểu học,11 trường PTCS, 140 trường THCS, 6 trường cấp 2-3 và 21 trường THPT.

Năm học 2004-2005, tồn tỉnh có 437 trường phổ thơng (tăng 5 trường so với năm học 2001-2002), trong đó:

- Giáo dục tiểu học: Tồn tỉnh có 240 trường, 3211 lớp, 92503 học sinh, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98,8%. Các loại hình lớp hịa nhập, lớp ghép, lớp bán trú, lớp học 2 buổi/ngày được tiếp tục quan tâm chỉ đạo và phát triển. Năm học 2004-2005, tồn tỉnh có 65,25% số học sinh được học 2 buổi/ngày; chất lượng học 2 buổi/ngày được nâng lên [58, tr. 3-4].

- Giáo dục Trung học: Tồn tỉnh có 156 trường THCS và PTCS (144 trường THCS và 12 trường PTCS) với 2216 lớp, 88.964 học sinh (trong đó số tuyển mới vào lớp 6 là 23.597 học sinh, đạt 98,8% số học sinh tốt nghiệp tiểu học); có 33 trường THPT và phổ thơng cấp 2 - 3 ( trong đó có 27 trường THPT, 6 trường phổ thông cấp 2 - 3) với 801 lớp, 37.652 học sinh, học sinh tuyển mới vào lớp 10 là 14.266, đạt 78% so với tổng số học sinh đỗ tốt nghiệp năm trước [58, tr. 2].

Thực hiện công bằng xã hội trong đào tạo, quan tâm phát triển cho đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Tỉnh ủy Quảng Bình đã đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng mạng lưới các trường PTDTNT ở cả hai cấp học THCS và THPT. Tính đến năm học 2004- 2005, tồn tỉnh có 3 trường PTDTNT (trong đó THCS có 2 trường PTDTNT và 1 trường DTNT tỉnh).

Mơ hình trường chuẩn quốc gia được ra đời theo Quyết định 1336/QĐ- BGD&ĐT của Bộ GD-ĐT ngày 26/4/1997. Đây là một biện pháp nhằm thúc đẩy công tác XHHGD, thu hút nguồn lực trong xã hội để nâng cao chất lượng toàn diện. Đảng bộ và ngành GD Quảng Bình rất quan tâm tới việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Sở GD-ĐT đã tập trung xây dựng các đề án: Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học giai đoạn (2002-2010) và những năm tiếp theo; Đề án phổ cập THCS

giai đoạn 2001-2005 và đến năm 2010. Theo đó, hệ thống các trường trọng điểm quốc gia được hình thành và q trình thực hiện cơng tác phổ cập GDTH, phổ cập THCS cũng được phát triển. Tính đến hết năm học 2004- 2005, tồn tỉnh có 146/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; 144/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS. Đến tháng 6-2005, Quảng Bình được Bộ GD-ĐT cơng nhận đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi. Tháng 12-2005, tiếp tục được Bộ GD-ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS [58, tr. 3]. Năm học 2004-2005, tồn tỉnh có 126 trường tiểu học, 7 trường THCS và 1 trường THPT được công nhận đạt chuẩn quốc gia [58, tr. 9].

Nhìn chung, trong những năm 2001-2005, quy mơ trường lớp GDPT ở tỉnh Quảng Bình được mở rộng, ổn định. Tỉnh Quảng Bình ưu tiên mở rộng mạng lưới trường lớp công lập ở các xã vùng núi, khu vực đặc biệt khó khăn; khuyến khích phát triển loại hình trường lớp ngồi cơng lập ở thành phố, thị xã và đồng bằng. Tỉ lệ học sinh ngồi cơng lập tăng, giảm tải cho các trường công lập.

Nâng cao chất lượng giáo dục

Cùng với việc mở rộng quy mơ giáo dục, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình cũng đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tỉnh chỉ đạo ngành GD thực hiện tốt nề nếp GDPT, đẩy mạnh đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục trong nhà trường; tăng cường sử dụng thiết bị dạy học gắn với việc đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy.

Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Sở GD-ĐT đã tổ chức thành công nhiều hội thi, thao giảng giáo viên dạy giỏi. Nhờ đó, chất lượng giáo viên tồn diện ở các cấp học, ngành học ngày càng được nâng cao. Ngành GD cũng tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về phương pháp dạy học bộ môn, phát huy sáng kiến kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học, xúc tiến nhanh đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học các môn ở bậc phổ thông. Các nhà trường tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp trong hoạt động thăm lớp, dự giờ, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi.

