Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.2.3. Hoạch định và nhất quán với chủ trương coi trọng yếu tố con ngườ
người trong nâng cao chất lượng giáo dục
Một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục là đội ngũ giáo viên. Trong nền giáo dục hiện đại, giáo viên không phải là người cung cấp kiến thức cho học sinh mà là người hướng dẫn học sinh cách học, cách truy
cập thơng tin, tích lũy kiến thức, tạo cho học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Cùng với giáo viên thì đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cũng có vai trị to lớn trong cơng tác giáo dục. Nhận thức được điều đó, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo ngành GD cần quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục vừa có phẩm chất chính trị, vừa có trình độ chun mơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Về trình độ chun mơn, trong suốt thời gian qua, tỉnh đã tập trung đầu tư cho trường CĐSP vì đây là máy cái đào tạo giáo viên từ mầm non đến THCS. Khuyến khích cán bộ giáo viên đi học nâng cao trình độ với chế độ đãi ngộ hợp lý. Cho phép mở rộng liên kết đào tạo với các trường đại học trong và ngoài nước; thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, khoa học kỹ thuật để từng bước chuyển hóa đội ngũ giáo viên. Đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại để phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy - học của trường. Ngành GD tỉnh Quảng Bình đã tổ chức quán triệt và triển khai tốt việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Đế án của Chính phủ về xây dựng, nâng cao năng lực phẩm chất nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Để trau dồi, đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên, ngồi cơng tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng hè đã được ngành GD tỉnh thực hiện theo đúng kế hoạch và chương trình của Bộ. Sở GD-ĐT Quảng Bình đã mở các lớp chuyên đề “Về cải tiến phương pháp giảng dạy” cho giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý giáo dục ở cả ba cấp học. Bên cạnh đó Sở cũng đã chỉ đạo các phịng GD-ĐT, các nhà trường tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn theo kế hoạch đã được đề ra.
Để thúc đẩy việc nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ giáo viên có hiệu quả, toàn ngành đã tổ chức phong trào thi đua giáo viên dạy giỏi từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Tổ chức hội thi giảng ở tất cả các ngành học, cấp học thu hút đông đảo giáo viên tham gia. Phong trào thi đua sơi nổi này chính là mơi trường
tốt để các thầy cơ giáo có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cho nhau.
Cùng với việc nâng cao trình độ chun mơn, giáo viên phải khơng ngừng trau dồi, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Phẩm chất đó khơng chỉ thể hiện ở sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện, sự tu dưỡng đạo đức trong đời sống hàng ngày mà còn ở ý thức trách nhiệm với nghề, yêu nghề, gắn bó với nghề của mỗi người thầy giáo.
Có thể nói, q trình đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu ngày càng cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi trình độ chun mơn nghiệp vụ, phương pháp của họ chính là một phần của đoạn đường đào tạo ra những công dân, những lao động đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Thực tế đã chứng minh việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên đã thật sự mang lại hiệu quả cho GDPT của Quảng Bình trong những năm 2001 - 2010.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng GD-ĐT nói chung, GDPT nói riêng, địi hỏi Đảng bộ và ngành GD cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; cần có cơ chế, chính sách phù hợp hơn nữa để cho đội ngũ giáo viên có thể yên tâm với nghề, tập trung trí tuệ, tâm huyết cho sự nghiệp “trồng người”. Chính thực tế cũng đặt ra cho ngành GD Quảng Bình yêu cầu khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, phẩm chất chính trị và đạo đức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên đồng thời phải tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các trường học. Song song với việc cử giáo viên đi học nâng cao trình độ chun mơn, tuyển thẳng những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, tốt nghiệp thạc sỹ ở các trường sư phạm vào biên chế theo nhu cầu của ngành GD, tổ chức bồi dưỡng tập trung theo định kỳ hàng năm, các nhà trường cần có chế độ sinh hoạt tự phê bình và phê bình thường kỳ trong hội đồng sư phạm. Kiên quyết không để giáo viên yếu kém chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm đứng lớp. Nếu làm được điều đó thì ngành GD Quảng Bình sẽ có được một đội ngũ nhà giáo trong sạch, vững mạnh, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp GD-ĐT của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn tới.