Thực hiện theo sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, ngành GD đã đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng chun mơn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội

ngũ giáo viên; phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh, Ban tuyên giáo các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức bồi dưỡng tư tưởng chính trị và đạo đức nhà giáo. Để nâng cao chất lượng GDPT trong việc đánh giá chất lượng dạy và học, công tác thanh tra thường xuyên diễn ra, bảo đảm kết quả giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh được đánh giá một cách khách quan, công tâm. Công tác tuyển sinh và thi tốt nghiệp được thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Với việc triển khai và thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, các nhiệm vụ ngành GD đề ra, chất lượng GDPT trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan.

Giáo dục Tiểu học ngày càng phát triển vững mạnh làm nền móng cho GDPT. Năm học 2004-2005, tỉ lệ lưu ban ở tiểu học là 0,55% (năm học 2001- 2002 là 0,8%), tỷ lệ học sinh bỏ học là 1% (năm học 2001-2002 là 1,17%). Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được đẩy mạnh. Năm học 2001-2002, cả tỉnh có 93 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi [55, tr. 3], đến năm học 2004-2005, tổng số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi là 146/159 xã, phường, thị trấn, đạt 91,8% [58, tr. 3]. Chất lượng giáo dục tiểu học từng bước ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực.

Cơng tác giáo dục THCS cũng được đẩy mạnh. Theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, ngành GD đã thành lập Ban chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục THCS. Ban chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục THCS đã được tập huấn, hướng dẫn và tạo điều kiện để cụ thể hóa phổ cập giáo dục THCS ở từng địa phương, trong từng năm học. Các biện pháp để thực hiện các tiêu chuẩn phổ cập được thực hiện đồng bộ. Nhiều xã, phường, thị trấn đã khắc phục khó khăn để xây dựng cơ sở vật chất trường học, chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn duy trì số học sinh ở các lớp, mở các lớp bổ túc THCS để thu hút hết các học sinh trong độ tuổi đi học. Trong năm học 2001-2002, tỉ lệ học sinh THCS bỏ học là 6,4% [55, tr. 2], đến năm học 2004-2005, tỉ lệ này giảm xuống chỉ cịn 2,25% [58, tr. 2]. Cơng tác kiểm tra để công nhận phổ cập giáo dục THCS ở các đơn vị được tiến hành kịp thời. Năm học 2001-2002 có 39 xã, phường đạt chuẩn phổ cập THCS (đạt

25,2%), đến năm học 2004-2005, tỷ lệ này đã tăng lên là 90,6%, với 144/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn giáo dục THCS [58, tr. 3]. Những kết quả mà Đảng bộ và ngành GD đã đạt được trong công tác phổ cập giáo dục THCS trong giai đoạn 2001-2005, sẽ là điều kiện, là động lực để tỉnh Quảng Bình có thể hồn thành phổ cập THCS vào năm 2007.

Từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục tồn diện có sự tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp của toàn tỉnh ổn định:

- Năm học 2001-2002, tỷ lệ tốt nghiệp ở tiểu học là 99,1%, THCS là 93,17%; THPT là 89,05% và BTTH là 98,5% [55, tr. 4].

- Năm học 2002-2003, tỷ lệ tốt nghiệp ở tiểu học là 99,4%, THCS là 94,3%, THPT là 94,3% [56, tr. 7].

- Năm học 2004-2005, tỷ lệ tốt nghiệp THCS là 98%, THPT là 97,19%, BTTHPT 91,2% [58, tr. 5-6].

Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày một tăng, nhiều trường có tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng cao như trường THPT chuyên Quảng Bình, trường THPT số 1 Quảng Trạch, trường THPT số 2 Quảng Trạch, trường THPT Đào Duy Từ, THPT Quảng Ninh, THPT Hoàng Hoa Thám…

Chất lượng giáo dục mũi nhọn được chú trọng nhằm phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương và đất nước. Hàng năm, tỉnh tổ chức nhiều kỳ thi học sinh giỏi ở các cấp trên địa bàn tỉnh. Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2002 - 2003 đã có 1334 học sinh khối lớp 5 đạt giải (trong đó có 9 giải nhất, 300 giải nhì, 430 giải 3 và 595 giải khuyến khích) [56, tr. 6]; khối lớp 9 có 833 học sinh tham gia dự thi, 371 học sinh đạt giải (đạt 44,54%); khối lớp 10 có 924 học sinh tham gia thi, 464 học sinh đạt giải (chiếm 50,22%); khối lớp 11 có 827 học sinh tham gia thi, 387 học sinh đạt giải (chiếm 46,8%)… [56, tr. 7]. Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2004-2005, khối lớp 9 có 320/775 học sinh dự thi đạt giải; khối lớp 11 có 370/910 học sinh dự thi đạt giải; khối lớp 12 có 343/783 học sinh dư thi đạt giải… [58, tr. 5].

Trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, học sinh Quảng Bình đạt nhiều giải quan trọng. Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2003, tỉnh Quảng Bình đạt 34 giải cá nhân (1 giải nhất, 4 giải nhì, 17 giải 3 và 12 giải khuyến khích), đặc biệt có 2 học sinh môn Vật Lý và 1 học sinh môn Sinh học được Bộ GD-ĐT chọn tham gia đội dự tuyển Olimpic Quốc tế [56, tr. 7]. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các bộ mơn văn hóa lớp 12 năm học 2004 - 2005, Quảng Bình có 72 học sinh tham gia, đạt 33 giải cá nhân (2 giải nhì, 19 giải 3 và 12 giải khuyến khích), đặc biệt cũng có 2 học sinh được Bộ GD-ĐT chọn tham gia đội dự tuyển Olimpic Quốc tế môn Sinh học [58, tr. 5]. Trong các cuộc thi khác, học sinh của tỉnh cũng tham gia và đạt những kết quả tốt như: thi giải tốn trên máy tính Casio bỏ túi, thi Đường lên đỉnh Olympia, văn nghệ, thể thao…

Thực hiện mục tiêu đào tạo ra những cơng dân vừa có đức vừa có tài, có nhân cách, tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi,… đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Tỉnh ủy đã chỉ đạo ngành GD thực hiện tốt chủ trương giáo dục tồn diện: đức, trí, thể, mỹ ở tất cả các cấp học. Thực hiện chủ trương của tỉnh, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các trường bên cạnh việc dạy tốt các mơn văn hóa, cần tăng cường các hoạt động đồn, đội, hoạt động ngoại khóa; tăng cường giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh. Theo đó, trên tồn tỉnh, các trường phổ thông đã tổ chức cho học sinh học thêm mơn nghề. Để khuyến khích học sinh có tinh thần học nghề, Sở GD-ĐT ban hành quy chế cộng điểm thi tốt nghiệp cuối cấp cho học sinh có chứng chỉ môn học này. Công tác hướng nghiệp được các nhà trường chú trọng nhằm tạo nền tảng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp và bước vào đời. Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh tham gia học nghề ngày càng tăng.

Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh cũng đã được quan tâm đúng mức. Học sinh tiểu học hàng năm đều được tham gia khám sức khỏe định kỳ. Các trường THCS, THPT hàng năm đều tổ chức các lớp học ngoại khóa về: giáo dục sức khỏe giới tính, các kiến thức về ma túy và các tệ nạn xã hội,… Đặc biệt, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các nhà trường tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thơng qua các hình thức như: tổ chức

cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các hội thi văn hóa, văn nghệ vào các ngày lễ lớn như: Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam 26/3, ngày sinh nhật Hồ Chí Minh 19/5, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11… các trường học tổ chức lễ kỷ niệm, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc; qua đó, giúp học sinh hiểu biết thêm về quê hương đất nước, về truyền thống dân tộc và về vai trò của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Có thể nói, chất lượng giáo dục tồn diện của Quảng Bình giai đoạn 2001 - 2005 đã có những bước tiến đáng kể so với những năm trước đó, về cơ bản đã đáp ứng được những mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh đề ra. Các trường học đã cố gắng dạy đầy đủ các môn học theo đúng quy định của chương trình. Cùng với giáo dục các mơn văn hóa, các mặt giáo dục dân số, vệ sinh mơi trường, giáo dục thể chất, hoạt động đồn, đội đều được duy trì và ngày càng phát triển. Các Phịng GD và các trường đã chỉ đạo và tổ chức triển khai đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu về giáo dục phòng chống AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Trên nền tảng của giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn được chú ý đúng mức. Chất lượng học sinh giỏi các cấp đã có sự tiến bộ rõ rệt.

Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục

Trên cơ sở đường lối, chủ trương phát triển GD-ĐT của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy Quảng Bình đã chỉ đạo ngành GD từ năm 2001 đến năm 2005, tiếp tục thực hiện “chuẩn hóa” đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cho các bậc học, ngành học; quán triệt trong toàn ngành về yêu cầu Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương về Xây dựng, nâng cao chất lượng

đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường công tác thanh tra chuyên môn trong các nhà trường; xây dựng nhà trường nề nếp, trật tự, kỷ cương; kiên quyết đẩy lùi các tiêu cực, không để các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường; khắc phục triệt để tình trạng “dạy chay” và những sai lầm trong tuyển sinh, thi cử, đánh giá xếp loại học sinh theo khuynh hướng “thương mại hóa” trong giáo dục và đào tạo; chỉ đạo và tổ chức nghiêm túc các kỳ thi, đảm bảo an toàn tuyệt đối và theo đúng quy chế của Bộ GD-ĐT.

Thực hiện chủ trương về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông giai đoạn 2001- 2005, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)